Thủ đoạn tinh xảo, ác độc của “diễn biến hòa bình”

“Chiến lược “diễn biến hòa bình” là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, đế quốc - một hình thức chiến tranh mới nhằm ngăn chặn tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, bằng các hình thức chiến tranh cổ truyền trước đây không thực hiện được. Nay bản chất, mục tiêu và ý đồ chiến lược của nó không hề thay đổi, song hình thức, biện pháp và phương tiện thì có sự đổi thay. Với bản chất đó, từ thực tiễn hàng thập niên qua, cho thấy “diễn biến hòa bình” đã quy định một số hình thức, biện pháp và phương tiện để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta. Read more

Vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của cán bộ, đảng viên là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, liên quan đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Đây là cuộc đấu tranh vô cùng, khó khăn phức tạp, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, góp phần xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân, của dân tộc. Read more

Điều kiện tốt để đẩy mạnh đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hiện nay

Để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay, chúng ta đang có những thuận lợi cơ bản, là điều kiện tốt để chấm dứt hiện tượng này, đó là sự kiên cường, dũng cảm của Đảng, sự sát cánh của quần chúng cách mạng đông đảo, và sự duy trì có nền nếp công tác tự phê bình và phê bình Read more

Xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam theo quan điểm Đại hội XII của Đảng

9 nội dung mà Đại hội XII nêu lên về chuẩn mực con người Việt Nam vừa phản ánh sự kế thừa cốt cách con người Việt Nam truyền thống, bước đầu bổ sung, định hình, phát triển một số giá trị theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, và vừa là mục tiêu vươn tới, phải không ngừng hoàn thiện, khẳng định sự phát triển bền vững của văn hoá, con người Việt Nam. Chỉ có như thế thì văn hoá, con người Việt Nam mới thực sự trở thành động lực nội sinh quan trọng, mới thực sự trở thành “nền tảng tinh thần” để phát triển toàn diện đất nước, sớm hiện thực hoá mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Read more

Quan điểm Đại hội XII của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta

Đại hội XII của Đảng xác định tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Trong đó, mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật, doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Read more

Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tại Đại hội XII lần này, Đảng ta đã có sự bổ sung về việc phân chia các bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tiến hành qua ba bước: tạo tiền đề, điều kiện để công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; và nâng cao chất lượng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong 5 năm tới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,... Đây là sự bổ sung rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Read more

Vấn đề đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Tại Đại hội XII, quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại tiếp tục có sự bổ sung, phát triển mới cho phù hợp với tình hình của đất nước và xu thế phát triển chung của thế giới, trong đó điều chỉnh về mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho sát với tình hình thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Read more

Vấn đề quản lý phát triển xã hội và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

Tại Đại hội XII, Đảng yêu cầu phải nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát triển xã hội bền vững, của quản lý phát xã hội đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nội dung của quản lý phát triển xã hội được xác định toàn diện, phong phú, vừa khái quát, vừa cụ thể. Nó thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn tư duy lý luận và tư duy thực tế của Đảng trong lãnh đạo đất nước. Read more