Phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu

Suy ngẫm về các đợt xét xử mấy đại án lớn cho thấy, phần lớn các vụ tham nhũng đều gắn liền với những người có chức, có quyền, có vị thế trong bộ máy công quyền. Ở nước ta hiện nay, những người đó đa số là cán bộ, đảng viên. Vì vậy, để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả phải bắt đầu từ công tác cán bộ. Để làm được điều đó, các cấp uỷ cần quán triệt sâu sắc các nhóm giải pháp mà Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII đã xác định, trong đó cần tập trung vào nhóm giải pháp tổ chức, cán bộ. Bởi lẽ, trong đó bao hàm nhiều nội dung rất thiết thực gắn với công tác phòng, chống tham nhũng. Công tác cán bộ, từ quy hoạch, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ phải đúng nguyên tắc, quy trình, bảo đảm dân chủ, khách quan; việc bố trí người đứng đầu phải thật công tâm, theo yêu cầu công việc, đúng sở trường, năng lực chuyên môn.

Read more

Chống tham nhũng bằng cách nào

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Có cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đạo đức tốt thì “việc gì cũng xong”. Người cán bộ tốt phải hội tụ đủ cả hai yếu tố đức và tài, trong đó đạo đức là cái gốc của người cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” . Do vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng cần thường xuyên quan tâm giáo dục, rèn luyện toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Phải làm sao để đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn nhận thức sâu sắc và tự hào rằng: họ được nhân dân tín nhiệm trao cho nắm giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý trong bộ máy chính quyền nhà nước là để phục vụ nhân dân, là công bộc của dân; tuyệt đối không được biến mình thành kẻ say mê quyền lực, giàu sang phú quý một cách bất chính./.

Read more

Phải dựa vào dân mới chống được tham nhũng

Khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong đấu tranh chống tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng”. Người cũng chỉ ra những giải pháp để chống tham ô, lãng phí, quan liêu: muốn đánh thắng nó, phải có chuẩn bị thật chu đáo, có kế hoạch, có tổ chức, có lãnh đạo và điều quan trọng là phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ trung kiên làm nòng cốt để chống. Người cực lực phản đối việc bố trí những người đã “nhúng chàm” làm nhiệm vụ chống tham ô, lãng phí, quan liêu, vì làm như vậy, thực chất là “nối giáo cho giặc”.

Read more

Tại sao tham nhũng là “giặc nội xâm”

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là những tội lỗi đối với Tổ quốc, đối với nhân dân. Theo Người, bản chất của tham ô là lấy của công làm của tư, là gian lận, tham lam; tham ô là trộm cướp. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình, cũng là tham ô. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Người chỉ rõ chủ thể của hành vi tham ô không chỉ là cán bộ, công chức - những người nắm chức vụ, quyền hạn nhất định trong bộ máy nhà nước, mà cả người dân bình thường, nếu “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế” cũng là chủ thể của hành vi tham ô.

Read more

Dân Đồng Tâm, Mỹ Đức không nên cản trở, giữ người trái pháp luật

Mong bà con hãy bình tĩnh hơn để nhìn nhận và xem xét thấu đáo mọi điều, không nên theo đuôi, sự xúi giục của kẻ xấu để gây hại cho quê hương, đất nước mình. Điều đó chỉ có lợi cho cuộc sống mưu sinh, bà con có điều kiện, thời gian để lo miếng cơm, manh áo, sự đầm ấm của mỗi gia đình, sự học hành tiến bộ của con cháu chúng ta. Read more

Ai cố tình xuyên tạc lịch sử, kẻ đó không phải người có lương tâm

Vì có quan điểm đối lập, thù địch với Đảng, Nhà nước và chế độ ta, một số người đã và đang cố tình lừa dôi lương tâm, “đội mũ ni che tai”, có mắt nhìn nhưng đã bị “mù lòa” vì không nhìn thấy sự thật đã và đang diễn ra trên đất nước ta hơn 87 năm qua. Họ cho rằng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội là không tưởng, là đi theo vết xe đổ của Liên Xô và Đông Âu. Read more

Không thể phủ nhận quy luật khách quan

Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, phức tạp, nhưng sự phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã chứng minh một cách rõ ràng: chủ nghĩa xã hội là hiện thực, là thực tế, đã và đang đổi mới, được xây dựng, phát triển trên cơ sở những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá khứ; từ sự nhận thức lại và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện mới, dựa trên cơ sở "hiện thực khách quan" mới, dựa chắc vào đặc điểm, đặc thù của từng quốc gia - dân tộc. Read more

Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được khẳng định

Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và địa vị làm chủ chân chính cho nhân dân, nâng tầm cao uy tín, vị thế của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. Dù khó khăn đến mấy, nhân dân ta vẫn kiên định vững bước đi trên con đường ấy, ra sức đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với một vị thế và tư thế mới - vị thế và tư thế của những người làm chủ và biết làm chủ vận mệnh của mình, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Read more

Thực chất của những luận điệu phi lịch sử, phản động, phản khoa học

Cho đến nay vẫn còn những người cứ khư khư bám lấy những luận điệu phản động, phản khoa học, chống lại sự thật lịch sử. Mục đích của những kẻ tung ra luận điệu trên là rất rõ ràng, nếu chưa thể xóa bỏ được chủ nghĩa xã hội, lái nước ta đi theo con đường khác - con đường tư bản chủ nghĩa thì cũng làm cho quần chúng nhân dân hoài nghi, bi quan, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Những luận điệu chống phá đó được lặp đi lặp lại nhiều lần với cách thức biểu hiện khác nhau, khi trắng trợn, lúc tinh vi, khi rầm rộ, lúc "lặng lẽ, âm thầm", với các giọng điệu, cung bậc khác nhau, song chung một kiểu "mưa dầm thấm dâu", được tung lên không gian mạng, trên Internet nên rất nguy hiểm. Read more

Thái độ của chúng ta về đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Quan điểm, thái độ nhất quán, trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta tại Đại hội XII và nhất là tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XII là đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở nước ta. Đó là thái độ rất kiên quyết, kiên trì, không nhân nhượng; không để cho chúng hoàn hoành, gây tội ác. Read more