Bầu cử ở Việt Nam là dân chủ thực chất
Ngày 31/3/2019, trên không gian mạng xuất hiện bài viết của Dương Quốc Chính với tựa đề “Trả lời một bạn gái thiện lành”. Dương Quốc Chính đã giả danh một kẻ thân thiện để nói lên những điều mang tính chất tưởng chừng như rất chia sẻ, nhẹ nhàng và có lý lẽ. Song, ẩn chứa trong đó là những luận điệu hết sức phản động. Bằng cách lập luận vòng vo, giả nhân, giả nghĩa, Dương Quốc Chính đã đưa ra một số dẫn chứng về dân chủ hết sức xằng bậy, lố bịch, thiếu căn cứ rằng: “Tất cả các cuộc bầu cử từ TƯ đến địa phương chỉ là chèo tuồng… Sự tự do của người dân so với các nước trong khu vực thì còn thua thời thuộc địa”.
Có thể thấy, một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Để thực hiện mục tiêu đó, vấn đề cơ bản và quan trọng hàng đầu là thực hiện bầu cử dân chủ. Có như vậy, nhân dân mới có điều kiện để lựa chọn được những đại biểu xứng đáng, thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Điều này có nghĩa là, bầu cử dân chủ trở thành tiền đề để nhân dân thực hiện ý chí của mình – điều cốt lõi trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn đã chứng minh, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam mới vào tháng 1-1946. Tại phiên họp của Chính phủ lâm thời (ngày 3-9-1945), Người đã đề nghị: “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội – cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân, để cử ra một Chính phủ thật sự của toàn dân và xây dựng Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới. Mặt khác, Người kêu gọi nhân dân hãy phát huy tinh thần tự chủ, giới thiệu những người có đức, có tài, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, có tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, hoặc tự ứng cử để gánh vác công việc của quốc dân giao phó.
Đến nay, việc bầu cử của nước ta ngày càng đổi mới, bảo đảm dân chủ, quyền ứng cử, bầu cử, tham gia quản lý xã hội của người dân ngày một tốt hơn. Tại nơi bỏ phiếu, bằng lá phiếu của mình, cử tri sẽ quyết định ai là người xứng đáng để bầu vào Quốc hội. Điều này được phản ánh rõ trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã xác định nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân được quy định: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. Đồng thời, trong tiến trình bầu cử ở nước ta luôn tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ, dân chủ, bình đẳng, khách quan, với tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Người dân được trực tiếp giám sát chặt chẽ mọi quy trình bầu cử.
Thực tế đã khẳng định, kết quả bầu cử Quốc hội Khóa 14 ở nước ta vừa qua cho thấy, cả nước có 67.049.091/67.485.482 cử tri trên cả nước tham gia bỏ phiếu, đạt 99,35%. Trong số các Đại biểu Quốc hội trúng cử có 86 người là dân tộc thiểu số (chiếm 17.30%), phụ nữ là 133 người (chiếm 26,80%), ngoài Đảng có 21 người trúng cử, (chiếm 4,20%). Về trình độ có 310 người (chiếm 62,50%) có trình độ trên đại học, 180 người (chiếm 36,30%) có trình độ đại học và 6 người có trình độ dưới đại học. Kết quả này đã minh chứng các cuộc bầu cử ở nước ta ngày càng dân chủ, công khai minh bạch. Tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử ngày càng cao, dân chủ lựa chọn bầu những người thực sự tiêu biểu cả đức và tài vào các cơ quan nhà nước.
Như vậy, có thể khẳng định, luận điệu của Dương Quốc Chính cho rằng: “Các cuộc bầu cử từ TƯ đến địa phương chỉ là chèo tuồng… Sự tự do của người dân so với các nước trong khu vực thì còn thua thời thuộc địa” là xuyên tạc, bịa đặt, vô căn cứ hòng thực hiện ý đồ đen tối là phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bằng tinh thần cảnh giác và kiên quyết, chúng ta cần đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Dương Quốc Chính và của các thế lực thù địch.
Dương Quốc Chính đã đưa ra một số dẫn chứng về dân chủ hết sức xằng bậy, lố bịch
Bằng tinh thần cảnh giác và kiên quyết, chúng ta cần đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Dương Quốc Chính và của các thế lực thù địch
Những luận điệu xuyên tạc Bầu cử của Dương Quốc Chính là rất phản động!. Chúng ta hãy cảnh giác và tích cực đấu tranh bác bỏ luận điệu của Y!.
Tiến trình bầu cử ở nước ta luôn tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ, dân chủ, bình đẳng, khách quan, với tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Người dân được trực tiếp giám sát chặt chẽ mọi quy trình bầu cử. Dương Quốc Chính đừng có xuyên tạc.
Vấn đề cơ bản và quan trọng hàng đầu là thực hiện bầu cử dân chủ. Có như vậy, nhân dân mới có điều kiện để lựa chọn được những đại biểu xứng đáng, thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước
Ở Việt Nam bầu cử là quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân, việc tham gia bầu cử chính là sự thể hiện của ý Đảng – lòng dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay