Bệnh hoang tưởng của Nguyên Anh và sự khốn cùng của loài thú dại

Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để công kích, bôi nhọ, vu khống Nhà nước ta nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, hòng đưa nước ta vào quỹ đạo chi phối của chúng. Âm mưu thâm độc của chúng được “triển khai” bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. “Trợ thủ” đắc lực cho những thủ đoạn đê hèn này là “bầy đàn” bồi bút mang danh “nhà dân chủ” ra sức kêu gào, bóp méo sự thật về quyền con người, quyền tự do tư tưởng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí… ở nước ta. Và, Nguyên Anh là một “phần tử” trong “bầy đàn” đó. Mới đây, gã này đưa ra bài viết “Tự do tư tưởng”, muốn “luận bàn” về quyền “tự do tư tưởng” ở Việt Nam. Bài viết không chỉ thể hiện sự “thiểu năng” trong nhận thức, mà còn bộc lộ rõ mưu đồ chính trị xấu xa, hèn hạ của tên bồi bút bán nước, hại dân.
Tự do tư tưởng – quyền và giới hạn
Tự do tư tưởng hay tự do có ý kiến là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân. Theo đó, mỗi cá nhân có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác. Quyền tự do này có liên hệ chặt chẽ với khái niệm tự do ngôn luận. Nhắc đến quyền cơ bản này, Điều 18, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (10/12/1948) nêu rõ: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Công ước nhân quyền châu Âu, có hiệu lực từ ngày 3-9-1953, cũng quy định: Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm việc được tự do bày tỏ ý kiến và tự do trao đổi các thông tin mà không cần phải nhận được bất kỳ việc cho phép nào từ phía cơ quan công quyền và không phân biệt biên giới.
Tuy nhiên, mọi quyền tự do của con người có giới hạn ở những mức độ khác nhau. Sự giới hạn này là hiện tượng bình thường, phổ biến ở mọi quốc gia và phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) – văn bản được coi là kết tinh của tinh hoa và chuẩn mực toàn cầu, đã quy định nguyên tắc giới hạn quyền tự do tại Điều 29: Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra. Nguyên tắc này đảm bảo một không gian hợp lý để công dân “tự do” thực hiện quyền của mình, miễn là không lấn vào những phần bị nhà nước “hạn chế”.
Thực tế chỉ ra rằng, không một quốc gia nào trên thế giới coi quyền tự do của con người là tuyệt đối. Bởi lẽ, nếu tự do tuyệt đối thì xã hội sẽ bị loạn khi tự do bắn giết, tự do cướp bóc, tự do hãm hiếp… Quyền tự do của mỗi người trong từng quốc gia đều được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật của quốc gia đó. Nước Mỹ, được một số người coi là “hình mẫu của tự do”, nhưng chính quyền vẫn thực hiện kiểm soát rất chặt chẽ các báo, đài đưa tin chiến sự. Họ chỉ đồng ý cho những hãng thông tấn, báo chí nào tuân theo những “Luật” do nước Mỹ đặt ra. Những nhà báo đưa tin về sự thật tàn bạo của quân đội Mỹ gây ra đối với dân thường đã bị đe dọa, thậm chí bị thủ tiêu.
Như vậy, không bao giờ có cái gọi là “tự do tư tưởng”, “tự do ngôn luận” nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ như một số nước phương Tây vẫn tuyên bố. Đó chính là thứ tự do giả dối, lừa gạt dư luận.
Có thật “Việt Nam không có quyền tự do nhỏ nhoi, nhất là tư tưởng”?
Quyền tự do của mọi người trên lãnh thổ Việt Nam, được bảo đảm bằng pháp luật của Việt Nam. Đó là thực tế không thể phủ nhận. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), ngay trong lời nói đầu, đã khẳng định ba nguyên tắc căn bản là: Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Điều đó thể hiện, ở Việt Nam “chủ quyền cho đất nước” và “tự do cho nhân dân” luôn song hành. Hiến pháp hiện hành (2013), tiếp tục khẳng định: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Triển khai và cụ thể hóa những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền con người, nhằm nâng cao hơn nữa quyền tự do trong khuôn khổ pháp luật của người dân, Nhà nước ta đang khẩn trương xây dựng một số dự án luật mới như Luật Trưng cầu dân ý, Luật Về hội, Luật Biểu tình, Luật Tiếp cận thông tin… Như vậy, ở nước ta quyền tự do của người dân đã và đang được Nhà nước tôn trọng, bảo đảm trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.
Trên thực tế, tự do tư tưởng, tự do thảo luận, tranh luận của nhân dân được thừa nhận. Những ý kiến khác biệt, không trái với lợi ích xã hội, không làm tổn hại tới ổn định và phát triển chung của xã hội, cùng hướng vào mục mục tiêu phát triển, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được ghi nhận và tôn trọng. Điều này được thể hiện rõ rệt ở bầu không khí dân chủ thảo luận trong sinh hoạt Đảng, trên nghị trường Quốc hội, tranh luận trong giới chuyên môn học thuật, trong nghiên cứu khoa học, trong sáng tạo văn học nghệ thuật, trong dư luận xã hội và trong hoạt động của báo chí. Hơn nữa còn thể hiện trong tư duy, lối sống của thế hệ trẻ, trong đời sống tinh thần ở từng gia đình và xã hội, trên cơ sở những định hướng đúng về chính trị, tư tưởng.
Những điều hiển nhiên đó, chỉ có những kẻ “đầu đất” “thiểu năng”, muốn mưu cầu lợi ích chính trị xấu xa như Nguyên Anh mới không nhận ra. Hoặc giả, có nhận ra, cũng bị những đồng đô la làm mờ mắt, lú trí nên mới cố công ra sức bóp méo sự thật như vậy./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

4 thoughts on “Bệnh hoang tưởng của Nguyên Anh và sự khốn cùng của loài thú dại

  • 16 Tháng Mười Hai, 2015 at 2:01 chiều
    Permalink

    tự do tư tưởng – hiển nhiên là mỗi người được tự do suy nghĩ và giữ ý kiến, tư tưởng của mình độc lập với người khác. việc bày tỏ ý kiến của riêng mình cũng là hiển nhiên không ai cấm. nhưng có biểu đạt, thực thi suy nghĩ, tư tưởng của mình hay không thì rất cần khả năng làm người nữa. khả năng đặt mình trong mối quan hệ với người khác mà nếu không có cái khả năng này thì chẳng khác nào loài thú. Nguyên Anh được tự do suy nghĩ về “tự do tư tưởng” nhưng tiếc rằng hắn lại tự xếp mình vào hàng cầm thú khi lên tiếng hàm hồ hại nước, hại dân.

    Reply
  • 16 Tháng Mười Hai, 2015 at 9:34 chiều
    Permalink

    Tự do tư tưởng là một trong những quyền cơ bản của con người đã được Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế và Việt Nam đặc biệt quan tâm nhằm mang lại cho mỗi người dân một cuộc sống tự do, dân chủ và bình đẳng. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia khác nhau, nên nhận thức, quan điểm và tiêu chí về tự do tư tưởng cũng có những điểm không giống nhau. Vì thế, không thể so sánh, áp đặt tự do tư tưởng của nước này với tự do tư tưởng của nước khác. Tư tưởng của giai cấp thống trị là tư tưởng thống trị trong xã hội, những điều đơn giản như vậy hẳn Nguyên Anh cũng hiểu. Đối với nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mọi người dân đều bình đẳng về tư tưởng, đều được tự do suy nghĩ và biểu đạt suy nghĩ của mình, không có chuyện Đảng Cộng sản, Nhà nước o ép, cấm đoán tư tưởng, tinh thần của người dân. Nếu như Nguyên Anh biết đọc báo, có facebook và biết xem tivi, biết nghe đài bằng tiếng Việt lẽ nào lại không nhận thấy chân lý ấy!

    Reply
  • 16 Tháng Mười Hai, 2015 at 9:52 chiều
    Permalink

    Cái “tự do” mà Nguyên Anh đang ra sức tung hô, cổ súy chính là nền tự do dân chủ theo kiểu Phương Tây. Nhưng thưa rằng, kiểu tự do dân chủ đó chỉ là tự do, dân chủ đối với thiểu số giàu có đi liền với nó là sự bất công, đối xử tàn bạo với người nghèo. Còn ở Việt Nam, mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Quan điểm cho rằng: “Việt Nam không có quyền tự do” của Nguyên Anh là một sự vu cáo trắng trơn của một kẻ hại dân, hại nước./.

    Reply
  • 17 Tháng Mười Hai, 2015 at 12:30 sáng
    Permalink

    Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ở nước ta, quyền dân chủ được thực hiện trong cuộc sống thực tế ở từng cấp và trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Đó là thực tế không thể phủ nhận.
    Những kẻ “bồi bút” âm mưu “cõng rắn cắn gà nhà”, mưu cầu lợi ích chính trị đen tối mới cố công bóp méo sự thật ấy. Chúng đáng bị lên án và trừng trị.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.