Bộ mặt phản động của Phạm Trần
Trên trang anhbasam.blogspot.com có bài viết “Ai chống Đảng và Đảng chống ai” của tác giả Phạm Trần. Bài viết thể hiện cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan, toàn diện về tình hình kinh tế, chính trị của nước ta hiện nay.
1. Phạm Trần cho rằng ‘Việc làm kinh tế mà lại cần phải có ý kiến của HĐLLTW là hỏng”. Đây là nhận định chủ quan, vô căn cứ. Phạm Trần cần thấy rằng; Hội đồng lý luận Trung ương là cơ quan có vai trò quan trọng tư vấn giúp cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc soạn thảo Văn kiện, hoạch định các chủ trương, đường lối xây dựng và phát triển đất nước như Cương lĩnh phát triển đất nước năm 2011, đường lối đổi mới toàn diện đất nước, các nghị quyết, chỉ thị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố, tăng cường QPAN. Đồng thời, Hội đồng lý luận Trung ương cũng đã thường xuyên tư vấn, cung cấp những cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn giúp cho Đảng và Nhà nước kịp thời đổi mới tư duy lý luận, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước có hiệu quả, mang lại niềm tin vững chắc cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Do vậy, việc tham gia tư vấn của Hội đồng lý luận Trung ương cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong hoạch định quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hoàn toàn đúng với chức năng, nhiệm vụ thể hiện rõ vai trò quan trọng của cơ quan này đối với BCHTW, BCT, BBT. Chứ không phải như nhận thức sai lầm, phiến diện của Phạm Trần đã nêu ở trên.
2. Phạm Trần khẳng định. “Cần dứt khoát cắt cái đuôi thằn lằn “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một nhận định thiếu căn cứ, hết sức vô lý, mơ hồ, thiếu cơ sở, cố tình phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, cùng với các quan điểm thù địch, sai trái “Không thể có định hướng XHCN trong kinh tế thị trường” và “kinh tế thị trường là gắn với chủ nghĩa tư bản”. Phạm Trần muốn nền kinh tế Việt Nam đi theo con đường kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, phủ nhận những thành tựu xây dựng và phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, tiến tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội và đất nước. Cùng với động cơ thiếu trong sáng, nhận thức của Phạm Trần hết sức ấu trĩ. Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại, được tồn tại và phát triển qua các phương thức sản xuất khác nhau. Hiện nay, trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư duy lý luận đó vào thực tiễn nước ta. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do ĐCSVN lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn thể hiện sự năng động, sáng tạo trong phát triển tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và phát triển thể chế kinh tế thị trường đinh hướng XHCN Việt Nam…
Trong điều kiện thực tiễn của đất nước ta hiện nay phát triển kinh tế thị trường dứt khoát phải có định hướng XHCN. Đây là điều khác biệt căn bản giữa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam với các nền kinh tế thị trường của các nước, Phạm Trần muốn chúng ta từ bỏ định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường là hoàn toàn không có cơ sở nhằm phủ nhận vai trò của kinh tế nhà nước, tuyệt đối hóa kinh tế tư nhân, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Thực tiễn đã khẳng định việc không ngừng đổi mới, bổ sung, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là yếu tố quyết định đối với các thành tựu kinh tế của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong những năm qua.
Tóm lại, những vấn đề mà Phạm Trần nêu ra trong bài viết của mình đã bộc lộ sự nhận thức phiến diện, thiếu khách quan, không có cơ sở thực tiễn, cố tình xuyên tạc tình hình và phủ nhận thành tựu lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước. Do vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc phản động của Phạm Trần./.
Cái tên Phạm Trần lại một lần nữa xuất hiện với tiêu đề “Ai chống Đảng và Đảng chống ai”, thoạt nghe như có vẻ đây là bài viết tâm huyết của Phạm Trần góp ý cho Đảng, song đọc hết bài viết mới thấy bộ mặt thật phản động của Phạm Trần và sự xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam; chúng ta phải hết sức cảnh giác và không mơ hồ hão huyền trước những lời đơm đặt của Phạm Trần.
Cảm ơn tác giả đã vạch trần bộ mặt xấu xa, phản Quốc của tên Phạm Trần!. Nếu không những người dân như chúng tôi cứ tưởng Hắn nói đúng. Phải nói là chiêu trò của Tên này khá tinh vi, muốn thông qua bài viết của mình để xúi dân ta từ bỏ Đảng để đi theo bọn tư sản, khiến Đất nước lâm cảnh nô lệ lầm than….
Để tận dụng được các cơ hội, vượt qua thách thức, biến thách thức thành cơ hội vì sự cường thịnh của đất nước, chúng ta kiên định con đường đã chọn: phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm xây dựng thành công CNXH Việt Nam“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.