Cái nhìn méo mó của Phạm Chí Dũng sau hội nghị APEC
Chiều 11/11, tại Đà Nẵng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25, Hội nghị các Nhà lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 25 đã bế mạc. Kết quả APEC lần này đã thông qua Tuyên bố Đà Nẵng “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Đây là kết quả quan trọng nhất của Hội nghị các nhà lãnh kinh tế APEC lần thứ 25 cũng như của Năm APEC 2017. Tuyên bố Đà Nẵng khẳng định thông điệp mạnh mẽ, kịp thời về quyết tâm thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư, tăng trưởng bao trùm, bền vững. Tuy nhiên, sau sự kiện APEC, các thế lực thù địch lại điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng các bài viết sặc mùi xuyên tạc. Tiêu biểu như bài viết ngày 21/11/2017 của Phạm Chí Dũng với tiêu đề: “Hậu APEC: Chính trường Việt Nam “sẽ có kịch hay”?” trên trang mạng xã hội.
Đầu tiên, bài viết của mình, Phạm Chí Dũng đã hết sức chủ quan cho rằng: “Vào những ngày diễn ra APEC, tràn ngập những hình ảnh Trần Đại Quang – Chủ tịch nước, không hề thấy bóng dáng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà chỉ khi ông Tập Cận Bình đến Hà Nội thì ông Trọng mới tay bắt mặt mừng”. Tuy răng, luận điệu này Phạm Chí Dũng muốn hạ thấp vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời ngấm ngầm cho rằng trong Đảng Cộng sản Việt Nam có sự chia rẽ bè phái. Đây là sự suy diễn không có căn cứ. Bởi vì, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người chủ trì và tham dự các sự kiện chính của Tuần lễ Cấp cao APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) 2017 được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 6/11 – 11/11, nên việc Chủ tịch nước xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng là việc đương nhiên. Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Tập Cận Bình ở Văn phòng Trung ương Đảng là theo lời mời từ trước đó của Tổng Bí thư, và cùng ngày Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam sau Hội nghị cấp cao APEC. Như vậy, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ ông Tập Cận Bình là khách quan, chứ không phải như suy đoán chủ quan của Phạm Chí Dũng.
Thứ hai, Phạm Chí Dũng đã xuyên tạc sự thật khi cho rằng: “Chính trường Việt Nam tạm trở về thế giằng co, với tương quan lực lượng đang có chiều hướng tiến tới quân bình”. Trước hết, phải khẳng định đây là những lời lẽ chống phá, xuyên tạc sự thật, nhằm bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Bởi lẽ, Đảng ta luôn xem sự đoàn kết, thống nhất là sinh mệnh, là vấn đề sống còn của cách mạng, là cơ sở để thống nhất giai cấp, là điều kiện để đoàn kết toàn dân và đưa cách mạng đến thắng lợi. Đảng luôn nhắc nhở các tổ chức Đảng và toàn thể đảng viên phải hết sức quan tâm xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội. Tại Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hiện tượng cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm” gây mất đoàn kết trong Đảng”. Do vậy, việc Phạm Chí Dũng vin vào sự có mặt nhiều hay ít của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang để cho rằng, trong nội bộ Đảng có sự chia rẽ là mưu đồ xấu xa, hèn hạ.
Thứ ba, trong bài viết của mình, Phạm Chí Dũng cho rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang đang muốn nắm quyền chỉ đạo Quân đội. Đây là luận điệu xuyên tạc sai sự thật. Tổng bí thư là Bí thư quân ủy Trung ương, điều này đã được ghi trong Điều lệ Đảng. Còn Chủ tịch nước trên cơ sở lãnh đạo tập thể, phát huy vai trò của cá nhân, chịu trách nhiệm trước tập thể về nhiệm vụ. Như vậy, Chủ tịch nước với lực lượng vũ trang là phụ trách vấn đề về tổ chức, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng gắn với thế trận an ninh nhân dân để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Còn đối với kết luận của Phạm Chí Dũng: “bầu không khí chính trường sẽ nóng lên, quyết liệt hơn” thì ai cũng thấy đó là vô căn cứ nếu chỉ dựa vào một số lý lẽ sai trái mà ông ta đưa ra.
Tóm lại, dù Phạm Chí Dũng nói xuôi nói ngược thế nào đi chăng nữa, ông ta cũng đã lộ rõ bộ mặt xuyên tạc, phản động của mình, nhằm mục đích bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, làm phai nhạt lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ. Chúng ta cần hết sức cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc này./.
Đảng ta luôn xem sự đoàn kết, thống nhất là sinh mệnh, là vấn đề sống còn của cách mạng, là cơ sở để thống nhất giai cấp, là điều kiện để đoàn kết toàn dân và đưa cách mạng đến thắng lợi.