CÁI NHÌN MÉO MÓ, XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM CỦA ĐỖ NGÀ
Trên trang mạng Bureau CTM Media – Âu Châu có đăng bài “Tôn giáo – Chính trị” của Đỗ Ngà. Bài viết thể hiện cách nhìn méo mó, xuyên tạc, không đúng thực tế về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Xin điểm lại mấy nội dung mà Đỗ Ngà đã đề cập: 1) Đảng CSVN đang muốn thuần hóa tôn giáo và dùng nó như công cụ để phục vụ mưu đồ cai trị của Đảng. 2) Với bản chất tham lam như ĐCS thì muốn thuần phục hai tôn giáo để phục vụ mưu đồ chính trị. Một dã tâm đáng nguyền rủa. 3) Khi động chạm ĐCS chắc chắn những vị tu sỹ chân chính ấy sẽ bị CS loại bỏ, hoặc bị CS trả thù. 4) Và với Việt Nam cần phải loại bỏ CS để tiến tới một nền chính trị tử tế. Khi đó tôn giáo mới thực sự trong sáng, hướng thiện…. Qua đó, có thể khẳng định ngay rằng đây là âm mưu, tâm địa đen tối, lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt, sai sự thật; ngôn từ tráo trở, lật lọng. Mục đích không gì khác hơn phá hoại sự đoàn kết tôn giáo với nhân dân, lôi kéo tập hợp lực lượng, móc nối, cấu kết giữa những phần tử phản động trong nước với bọn phản động bên ngoài để kích động, gây rối tình hình an ninh chính trị của đất nước. Thực tế tình hình tôn giáo ở Việt nam phủ nhận hoàn toàn những nội dung mà Đỗ Ngà đã đề cập.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng khác nhau, nhiều tôn giáo lớn du nhập từ hàng nghìn năm trước như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo và những tôn giáo hình thành trong nước như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân, Hiếu Nghĩa… Theo ước tính có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó có trên 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số), thuộc 38 tổ chức tôn giáo. Cả nước có gần 53.000 chức sắc, 133.700 chức việc tôn giáo và khoảng 27.900 cơ sở thờ tự. Các ngày lễ tôn giáo lớn như Lễ Giáng sinh của đạo Công giáo, Lễ Phật đản của Phật giáo… đều được tổ chức trọng thể theo các nghi lễ tôn giáo.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn có quan điểm, chủ trương, thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với sự phát triển của dân tộc. Đảng ta xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật.
Với chính sách nhất quán đó, trong những năm qua việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu được cộng đồng quốc tế ca ngợi. Theo đó, Chính phủ đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là bước rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt, trên cơ sở nghị Nghị quyết số 25/NQ-TW về công tác tôn giáo, Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa thành các quy định của pháp luật và các kế hoạch, giải pháp, cơ chế bảo đảm thực hiện, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ ngày 1.1.2018. Đây là lần đầu tiên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được luật hóa một cách cụ thể, đầy đủ thành một chế định riêng và có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Trong đó, Điều 6 của luật này, bên cạnh việc khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của mọi người, điều luật còn quy định cụ thể quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người được thực hiện thông qua việc bày tỏ niềm tin, thực hành lễ nghi, tham gia lễ hội tín ngưỡng tôn giáo, học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đáng chú ý, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta quy định: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.
Như vậy, có thể khẳng định Đỗ Ngà đã có cái nhìn không đúng, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Chúng ta những người dân yêu nước chân chính cách mạng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết lên án, vạch trần và đấu tranh làm thất bại âm mưu nham hiểm này của Đỗ Ngà và các thế lực thù địch./.
Pingback:CÁI NHÌN MÉO MÓ, XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM CỦA ĐỖ NGÀ |