Cảnh giác với âm mưu “mượn gió, bẻ măng” của các thế lực thù địch

Gần đây, một số kẻ xấu lợi dụng hiện tượng giá thịt lợn rớt giá ở nước ta để tung lên mạng những bài viết với giọng điệu cố tình xuyên tạc sai sự thật, thổi phồng sự việc. Bài viết: “Ý kiến: khủng hoảng nông nghiệp toàn diện: nếu ngày đó không giết địa chủ” của một nhóm người trong “Hội anh em dân chủ” là một dạng bài như thế. Bài viết đã suy diễn chủ quan sẽ có một sự khủng hoảng nông nghiệp toàn diện ở nước ta trong thời gian tới, qua đó họ đã “mượn gió, bẻ măng” để xuyên tạc cải cách ruộng đất năm 1954, ca ngợi tầng lớp địa chủ phong kiến nhằm cổ súy sở hữu tư nhân về đất đai, đề cao vai trò của địa chủ phong kiến trong phát triển nền nông nghiệp phủ nhận vai trò quản lý của Nhà nước ta đối với đất đai hiện nay.

Trước hết, cần khẳng định rằng: trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chế độ sở hữu phong kiến về đất đai mà hình thức sở hữu tư nhân về đất đai. Đại điện cho việc sở hữu tư nhân về đất đai là thành phần địa chủ phong kiến. Hình thức sở hữu này đã kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, đại đa số nông dân không có ruộng đất, phải thuê đất hoặc làm thuê cho địa chủ, phong kiến. Người nông dân bị bóc lột địa tô rất nặng nề, nông nghiệp trì trệ, kém phát triển và là một trong các nguyên nhân gây ra nạn đói lịch sử năm 1945, làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Điều đó, cho thấy địa chủ phong kiến không phải đại diện cho một tầng lớp có trình độ sản xuất nông nghiệp tiên tiến, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mà chính họ đã kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, họ có nhiều đất đai và chỉ thực hiện một việc cho thuê, phát tô, thu canh. Vì vậy, việc xóa bỏ chế độ sở hữu phong kiến về đất đai trong cải cách ruộng đất năm 1954 đem lại ruộng đất cho dân cày là phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân ta. Như vậy, việc một nhóm người trên suy diễn địa chủ ở Việt Nam nếu còn sẽ góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp là suy nghĩ phản động, mơ hồ, viển vông, không có căn cứ khoa học, cố tình xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật nhằm phủ nhận thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta đã tiến hành.

Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài những tác động tích cực thì nền kinh tế cũng đang bị những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường chi phối. Do vậy, việc sản xuất thừa so với nhu cầu hay hàng hóa rớt giá là điều khó tránh khỏi, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp rất dễ bị tổn thương. Không chỉ ở Việt Nam, năm 2015, châu Âu là một khối kinh tế tư bản phát triển song đã lao đao trước cuộc khủng hoảng về nông nghiệp. Liên hiệp Châu Âu (EU) đã phải đau đầu trước tình cảnh nhiều nông dân đứng trước nguy cơ phá sản vì giá thực phẩm “lao dốc”. Người nông dân Châu Âu xót xa khi giá sữa rẻ gần bằng nước lọc. Tại Anh, sữa được thu mua với giá thấp hơn chi phí sản xuất khiến nhiều hộ nông dân chịu thiệt hại nặng nề, thậm chí phải bán trang trại. Tại các siêu thị ở Anh, giá chai nước 1 lít là khoảng 30.000 VND, còn giá một chai sữa 1 lít chỉ 20.000 VND. Trong 20.000 đồng đó, người nông dân chỉ nhận về 8.500 đồng cho 1 lít sữa của mình, trong khi chi phí để nông dân làm ra 1 lít sữa là 9.500 đồng. Tại Pháp, Bộ Nông nghiệp Pháp ước tính, khoảng 22 nghìn trang trại, tương đương 10% số trang trại trên toàn quốc, đang gánh nợ lên đến một tỷ euro và đối mặt nguy cơ phá sản.

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, khu vực này càng sâu rộng sẽ quyết liệt hơn. Ngành nông nghiệp nước ta cũng chịu sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc thịt lợn rớt giá hay các hàng hóa khác của nông nghiệp sản xuất ra rớt giá là điều bình thường trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Những việc trên chẳng có mối liên hệ gì với việc cải cách ruộng đất năm 1954 hay vai trò của địa chủ phong kiến trong phát triển nông nghiệp nước ta, thế nhưng một số người lại cố tình ghép hai việc trên với nhau để kích động, tuyên truyền thì thật là phi lý.

Rõ ràng, nhóm người gọi là “Hội anh em dân chủ” đã cố tình xuyên tạc sai sự thật lịch sử nhằm kích động, phủ nhận thành quả cách mạng và sự phát triển nền nông nghiệp của nước ta. Hành động của họ không có gì mới song âm mưu họ là vô cùng thâm độc và phản động, chúng ta cần phải lên án và loại bỏ./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

3 thoughts on “Cảnh giác với âm mưu “mượn gió, bẻ măng” của các thế lực thù địch

  • 14 Tháng Sáu, 2017 at 4:19 chiều
    Permalink

    Cần nói thêm: “Hội anh em dân chủ” ư, không! gọi là “Hội bồi bút, tay sai” thì đúng hơn – Những kẻ chuyên xuyên tạc, bịa đặt nhằm phá hoại đất nước ta mà thôi.

    Reply
  • 16 Tháng Sáu, 2017 at 8:36 sáng
    Permalink

    Sau 30 năm đổi mới, bằng nỗ lực của toàn Đảng và toàn dân, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng nói trên đã từng bước hình thành và phát triển. Thực tiễn là chân lý. Những luận điệu xuyên tạc đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chẳng thể thay đổi được những thành tựu mà đường lối đó đem lại, nên chúng làm gì có giá trị.

    Reply
  • 16 Tháng Sáu, 2017 at 8:43 sáng
    Permalink

    Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Những ý kiến của ” Hội anh em dân chủ” chỉ là xuyên tạc, bịa đặt mà thôi

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.