Có phải ở Việt Nam “Nhân dân chưa làm chủ”?

Người Dân Việt

Ngày 21/9/2015, trên trang mạng xã hội có bài viết: “Nhu cầu dân chủ, pháp quyền tại Việt Nam” của Nguyễn Tiến Trung.

Đọc bài viết, tôi thấy “sặc mùi” thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, cố tình xuyên tạc, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang dân chủ khác, dân chủ tư sản. Nguyễn Tiến Trung đã ngộ nhận, mơ hồ, lẫn lộn trong nhận thức về giá trị dân chủ, xin dẫn một số nội dung bài viết để cùng suy ngẫm về quyền làm chủ của nhân dân ta.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước công – nông được thành lập. Năm 1946, toàn dân Việt Nam được đi bầu cử tự do với hình thức phổ thông đầu phiếu, nhân dân ta từ thân phận nô lệ, tôi tớ đã được hưởng quyền làm chủ thực sự và ngày càng được phát huy trong quá trình xây dựng xã hội mới; chế độ dân chủ đó “gấp triệu lần” hơn bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử. Nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đứng lên làm chủ, tự mình tổ chức, cai quản và xây dựng xã hội mới. Đó là thành tựu vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà nhân dân ta đã đổ biết bao công sức, máu xương mới giành được.

Chế độ dân chủ ở nước ta, xét về bản chất, là một thể chế chính trị mà trong đó quyền lực chính trị – xã hội thuộc về nhân dân; “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”[1]; là chế độ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tinh thần, được phát huy cao độ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thông qua Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quyền làm chủ của nhân dân không chỉ thể hiện trong các văn bản Hiến pháp, pháp luật, mà ngày càng được thể hiện sinh động trong cuộc sống hàng ngày.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”[2]. Điều đó đã được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn và có sức thuyết phục. Khi đánh giá về thành tựu phát triển của Việt Nam, Giáo sư Cốc Nguyên Dương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị và kinh tế thế giới, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc trong trả lời phỏng vấn VOV nhân kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-2010) khẳng định: “Tám mươi năm qua, nhân dân Việt Nam đã khắc phục muôn vàn khó khăn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành được nhiều thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế công nhận. Nguyên nhân quan trọng nhất làm nên những thắng lợi đó là do nhân dân Việt Nam có được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”[3].

Chính từ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta mới có được một nền dân chủ mới, trong đó nhân dân được làm chủ thực sự. Vì vậy, Đảng ta khẳng định, xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất thiết phải xây dựng và không ngừng phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Biểu hiện ở chỗ, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Nhân dân lao động làm chủ và được phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của mình, sức lao động được giải phóng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ đại biểu là nữ, người dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong Quốc hội ngày càng cao, tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội đứng thứ hai trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đứng thứ 9/135 nước trên thế giới. Việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn của Quốc hội; việc thực hiện đối thoại, những cuộc tiếp xúc của các đại biểu Quốc hội với cử tri đã tạo điều kiện tốt hơn cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Điều đó thể hiện sâu sắc bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta; thể hiện rõ mục tiêu, động lực của dân chủ xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển đất nước.

Tuy nhiên, so với mục tiêu, yêu cầu đề ra, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vẫn còn có điểm chưa sát với thực tiễn, chưa phản ánh hết nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Để khắc phục tình trạng đó, đòi hỏi “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân”[4], “bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực”[5], “phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội”[6].

Như vậy, những quan điểm đòi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, “mở rộng dân chủ” mà Nguyễn Tiến Trung đề cập trong bài viết hoàn toàn không đúng với thực tế ở Việt Nam. Đó là những luận điệu bóp méo sự thật, là sự vu khống, là “trở lực” chính cho việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam. Những luận điệu đưa ra là bịa đặt, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội và hòng xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang dân chủ khác, dân chủ phi xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quan điểm khoa học và cách mạng. Dù còn có những hạn chế nhất định trên con đường phát triển, nhưng bản chất chế độ dân chủ ở nước ta là tốt đẹp, ưu việt và được thực hiện trên thực tế. Bản chất tốt đẹp và tính chất ưu việt đó không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của biết bao mồ hôi công sức và cả máu xương của nhiều thế hệ người Việt Nam, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ, giữ gìn, nâng cao, phát huy trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa./.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 85.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 84-85.

[3] http://vov.vn/chinh-tri/thanh-cong-cua-viet-nam-la-nho-su-lanh-dao-cua-dang-134282.vov

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 65.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 85.

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 48.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

7 thoughts on “Có phải ở Việt Nam “Nhân dân chưa làm chủ”?

  • 15 Tháng Mười, 2015 at 11:02 sáng
    Permalink

    Nguyễn Tiến Trung là kẻ phản bội nhân dân!

    Reply
  • 15 Tháng Mười, 2015 at 2:05 chiều
    Permalink

    Không hiểu Nguyễn Tiến Trung có học lịch sử nước ta không nhỉ?

    Reply
  • 15 Tháng Mười, 2015 at 2:09 chiều
    Permalink

    Chính tên Trung trong bài viết của mình đã lừa gạt nhân dân ta và nó đã vi phạm dân chủ nghiêm trọng nhất!

    Reply
  • 16 Tháng Mười, 2015 at 10:06 sáng
    Permalink

    Nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. Việt Nam không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này. Vì vậy, trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đều nêu rõ dân chủ và nhân quyền vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của VN. Tác giả bài viết đã chỉ ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh rằng Đảng ta luôn tôn trọng quyền làm chủ của mọi người dân, lập luận chặt chẽ để phản bác lại luận điệu xuyên tạc của những kẻ phản động

    Reply
  • 16 Tháng Mười, 2015 at 4:22 chiều
    Permalink

    Hôm nay được đọc bài này của tên Trung trên mạng, quả thật hắn viết cũng hay nhưng mà kể ra nó viết truyện trinh thám viễn tưởng cho trẻ con khả năng hợp hơn. Tốn giấy mực nhiều làm gì giải thích cho cái loại ” vong quốc” như nó.

    Reply
  • 19 Tháng Mười, 2015 at 3:14 chiều
    Permalink

    Xác định: dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, nên những năm qua Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, điều đó không những được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng mà còn được thể hiện trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam và quyền làm chủ của nhân dân cũng đã được thể hiện sinh động trong cuộc sống hàng ngày. Vậy mà, Nguyễn Tiến Trung lại dám xuyên tạc những điều thực tế hiển nhiên như vậy. Một kẻ dám phản bội lại Tổ quốc, xuyên tạc, nói xấu chế độ mà lại dám nói về dân chủ, đúng là một kẻ vô liêm sĩ, đã không biết thế nào là dân chủ mà đua đòi nói chuyện dân chủ.

    Reply
  • 1 Tháng Mười Hai, 2015 at 1:43 sáng
    Permalink

    Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xác định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Thực tế, dân chủ ở nước ta được thể hiện, tăng cường và có cơ chế để bảo đảm thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Quyền lực nhà nước thuộc về toàn dân, chứ không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào.Đó là thực tế không thể phủ nhận.
    Những lời lẽ hàm hồ, vô căn cứ của Nguyễn Tiến Trung thực chất là luận điệu của kẻ phản quốc, cần lên án và trừng trị nghiêm khắc.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.