Cộng sản – những người đấu tranh quên mình vì sự nghiệp giải phóng nhân loại (Kỳ 2)

Cộng sản – những người đấu tranh quên mình vì sự nghiệp giải phóng nhân loại (Kỳ 1)

2. Nói về gia đình, Bảo Giang cũng xuyên tạc, vu cáo cho rằng những người cộng sản cố ý xây dựng lý thuyết “Vô gia đình”. Sự thật thì hoàn toàn không phải như vậy, có lẽ chỉ Bảo Giang mới là người không gia đình, còn những người cộng sản luôn yêu thương, coi trọng gia đình và xây dựng gia đình, họ luôn xem gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình là tế bào cấu thành xã hội, nơi đầu tiên nuôi dưỡng, dạy dỗ con người, hoàn thiện nhân cách con người để họ có thể họ có đủ khả năng tham gia vào sinh hoạt cộng đồng. Với những người cộng sản, gia đình yên ấm, thuận hòa là cái nôi nuôi dưỡng mọi tài năng cho đất nước, cho dân tộc. Bản thân các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa cộng sản như C. Mác, V.I. Lênin, cũng như mọi người cộng sản họ đều coi trọng gia đình và xây dựng gia đình mình theo văn hóa mới, ở đó các thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu sống hòa thuận, có trách nhiệm với nhau và thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gia đình luôn được đề cao, coi trọng xây dựng về mọi mặt, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta chủ trương lãnh đạo xây dựng các gia đình trong đại gia đình dân tộc Việt Nam trở thành các “gia đình văn hóa”, xứng đáng là cái nôi nuôi dưỡng và ươm mầm tài năng cho đất nước cho dân tộc, phong trào toàn dân xây dựng gia đình văn hóa mới được triển khai sâu rộng ở mọi vùng miền của Tổ quốc, phong trào đó đã tạo nên một diện mạo mới trong đời sống văn hóa trong cộng đồng đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục chủ trương xây dựng gia đình thực sự trở nền tảng của xã hộị, đồng thời phát huy vai trò của gia đình trong phát triển kinh tế xã hội và giáo dục các thế hệ công dân Việt Nam xứng đáng là con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Điều 63, khoản 3 Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng hiến định: “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân”. Như vậy, nếu Bảo Giang không phải có cố ý xuyên tạc thì Y quả thật có vấn đề trong nhãn nhãn thể. Đáng tiếc người có tâm hồn thi sĩ như Y mà thiếu nhãn quan chính trị thì mọi vần thơ của Y hay những câu thơ Y dẫn ra và bình luận đều chỉ là trò nhảm nhí, chẳng thể đi vào tâm hồn con người và cảm hóa được con người.

3. Lại nói về tôn giáo: Bảo Giang lớn tiếng vu vạ cho rằng cộng sản thù ghét tôn giáo, sự thật thì Y chỉ là kẻ trên trời sa xuống, chẳng hiểu gì cuộc sống của nhân loại ở trần gian, cũng chẳng hiểu gì về quan điểm của cộng sản đối với tôn giáo; Y cố cắt xén, xuyên tạc quan điểm của C. Mác cũng như những người cộng sản đối với tôn giáo, sự thực thì hơn ai hết, cộng sản là những người hiểu rất rõ bản chất thực của tôn giáo và vai trò tích cực cũng như sự tồn tại của tôn giáo trong đời sống xã hội cả trong lịch sử cũng như hiện tại. Những người cộng sản luôn thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo cùng những mặt tích cực của nó. Tuy nhiên, vì mục đích giải phóng triệt để nhân loại nên C.Mác cũng như những người cộng sản hơn ai hết họ hiểu sâu sắc nguồn gốc sinh ra tôn giáo là từ đâu và mặt tiêu cực của nó là gì, nên trong sự nghiệp cách mạng của mình những người cộng sản luôn quyết tâm giải phóng cho nhân loại thoát khỏi mặt tiêu cực của tôn giáo, để họ có thể tự do xây dựng thiên đường hạnh phúc thực sự ở nơi trần thế, chứ không phải chờ mong sự giải thoát ở thiên đường hư ảo ở thế giới bên kia, đó cũng là ước mơ thực sự của toàn nhân loại. Ấy vậy mà Bảo Giang không thể hiểu nổi điều đơn giản đó, lại vu vạ cho là cộng sản thù ghét tôn giáo.

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng luôn nhất quán chủ trương tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của mọi người dân. Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam  tiếp tục khẳng định nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân.

Cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng đối với tôn giáo Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Tại kỳ họp thứ hai Quốc Hội khóa XIV, ngày 18/11/2016 đã thông qua văn bản luật này, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam bao gồm 9 chương, với 68 điều. Trong đó, Điều 3 của luật này quy định: “1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân. 3. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo”. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như bất thể một chính thể quốc gia nào, tôn giáo cũng như mọi tổ chức, cá nhân hoạt động đều phải tuân theo hiến pháp và pháp luật, mọi hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật đều bị nghiêm trị theo pháp luật. Bởi vậy, Điều 5 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành ở Việt Nam cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm: “1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. 4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi”. Nếu Bảo Giang có cố tình vu vạ cho cộng sản Việt Nam là thù ghét tôn giáo thì xin Y hãy đọc lại những điều trên đây. Đối với nhân Việt Nam nói chung và những người tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đều hiểu rõ điều đó, chỉ có Bảo Giang là người chưa hiểu, vậy nên Y có lớn tiếng vu vạ cộng sản thì cũng chẳng ai tin Y – kẻ bồi bút, ăn theo, nói leo cho gia cấp tư sản để kiếm cơm./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Cộng sản – những người đấu tranh quên mình vì sự nghiệp giải phóng nhân loại (Kỳ 2)

  • 2 Tháng Mười, 2017 at 12:04 chiều
    Permalink

    đúng nhưng lố.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.