Dạy ông Trần Quý Cao về bản chất của tam quyền phân lập

Xin thất lỗi vì lần trước đã bày cho ông Cao “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Nhưng với những lời lẽ của ông mới đây cứ ra rả, rêu rao về “nguyên tắc Tam Quyền Phân Lập”, coi đó “là một đặc trưng của quốc gia Dân Chủ” và hô hào, kích động nhân dân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chống lại Đại XII của Đảng, thì tôi phải dạy tiếp cho ông hiểu thế nào là “tam quyền phân lập”, mà hơn cả là về bản chất của nó.

  1. Tư duy cơ giới là nền tảng của học thuyết phân quyền tư sản

Thuyết Phân quyền có nguồn gốc ở Phương Tây thời cổ đại, với mong muốn: “trong bất kỳ nhà nước nào cũng cần phải có những yếu tố bắt buộc: cơ quan làm ra luật có trách nhiệm trông coi việc nước, các cơ quan thực thi pháp luật và các tòa án”. Đến thế kỷ 17 – 18, tư tưởng này trở thành học thuyết, gắn liền với tiên tuổi của J.Locke (Anh), và Montesquieu (Pháp) là người phát triển toàn diện nó. Từ phê phán chế độ chuyên chế lạm quyền, quyền lực tập trung vào một mối, một người hay một tổ chức thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn. Hy vọng có thể “chống lại”, “thanh toán” được chế độ chuyên chế và nạn lạm quyền, Montesquieu để xuất: tổ chức quyền lực nhà nước theo phương thức phân tách quyền lực; quyền lực tối thượng phải được phân chia ra thành lập pháp, hành pháp, tư pháp; mà nội dung cốt lõi là: Mỗi cơ quan đại diện quốc gia thi hành một nhiệm vụ, một quyền hạn và chỉ có nhiệm vụ quyền hạn ấy mà thôi; phải có sự độc lập giữa các cơ quan; phải có một cơ chế kiểm soát quyền lực…

Thuyết phân quyền ảnh hưởng sâu sắc đến các quan niệm về tổ chức nhà nước của các quốc gia đương thời, song nó mang nặng và chứa đầy tính chất cơ giới, điển hình là ảnh hưởng từ thuyết cơ giới mới của Galilé rằng – nguyên nhân của mọi chuyển động là do các lực tác động. Tiếp đến là chủ nghĩa cơ giới Descartes – tách rời vật chất ra khỏi tinh thần, trí tuệ, xem tự nhiên lẫn xã hội như một bộ máy, điển hình như hình tượng về chiếc đồng hồ lúc bấy giờ…

Tư duy cơ giới phát triển và đã ảnh hưởng đến mọi mặt, lan tỏa sang các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đến đầu thế kỷ 20, chính người Phương Tây đã nhận ra sự hạn chế này. Edgar Morin (Pháp), nhà tư tưởng đương đại nổi tiếng đã kịch liệt phê phán đó là “tư duy manh mún, vụn mảnh”, là “một thứ tư duy định hướng vào việc phân cách thành từng ô, chia nhỏ ra và cô lập”. Hiện hiện nay, hầu hết mọi nhà nước đang tìm cách khắc phục nó bằng tư duy hệ thống. Ở Việt Nam, tư tưởng xem xét các vấn đề xã hội bằng tư duy cơ giới, nhìn nhận tổng thể chỉ là sự cộng lại đơn thuần của các bộ phận cũng bị phê phán. Giáo sư Cao Xuân Huy (19001983) chỉ rõ, phương thức chủ yếu của tư duy cơ giới xuất phát từ “bộ phận đi đến toàn thể, trên nguyên lý: bộ phận quyết định toàn thể, toàn thể là do các bộ phận ghép lại mà thành, toàn thể chỉ là tổng số của các bộ phận”… Rõ ràng, sẽ là không thích hợp khi mở rộng tư duy cơ giới từ lĩnh tự nhiên sang lĩnh vực của xã hội. Không thể nhìn nhận xã hội với một nhãn quan bất định – cơ giới, định lượng và tuyến tính.

  1. Tam quyền phân lập ở các nước tư bản chỉ là hình thức, giả hiệu

Nền tảng lập hiến của các nước tư bản khuôn theo tư tưởng tam quyền phải phân lập là vì, họ quan niệm bộ phận quyết định tổng thể, tổng thể là do các bộ phận ghép lại; mà không nhận thấy tính chất chỉnh thể, thống nhất, hữu cơ của quyền lực nhà nước, nhìn nhận các hình thái của quyền lực trong một thế cô lập, đơn tính hay tuyến tính, nên đã yêu cầu các quyền phải luôn tách biệt với nhau và “chế ước”, “kiểm soát” tuyệt đối lẫn nhau… Như vậy, thực chất thuyết phân quyền quan niệm quyền lực nhà nước chỉ là những phép cộng giản đơn bởi các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy lập pháp sở dĩ là lập pháp là vì nó nằm trong mối quan hệ với hành pháp và tư pháp; hành pháp và tư pháp xác định vị trí của mình cũng như vậy. Bản thân quyền lực nhà nước là một chỉnh thể, gồm các bộ phận quan hệ hữu cơ với nhau và với toàn bộ quyền lực nhà nước, nên không thể phân tách “độc lập” các quyền và yêu cầu các quyền “chế ước”, “kiểm soát” tuyệt đối lẫn nhau được.

Quyền lực nhà nước tư sản dù có tổ chức theo “tam quyền phân lập” nhưng thực chất là thống nhất chứ không phải là cơ giới bởi luôn có xu hướng tập trung vào tay giai cấp tư sản. Về mặt tổ chức – pháp lý, người ta cố phân quyền, nhưng bản chất chỉnh thể thống nhất của quyền lực nhà nước nên các quyền không thể tách rời, trái lại đan xen vào nhau… Theo đó, những cố gắng phân quyền trong các hiến pháp tư sản đã bị phá sản, không được thực hiện như mong muốn của chính những người sáng lập ra nó.

  1. Dân chủ không phụ thuộc vào tam quyền phân lập

Hô hào phân quyền, nhiều người thường hết lời ca ngợi Hoa Kỳ – một “mẫu hình dân chủ”, “thành công nhất” về “tam quyền phân lập”. Nhưng họ lại che dấu một thực tiễn chính trị của Hoa Kỳ rằng, phân quyền chỉ có trong bản văn mà thôi. Dù Hiến pháp có phân quyền thế nào, thì lập pháp, hành pháp và tư pháp vẫn “tam hành” và dắt tay nhau để thực hiện quyền lực nhà nước của giai cấp tư sản một cách rất ngoạn mục. Mọi điều trong Hiến pháp Hoa Kỳ hiện nay đều thể hiện rất rõ điều này. Công thức ngắn gọn của nó là: Tổng thống (hành pháp) vẫn lèo lái Lưỡng viện (lập pháp) bằng ý chí của mình; ngược lại, Lưỡng viện thì luôn muốn chấp chính, áp đặt ý chí lên Tổng thống; còn Tòa án (tư pháp) vừa tuân theo ý chí của Lưỡng viện và Tổng thống, song cũng luôn ham muốn và trở thành “Chính phủ của những ông Tòa” như lịch sử nước Hoa Kỳ đã “ghi tạc” từ năm 1880-1940.

Vậy là, “mẫu hình” tam quyền phân lập của Hoa Kỳ dù có hô hào dân chủ, đòi thực thi “tam quyền phân lập” nhưng trên thực tế có làm được thế đâu. Theo đó, dân chủ không phụ thuộc vào “tam quyền phân lập”. Hơn nữa, trên thế giới hiện nay, để thực hiện quyền lực của nhân dân, nhà nước không chỉ thực hiện theo lối “tam quyền” mà có cả “tứ quyền”, “ngũ quyền” nữa. Xét đến cùng, Hoa Kỳ cũng không phải là “mẫu hình” của “tam quyền phân lập”, mà ở đó vừa có cả “tứ quyền” – quyền lực của các đảng của giai cấp tư sản và “ngũ quyền” hay còn gọi là “quyền lực thứ năm” – quyền của báo chí, nếu xét đúng với bản chất lãnh đạo, chế ước, kiểm soát, thâu tóm và dẫn dắt quyền lực của nó.

Xét cho đến cùng, các thứ quyền lực đó không quan trọng và đều trở nên vô nghĩa nếu không bảo đảm nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Trong khi bản chất Hiến pháp Hoa Kỳ về cả hình thức lẫn nội dung thể hiện trong đời sống chính trị – pháp lý đã làm phân rã quyền lực của nhân dân ngay từ các nguyên tắc phân quyền đầu tiên, để các chính đảng tư sản thay nhau cầm quyền mà độc quyền, độc tài lãnh đạo và quyết định; thì hiến pháp của nhiều nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam lại trung thành với nguyên tắc căn bản nhất là tập trung quyền lực vào nhân dân. Sự thống nhất ở chỗ mọi quyền lực đều tập trung ở nơi dân, PHÂN CÔNG quyền hạn là do dân. Nhân dân thống nhất quyền lực nhà nước trong tay mình và phân công theo một mối duy nhất là Quốc hội. Rồi bắt đầu từ Quốc hội, nhân dân phân công cho các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Vì vậy, không chỉ người Việt Nam mà cả nhiều nhà nghiên cứu chính trị nước ngoài đã khẳng định Nhà nước Việt Nam là thiết chế theo nguyên tắc tập quyền. Tuy nhiên, cần phải thấy rõ cái bản chất tập quyền này là TẬP QUYỀN DÂN CHỦ, và còn nữa là TẬP TRUNG DÂN CHỦ, với đúng nghĩa “dân là chủ” và “dân làm chủ”; chứ dứt khoát không phải là tập quyền chuyên chế quân chủ và cũng phủ định luôn cả tập quyền tư sản.

Từ lý thuyết về sự phân quyền đến thực tiễn chính trị – pháp lý trên đây đều khẳng định “tam quyền phân lập” không phải là một mẫu hình của dân chủ. Dân chủ phụ thuộc vào bản chất chế độ đó có thực sự đại diện và phục vụ cho nhân dân lao động hay không, hay chỉ là phục vụ cho thiểu số những kẻ bóc lột giàu có luôn “khoa môi múa mép” về “dân chủ” lẫn “tam quyền phân lập”. Mà ở đó, ông Cao là một kẻ “ăn theo và nói leo”, giả danh “dân chủ”; hơn nữa đó là một mưu đồ của những kẻ thù địch với nhân dân lao động, nhưng luôn lợi dụng và kích động nhân dân chống lại chính những lợi ích chính đáng vốn đã đổ bao xương máu mới có được như ngày hôm nay.

Bài học dạy ông về “tam quyền phân lập” như vậy đã đủ chưa? Chắc rằng, ông sẽ hiểu rõ hơn khi quyền lực của nhân dân lao động Việt Nam tất yếu sẽ được thực hiện thắng lợi trước hết là bằng tinh thần và ý chí ở Đại hội XII này của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

3 thoughts on “Dạy ông Trần Quý Cao về bản chất của tam quyền phân lập

  • 3 Tháng Hai, 2016 at 10:20 sáng
    Permalink

    Dù là tam quyền phân lập hay với tên gọi gì đi nữa, các thứ quyền lực đó không quan trọng và đều trở nên vô nghĩa nếu không bảo đảm nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, nhân dân không được “là chủ” và được “làm chủ”. Với bản chất dân chủ, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên nguyên tắc tôn trọng tối đa quyền “là chủ” và “làm chủ” của đông đảo nhân dân, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước đều có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và được quy định trong Hiến pháp. Cổ súy cho mô hình “tam quyền phân lập” kiểu Phương Tây, thực chất ông Trần Quý Cao đang mưu đồ phá hoại sự đoàn kết nhất trí trong bộ máy Nhà nước, hòng xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy Nhà nước và đối lập Nhà nước với nhân dân!

    Reply
  • 17 Tháng Hai, 2016 at 2:03 chiều
    Permalink

    Tại Đại hội XI của Đảng, tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta nhấn mạnh chủ trương xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng khác xa với nhà nước pháp quyền tư sản. Vì vậy, những ý kiến “khuyên” nhân dân Việt Nam nên xây dựng nhà nước “tam quyền phân lập” thực chất là kích động tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; xóa bỏ vai trò Đảng lãnh đạo Nhà nướ

    Reply
  • 23 Tháng Hai, 2016 at 7:43 sáng
    Permalink

    Ông Cao à, Quyền lực nhà nước không phải là sự cộng lại đơn thuần của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, mà có thể yêu cầu chúng tách biệt, độc lập khỏi nhau. Không có một cơ quan nào thuần tuý chỉ thực hiện một quyền, mà không tham gia vào việc thực hiện các quyền khác. Không có một quyền nào chỉ được thực hiện duy nhất bởi một cơ quan mà không có sự tham gia của các cơ quan khác. Trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, các cơ quan không thể độc lập hành xử quyền hạn của mình. Các cơ quan dù được phân nhiệm thực hiện các quyền khác nhau, nhưng trong quá trình thực hiện quyền hạn của mình đều phải có sự phối hợp với các cơ quan khác. Về thực chất thì quyền lực nhà nước là thống nhất, không thể tách biệt độc lập các lĩnh vực hoạt động của quyền lực nhà nước. Cho nên, Việt Nam không áp dụng thuyết phân quyền theo cách tách biệt các nhánh quyền lực, mà chỉ nên có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.