Formosa đâu phải là “canh bạc”
Trong khi cả nước đang bận rộn để hoàn tất những công việc cuối năm 2016, chuẩn bị đón chào năm mới 2017, thì những kẻ rỗi hơi như Nguyễn Hoàng Hải lại cố nhào nặn để tung lên mạng những thông tin bịa đặt và cách nhìn méo mó về sự cố môi trường do Công ty Formosa gây ra hồi đầu năm. Dù được che đậy bằng những lời lẽ trí trá, thoảng nghe có lý, song sự đời “giấy không gói được lửa” vì qua bài viết này, mục tiêu, tâm địa của Nguyễn Hoàng Hải đã phơi bày, đó là quy kết tội lỗi cho Đảng, Chính phủ và cấp ủy, chính quyền các cấp trong sự cố môi trường; kích động nhân dân chống đối lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Một là, Nguyễn Hoàng Hải cho rằng Formosa là một đại thảm họa, và quy kết sự yếu kém của chính quyền. Nguyễn Hoàng Hải đã tô vẽ rằng chính quyền: “Không có biện pháp khoanh vùng nhiễm độc; Không có cảnh báo về nguồn hải sản bị nhiễm độc; Không có khuyến cáo ngay và kịp thời đến người dân về tình trạng biển bị nhiễm độc; Không hỗ trợ kịp thời cho những hòan cảnh khốn cùng lúc thảm họa xẩy ra…” Không biết dựa trên cơ sở nào mà Nguyễn Hoàng Hải lại quy kết hồ đồ: trái với những gì lẽ ra phải được thực thi cấp tốc ngay từ đầu, thì chính quyền lại tiếp nhận thông tin về thảm họa môi trường một cách “bí mật và khó hiểu”. Nếu Nguyễn Hoàng Hải là người bình thường, thì phải nhận thấy rằng ngay sau khi sự cố môi trường xẩy ra ở vùng biển miền Trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã liên tiếp chỉ đạo các cơ quan ban ngành chức năng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng và yêu cầu khẩn trương làm trõ nguyên nhân. Xác định đây là sự cố rất nghiêm trọng liên quan đến lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích nhân dân, nên Chính phủ đã chỉ đạo rất thận trọng trong việc điều tra nguyên nhân, cho đến kết luận về sự cố môi trường biển. Với sự kiên quyết chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường; gần 100 nhà khoa học gồm các chuyên gia Đức, Israel, Nhật Bản đã vào cuộc để tìm nguyên nhân dẫn đến sự cố môi trường ở miền Trung.
Đến ngày 29 tháng 6 năm 2016, tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Formosa thừa nhận công ty là thủ phạm gây sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung. Đại diện cho 6.300 cán bộ, nhân viên đã có lời xin lỗi và cam kết các trách nhiệm liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường, bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân ở những vùng bị thiệt hại với số tiền là 11.500 tỉ đồng tương đương 500 triệu USD. Đến nay, có thể nói rằng với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và của cả hệ thống chính trị những bức xúc của ngư dân đối với Công ty Formosa được giải quyết, tình hình an ninh – chính trị – xã hội ở các khu vực bị ảnh hưởng đã ổn định trở lại. Ngư dân đồng thuận, chấp nhận mức đền bù, tiếp tục ra khơi, bám biển để khai thác nguồn lợi tự nhiên từ biển, đảo; cuộc sống của ngư dân trở lại bình thường. Điều đó cho thấy chủ trương, biện pháp giải quyết của các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương là đúng đắn, hợp lý, hợp tình nhằm giải quyết thấu tình, đạt lý mối quan hệ giữ nhà nước, doanh nghiệp và người dân, trong đó đặc biệt coi trọng lợi ích và sự đồng thuận của nhân dân.
Hai là, Nguyễn Hoàng Hải đã chê bai nhà đầu tư và cho rằng đây là “canh bạc định mệnh”. Xét từ góc độ kinh tế – xã hội, việc đầu tư xây khu công nghiệp Vũng Áng thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh là một chủ trương hoàn toàn đúng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khu công nghiệp Vũng Áng đi vào hoạt động đã tạo công ăn, việc làm cho hàng chục vạn lao động ở Hà Tỉnh và các tỉnh lân cận, mang lại nguồn thu ngân sách rất lớn cho địa phương. Biến khu vực nam Kỳ Anh một vùng đất hoang sơ thành khu công nghiệp, khu đô thị. Những hộ dân đã hy sinh nơi chôn nhau, cắt rốn của mình di dời đến nơi ở mới do giải phóng mặt bằng cho khu công nghiệp được tái định cư, có cơ sở hạ tầng khá tốt, có đất đai canh tác đã nhanh chóng ổn định cuộc sống. Công bằng mà nói nếu không có việc xả thải gây ra sự cố môi trường thì việc thu hút đầu từ nước ngoài, tạo điều kiện cho Công ty Formosa đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp Vũng Áng là chính sách hoàn toàn đúng đắn. Việc Công ty Formosa đầu tư hàng chục tỉ USD vào khu vực này chắc không phải là để ‘đánh bạc” nhằm gây “sự cố môi trường” như cách mà Nguyễn Hoàng Hải hiểu, chắc các nhà kinh doanh không đến nỗi thừa tiền để mua lấy sự cố, chuốc lấy Scandal, hay tìm các đánh bóng tên tuổi như những kẻ rỗi hơi, lắm chuyện. Do vậy, có thể nói đây là sự cố ngoài mong muốn của doanh nghiệp trong đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Ba là, Nguyễn Hoàng Hải nhắc đến “bóng dáng” và “hành động” của các nhà dân chủ, những tổ chức xã hội dân sự. Lẽ ra thì Nguyễn Hoàng Hải nên quên đi, đừng nhắc tới vì những hành động xấu xa của họ. Họ vì dân thật ư…; họ hỗ trợ dân chăng… Không, hoàn toàn không. Vì đây thực ra là cái cớ để các nhà dân chủ kiếm tiền đút túi. Họ cho dân thì ít, kích động dân thì nhiều. Cho cái gì họ cùng ra điều kiện… Kỳ lạ thay các nhà dân chủ, họ giúp dân bằng cách đòi dân phải tỏ ra chống đối chính quyền! phải đi biểu tình! Không biết họ thiện nguyện kiểu gì mà lại kích động phụ huynh ở các xã Kỳ Hà, Kỳ Lợi không cho trẻ em đến trường? mặc dù chính quyền đã có chính sách miễn học phí cho con em ngư dân chịu ảnh hưởng sự cố môi trường!
Từ những vấn đề trên giúp chúng ta nhìn thấy bộ mặt thật và dã tâm của Nguyễn Hoàng Hải là muốn lăng xê, tôn vinh đám dân chủ vì đã có những thành tích bất hảo như biến sự cố môi trường thành vấn đề chính trị; tuyên truyền, kích động biểu tình, chống đối chính quyền; quấy rối cuộc sống bình yên của nhân dân; cản trở trẻ em đến trường… vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, vi phạm những quan hệ ứng xử, quy tắc, chuẩn mực xã hội.
Tóm lại, việc dựng chuyện rỉa rói, để kiếm ăn là chiêu bài của bọn đội lốt dân chủ, của những kẻ cơ hội chính trị như Nguyễn Hoàng Hải cùng bè nhóm có tâm địa xấu xa, đen tối. Với những đối tượng này cần nghiêm trị bằng pháp luật, vì chúng luôn cố tình xuyên tạc, tìm cách chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quấy rối cuộc sống thường ngày của chúng ta./.