Giấc mơ của những kẻ “thiểu năng”, bán nước, hại dân
Nhân sự kiện Tổng tuyển cử tại Myanmar vừa qua, trên nhiều trang mạng xã hội đã xuất hiện nhiều khẩu hiệu vô nghĩa như: “Đến bao giờ Việt Nam có cuộc bầu cử tự do như Miến Điện”; “Tôi thách thức Đảng Cộng sản Việt Nam dám làm như Myanmar”…của những “con kền kền dân chủ”. Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện “khẩu hiệu” mang tên “Để không còn là giấc mơ” của “nhà dân chủ” giả hiệu Song Chi. Có lẽ đây là “lối mòn” mà các “nhà dân chủ” đã quen chân. Những “khẩu hiệu” trên không ngoài mục đích phục vụ cho âm mưu chính trị đen tối, muốn thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam, hướng đất nước ta theo quỹ đạo của Mỹ và các nước phương Tây.
Sự thật về “Giấc mơ Myanmar” ?
Mở đầu bài viết, “nhà dân chủ” Song Chi đã vẽ ra viễn cảnh về “Hành trình thay đổi về hướng tự do, dân chủ một cách hòa bình” với các sự kiện “cách mạng hoa nhài”, “cách mạng màu”… bắt đầu từ Tunisia rồi sau đó lan ra các nước Hồi giáo Ả rập ở Bắc Phi và Trung Đông, rồi đến sự kiện tổng tuyển cử ở Myanmar. Từ đó, “nhà dân chủ” này đưa ra nhận định hàm hồ, thô thiển rằng đây là những “giấc mơ” của Việt Nam.
Ngày 8/11, tại Myanmar đã diễn ra cuộc Tổng tuyển cử, với hơn 33,5 triệu cử tri đi bỏ phiếu, tại hơn 46 nghìn điểm bỏ phiếu trên toàn quốc. Theo các nguồn tin báo chí thì cuộc Tổng tuyển cử đã thành công tốt đẹp. Chiến thắng thuộc về Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, với 390 ghế tại quốc hội Myanmar. Đây là một sự kiện lịch sử của Myanmar, bởi nó là cơ hội đưa quốc gia Đông Nam Á này tiếp cận gần hơn với nền dân chủ. Nhiều người dân Myanmar đã phải chờ đợi suốt 25 năm để có cơ hội tham gia vào cuộc bỏ phiếu tự do, dân chủ, công khai này. Một cử tri Myanmar cho biết : “Tôi rất vui mừng được bỏ phiếu. Tôi mất ngủ cả đêm nên đến nơi bỏ phiếu sớm. Tôi bỏ phiếu vì muốn đất nước thay đổi. Tôi nghĩ rằng bà Aung San Suu Kyi sẽ giành chiến thắng nếu đây là một cuộc bầu cử tự do và công bằng thực sự”. Rõ ràng, những thông tin ấy cho thấy, với cuộc tổng tuyển cử này, “giấc mơ” của người dân Myanmar – giấc mơ trở thành người chủ thực sự của đất nước, mới bước đầu thành hiện thực.
Còn ở Việt Nam, “giấc mơ” này đã thành hiện thực từ những năm đầu của thế kỷ XX. Ngày 06/01/1946, trong không khí vô cùng phấn khởi, với tinh thần dân tộc dâng cao chưa từng có sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, toàn thể nhân dân Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt già, trẻ, gái, trai đã nô nức đi bỏ phiếu, lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là mốc son trong lịch sử dân tộc mà không người Việt Nam nào không biết tới.
Tất nhiên, mỗi một quốc gia có một thể chế chính trị riêng biệt, có bước phát triển riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn của mình, nhưng có thể thấy người dân Myanmar đạt được “giấc mơ” của mình muộn hơn người dân Việt Nam đến hơn nửa thế kỷ! Hẳn “nhà dân chủ” Song Chi đã cố ý quên đi điều thực tế hiển nhiên này.
Dân chủ ở Việt Nam không phải giấc mơ xa.
Từ nhận thức thiển cận và dã tâm chính trị đen tối, “nhà dân chủ” Song Chi đã trắng trợn vu cáo, xuyên tạc tình hình dân chủ ở Việt Nam. Điều ngu xuẩn và trơ trẽn nhất của Song Chi là khẳng định: Ở một quốc gia chỉ có một đảng lãnh đạo như Việt Nam “thì làm thế nào mà phong trào dân chủ có thể lớn mạnh nổi”. Và rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã “phá nát xã hội”, làm cho người dân ngày càng “thờ ơ về chính trị”… Đây hoàn toàn là những “điệp khúc” cũ, sử dụng chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, hòng từng bước làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Lý luận và thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới ngày nay cho thấy, bản chất của một nền dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay một đảng, mà phụ thuộc vào Đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của ai, sử dụng quyền lực nhà nước vào những mục đích gì. Ở nước ta, sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là lựa chọn của lịch sử, hợp quy luật khách quan trong sự vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam. “Đa đảng” – điều đó không phù hợp với thực tiễn phát triển của nước ta và đã bị lịch sử “đào thải”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân chủ trở thành bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước.
Dân chủ ở nước ta được tăng cường và có cơ chế để bảo đảm thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Quyền lực nhà nước thuộc về toàn dân, chứ không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân có quyền tố cáo, khiếu nại các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Rõ ràng, gần gũi và sống động nhất về dân chủ trong chính trị ở nước ta ở thời điểm hiện nay là việc góp ý kiến vào dự thảo các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Đảng tôn trọng tiếp thu tối đa mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, kể cả các ý kiến phản biện mang tính xây dựng. Quyền của người dân còn được thể hiện qua các cơ quan đại diện như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội.. Mọi vấn đề thiết yếu của đất nước đều được Đảng, Nhà nước, Quốc hội đưa ra bàn thảo, xin ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân trước khi quyết định.
Từ việc phát huy dân chủ rộng rãi, người dân Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ già đến trẻ đều quan tâm đến chính trị, những vấn đề gắn với thực tế cuộc sống. Người Việt Nam nhận xét về chính trị rất tinh tế, thể hiện qua mối quan tâm từ việc cây xanh của Thủ đô đến vấn đề chủ quyền biển, đảo quê hương. Đồng thời, nhận rõ bộ mặt thật của những “nhà dân chủ”, hoạt động của các “cơ quan truyền thông quốc tế” như BBC, RFA, RFI, VOA… đều là công cụ và bị điều phối bởi các thế lực muốn lật đổ Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay. Và, những kẻ tự xưng là “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhân quyền” như Song Chi đang cố chứng minh rằng người dân Việt Nam thơ ơ với chính trị, chẳng khác nào “gắp lửa bỏ tay người”.
“Giấc mơ” mà “nhà dân chủ” Song Chi vẽ ra cho Việt Nam từ sự kiện Tổng tuyển cử của Myanmar, tựu chung là sự bịa đặt, xuyên tạc, nhằm phủ định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn thay đổi “quỹ đạo” chính trị của Việt Nam, cản trở bước phát triển của dân tộc Việt Nam. “Giấc mơ” đó thực sự chỉ tồn tại trong đầu những kẻ “thiểu năng”, bán nước, hại dân như Song Chi./.
Dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước. Chúng ta đã và đang từng bước hoàn thiện nền dân chủ, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ ở nước ta được thể hiện, tăng cường và có cơ chế để bảo đảm thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nếu không tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân thì không thể có những sinh hoạt dân chủ như vậy.
Chỉ những kẻ “thiểu năng” như Song Chi mới không thể nhận ra điều ấy. Chúng không tiếc lời ca tụng, khuếch trương quan điểm dân chủ, nhân quyền của phương Tây, đồng thời trắng trợn vu cáo, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; nhằm phục vụ cho “giấc mơ” hoang đường và mưu đồ chính trị đen tối của chúng. Những lời lẽ và hành động đáng bị lên án và trừng trị nghiêm minh.
Thực ra, Song Chi xét cho cùng cũng chỉ giống như chiếc “đĩa hát” mà thôi. Những luận điệu hàm hồ của Song Chi về nền dân chủ của Việt Nam chỉ là “tích xưa diễn lại”, là ý đồ nham hiểm, thâm độc của bọn “đạo diễn chính trị”, còn Song Chi đóng vai “ca sĩ hát nhép”. Những luận điệu ấy xuyên tạc, vu khống trắng trợn về nền dân chủ ở Việt Nam, cổ xúy cho cái gọi là “dân chủ Tây phương” hoàn toàn xa lạ và nhất quyết không phù hợp với lịch sử, văn hóa và điều kiện thực tế của Việt Nam. Song Chi à, dân chủ không phải và càng không thể là một công thức dập khuôn cho toàn thể các quốc gia dân tộc. Ở Việt Nam, dân chủ được tiến hành rộng rãi và thực chất để phát huy tối đa quyền lực của nhân dân. Cho nên, Ở Việt Nam không cần đến “giấc mơ dân chủ”, bởi, nó đã thành hiện thực.
“giấc mơ Myanma” – đúng. người dân Myanma mơ cũng phải thôi, bởi nhiều người dân Myanma phải chời đợi 25 năm mới có cơ hội tham gia cuộc bỏ phiếu tự do. nhưng tuyệt nhiên không phải là giấc mơ của người dân Việt Nam – những người được tham gia cuộc tổng tuyển cử tự do với nguyên tắc phổ thông đầu phiểu từ rất lâu rồi, ngay sau ngày đất nước giành được độc lập bởi cho đất nước độc lập ngày 6 tháng 01 năm 1946. tiếc rằng Song Chi hoặc giả là kẻ theo đuôi thực dân đế quốc mà chưa được tham gia cuộc tổng tuyển cử nào, hoặc giả đã được tham gia rồi nhưng vì lú lẫn mà quyên thì có chăng “giấc mơ Myanma” là của riêng hắn. nên lời thách thức của hăn “Tôi thách thức Đảng Cộng sản Việt Nam dám làm như Myanmar” cũng chẳng có nghĩa lý gì. Nó đã được thực hiện cach đây gần 70 năm, cái ngày mà Song Chi còn chưa ra đời, có lẽ vì lười đọc sách mà hắn không biết, hay biết mà tự bịt mắt như mù để nói sằng thì có ai nghe.
Gần 70 năm đã qua kể từ thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 của nước ta. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành chủ nhân của một nước tự do độc lập, đã khẳng định với thế giới rằng: nhân dân Việt Nam có quyền và đã thực sự có đủ khả năng để tự quyết định vận mệnh lịch sử của mình, tự lựa chọn và dựng xây chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Từ đây, giấc mơ từ bao đời của dân tộc Việt Nam đã trở thành hiện thực, nước ta đã thực sự được độc lập, dân ta đã thực sự được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Song Chi đừng có “đứng núi này trông núi nọ” mà “mơ” hộ những người dân Việt Nam yêu nước. Ở Việt Nam, giấc mơ dân chủ của chúng tôi đã trở thành hiện thực cách đây gần 70 năm rồi!
Đã có một thời “người ta” nói rất nhiều về “giấc mơ Mỹ”. Họ đã mang đến chiếc “bánh vẽ” với biết bao mỹ từ tươi đẹp về một “thiên đường” có thực nơi trần thế. Nào là chế độ phúc lợi xã hội tốt, tiền trợ cấp thất nghiệp đủ để nuôi sống cả nhà; nào là tự do dân chủ tột bậc, thích làm gì thì làm, thích nói gì thì nói (kể cả nhổ nước bọt vào mặt Tổng thống). Họ cũng mơ ước Việt Nam có nền dân chủ như Mỹ. Và bây giờ, khi Myanma chuyển từ quân chủ sang dân chủ, họ lại cũng mơ về một nền “dân chủ kiểu Myanma”. Chao ôi, đến giấc mơ thôi mà sao họ cũng tham thế? Mà đã tham thì ắt sẽ “thâm” bởi họ chả bao giờ được hưởng cái gọi là dân chủ thực sự. Đến những luận điệu mà họ tuôn ra để bàn về dân chủ thì họ cũng chỉ là kẻ “tua đi, phát lại” của người khác, làm và nói theo đạo diễn, chấp nhận là những “con rối” cho người khác giật dây, bán rẻ linh hồn và nhân cách để kiếm những đồng đô la dơ bẩn. Sao không một lần tự mở lòng, lắng nghe tiếng sâu thẳm vọng về từ quá khứ, từ cái hồn nước để mà cảm nhận về đất nước mình nhỉ?
Dân chủ là khát vọng sâu xa, cũng là thành tựu cuộc đấu tranh lâu dài của các dân tộc và của loài người. Tuy nhiên đối với mỗi xã hội, trong những giai đoạn lịch sử nhất định đều có những sự lựa chọn thực hiện hình thức dân chủ cho phù hợp với đặc điểm dân tộc. Trong xã hội Việt Nam hiện nay – xã hội do nhân dân làm chủ – thì dân chủ vừa là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, vừa là cơ chế, phương thức để vận hành quyền lực của nhân dân trong quản lý Nhà nước và tổ chức đời sống xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một nền dân chủ vì con người, phát huy cao độ tính tích cực tự giác và sáng tạo to lớn của con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là quá trình từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, đồng thời đấu tranh kiên quyết chống mọi hành vi vi phạm dân chủ nhất là trắng trợn vu cáo, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam như Song Chi đang làm.