Hãy lấy dân làm gốc

Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện, lan truyền “phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội” do trưởng lão Nguyễn Quang A khởi xướng, nhằm “thúc đẩy, kêu gọi quá trình học tập ở trong nước, nhất là trong giới trẻ hành động để thực thi dân quyền”. Cái gọi là “phong trào tự ứng cử” kia thực ra là những hoạt động mang tính chất cá nhân nhằm phục vụ ý đồ chính trị của một nhóm người lớn tiếng tuyên bố “tự ứng cử đại biểu Quốc hội” trên mạng xã hội và dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo, hối thúc người khác tham gia cùng.  Nhưng thực chất đó là sự giả tạo, ngụy trang bằng những vỏ bọc, lời lẽ tốt đẹp để che lấp cho những việc làm, ý đồ chống phá của chúng. Hưởng ứng “lời kêu gọi” của Nguyễn Quang A, đã có một số nhân vật cốt cán “dân chủ” trong nước như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Lê Văn Luân, Đặng Phương Bích, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Cảnh Bình, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Thành, Nguyễn Công Vượng (Vượng râu), Nguyễn Trung Lĩnh, Võ An Đôn, Phan Văn Phong… nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.

Đã có không ít những dự đoán về tương lai của “Phong trào tự ứng cử độc lập” do Nguyễn Quang A phát động và dự đoán về tương lai của các ứng cử viên tự ứng cử độc lập trên các trang mạng xã hội. Các dự đoán đều đã đưa ra nhận định chung đó là: nghi ngờ về khả năng thành công của “phong trào” dân chủ và các ứng cử viên tự ứng cử độc lập này.

 Sau hiệp thương lần thứ ba thì có thể khẳng định rằng các nhận định trên là hoàn toàn chính xác, “Phong trào tự ứng cử độc lập” do “trưởng lão” dân chủ Nguyễn Quang A khởi xướng và phát động đã thất bại một cách thảm hại. Gần như không có một cái tên nào có thể đủ điều kiện để lọt tiếp vào vòng tiếp theo, khi họ bị chính những người mà họ sẽ là đại biểu loại khỏi danh sách bầu cử trong các “hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm đối với người tự ứng cử của nhân dân nơi cư trú và nơi họ công tác”. Theo kết quả mới nhất, các ứng cử viên độc lập của “Phong trào tự ứng cử độc lập” như ông Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Võ An Đôn, Nguyễn Xuân Diện, Phan Văn Phong, Nguyễn Đình Hà, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Thành, Lê Văn Luân… đều đã không đạt được số phiếu tín nhiệm của cử tri theo quy định. Cụ thể, ông Nguyễn Quang A: 6/75 phiếu ủng hộ; ông Lê Văn Luân: 10/71 phiếu ủng hộ; ông Võ An Đôn: 29/86 phiếu ủng hộ; ông Nguyễn Xuân Diện: 6/66 phiếu ủng hộ; ông Phan Văn Phong: 01/68 phiếu ủng hộ; Phạm Thành: 0/72 ủng hộ; còn các ông bà Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh… thì tự tuyên bố tẩy chay hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm đối với người tự ứng cử nên hội nghị không tổ chức bỏ phiếu.

Ngay sau khi thất bại trong “hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri”, những ứng cử viên độc lập này đã ngay lập tức lu loa và tuyên truyền trên mạng rằng, họ bị “đấu tố”, họ đi tham dự buổi lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri mà như đi ra “pháp trường”. Nguyễn Quang A và đồng bọn đã nhào nặn ra trò hề mang tên Cái gọi là “Bỏ phiếu online”, chúng muốn dùng kết quả bỏ phiếu online để làm đối trọng với kết quả hội nghị cử tri cũng như bôi nhọ, hạ uy tín các ứng viên chính thức được đề cử. Đồng thời vu khống, xuyên tạc chính quyền của chúng ta không minh bạch về tổ chức bầu cử. Qua đó, chúng đưa ra những luận điệu xuyên tạc như: “Cuộc bầu cử này là không chính danh, chỉ là hội nghị của Đảng cộng sản mở rộng”; “Cuộc bầu cử chỉ do Đảng độc diễn, Đảng cử, người dân không có vai trò gì”, “Cuộc bầu cử không có gì mới so với trước đây”, Đảng “phân biệt đối xử và o ép với người tự ứng cử”;… được các “nhà dân chủ Dổm” hưởng ứng la lối om sòm trên mạng Internet.

Đành rằng, nếu chỉ có chính quyền nhận xét hay bỏ phiếu tín nhiệm thì những điều họ lu loa, tuyên truyền còn khiến người ta có thể tin. Nhưng đằng này những người bỏ phiếu tín nhiệm và nhận xét về họ lại chính là những người “hàng xóm láng giềng” của họ, những người đã cư trú, “tối lửa tắt đèn” với họ lâu nay, hay những người đã và đang công tác với họ trong một thời gian dài. Những người mà họ sẽ đại biểu cho quyền và lợi ích nếu như trúng cử đại biểu Quốc hội. Rõ ràng những kiểu tuyên truyền kia chắc chắn chẳng ai tin, chẳng ai nghe được.

Người Việt ta vẫn thường nói, chẳng đâu bằng “hàng xóm láng giềng”, “bán anh em xa mua láng giềng gần” để nói về mối quan hệ gắn bó giữa những người cùng cư trú trong một địa phương, một xóm, làng, tổ dân phố. Ai sống thế nào, tốt hay xấu, có năng lực, có thực tâm, có vì người khác hay không, những người hàng xóm, những bạn bè đồng nghiệp là người nắm và hiểu biết rõ nhất. Vì vậy, không thể nói là tôi tài giỏi, tôi nhân hậu, tôi vì dân, vì nước mà lại bị chính những người dân cùng nơi cư trú, những người cùng công tác với mình phản đối. Nhân dân không bao giờ phán xét sai cho ai điều gì, “vì dân, thương dân, dân lập đền thờ” là câu nói trong dân gian chẳng bao giờ sai.

 Các ứng cử viên độc lập kia tài giỏi ở đâu, có thực sự vì dân, vì nước hay không? người dân không biết. Sống ở nơi cư trú mà không biết ai là hàng xóm, không tham gia bất cứ hoạt động chung nào của cộng đồng liệu có xứng đáng là đại biểu của dân hay không? Họ đã không biết “lấy dân làm gốc”, vậy làm sao có thể trở thành người đại biểu của nhân dân./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “Hãy lấy dân làm gốc

  • 20 Tháng Năm, 2016 at 8:28 sáng
    Permalink

    Là đại biểu của nhân dân phải dựa vào dân, lắng ghe tiếng nói của nhân dân, đại diện cho nhân dân trong bày tỏ nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Còn những kẻ tự ứng cử mà không xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc thì đó chỉ là những con rối chính trị, muốn len lỏi vào các cơ quan quyền lực để chống phá Đảng, Nhà nước.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.