Hoàng Giang giả làm “thày lang”, lẫn sang “thày bói” nói liều về giáo dục Việt Nam

Đọc bài viết “Tương lai của đất nước ở đâu?” của Hoàng Giang trên trang mạng xã hội với đầu đề bài viết, tôi ngỡ đó là người có trách nhiệm, trăn trở trước sự phát triển của đất nước, quan tâm đến người dân. Nhưng nội dung bài viết lại hoàn toàn không phải như vậy. Hoàng Giang đã lấy một vài hiện tượng sai phạm trong giáo dục mầm non làm dẫn chứng để đánh giá, nhận định sai lệch về nền giáo dục Việt Nam. Đằng sau những nhận định, đánh giá đó, Hoàng Giang đã lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin, nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng vào đường lối đổi mới giáo dục hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Ai cũng biết trong quá trình phát triển, không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm – đó là khách quan, song không thể lấy một vài hiện tượng đơn lẻ để “vơ đũa cả nắm” rồi tự nhận định hồ đồ, thiếu khách quan, với cái tâm không sáng và phản động về chính trị.

Ngay từ ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” và căn dặn các em học sinh rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”[1]. Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta vẫn khẳng định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội”[2].

Hiện nay, với những cố gắng không mệt mỏi, Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nước có những thành tựu đáng kể về giáo dục, đào tạo so với nhiều nước có thu nhập tính theo đầu người tương đương. Đồng thời, đã hoàn thành mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) về phổ cập giáo dục tiểu học (năm 2000, nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010). Nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng ngày càng tốt hơn; giáo dục nước ta đã đạt được một số kết quả quan trọng trong các mục tiêu chiến lược (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài); chính sách xã hội về giáo dục đã được thực hiện tốt hơn và ngày càng có hiệu quả hơn; chất lượng giáo dục, đào tạo đã có chuyển biến tích cực; điều kiện đảm bảo cho phát triển giáo dục, đào tạo ngày được tăng cường.

Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng. Giáo dục đại học, cao đẳng ngày càng được mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần dần được đổi mới theo hướng hiện đại. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa.

Nhà nước ta đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo ngày càng tăng, với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi. Các dự án ODA trong giáo dục đào tạo cũng đã dành phần lớn cho giáo dục cơ bản và đang được triển khai với tổng vốn vay hàng trăm triệu USD. Việt Nam cũng đang tiến hành một dự án đặc biệt “Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn” với khoản kinh phí lớn nhằm tạo mọi cơ hội, điều kiện cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đi học. Dự án đã được triển khai tại 219 huyện khó khăn thuộc 40 tỉnh trong cả nước với gần 15.000 điểm trường.

Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng khó khăn. Trước hết là ưu tiên đầu tư theo mục tiêu cho các địa bàn có nhiều khó khăn, phát hành công trái giáo dục để hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn xây dựng trường học kiên cố, đạt chuẩn chất lượng và thực hiện xoá đói giảm nghèo, thông qua đó tạo nhiều cơ hội cho trẻ tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông nội trú và bán trú được củng cố và mở rộng với 13 trường trung ương, 50 trường tỉnh, 266 trường huyện và 519 trường bán trú xã, cụm xã. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh.

Chỉ cần điểm qua vài nét trên cũng đủ để cho Hoàng Giang tỉnh ngộ, nhìn nhận lại để xem mình là ai, không nên nhận định hồ đồ và hãy trút bỏ thói hư, tật xấu để trở về làm người dân lương thiện, đừng làm thuê cho địch kẻo lại phạm tội hại dân, phản quốc. Hoàng Giang hãy làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của người công dân Việt Nam và phải góp sức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[3]./.

[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG – ST, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.35.

[2] Ban Tuyên giáo Trung ương, Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nxb CTQG – ST, Hà Nội, 2013, tr.77.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG – Sự thật, Hà Nội. 2011, tr.70.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

5 thoughts on “Hoàng Giang giả làm “thày lang”, lẫn sang “thày bói” nói liều về giáo dục Việt Nam

  • 10 Tháng Mười Một, 2015 at 2:13 chiều
    Permalink

    xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu nên những năm qua Đảng ta đã rất quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục và đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ: đã hoàn thành mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) về phổ cập giáo dục tiểu học (năm 2000, nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010… Vậy mà Hoàng Giang lại không nhìn thấy điều đó, mà chỉ thấy một số khuyết điểm trong giáo dục mầm non, và tệ hơn hắn lại lấy một số hiện tượng đó để đánh giá cả một nền giáo dục. Nghe như vậy mọi người sẽ nhận ngay rằng, đó là kẻ quá hồ đồ, nông cạn về nhận thức thì mới lẫn lộn giữa hiện tượng và bản chất như vậy.

    Reply
  • 11 Tháng Mười Một, 2015 at 12:51 sáng
    Permalink

    Những năm qua nền giáo dục nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đáng khích lệ, Giáo dục và đào tạo được coi là một quốc sách hàng đầu, được ưu tiên đầu tư phát triển, song bân cạch đó cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, bất cập ở một số vấn đề nhất định. Tuy nhiên, việc Hoàng Giang đã lấy một vài hiện tượng sai phạm trong giáo dục mầm non làm dẫn chứng để đánh giá, nhận định về nền giáo dục Việt Nam là một sự so sánh khập khiễng, từ đó đưa ra những kết luận không chính xác về thực tiễn nền giáo dục ở VIệt Nam. Thực chất đây là một hành động cố ý, có chủ đích nhằm gây hoang mang trong dư luận xã hội, từ đó làm cho lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, gây mất ổn định xã hội. Hành động này của Hoàng Giang cần phải lên án mạnh mẽ và nghiêm trị theo pháp luật!

    Reply
  • 30 Tháng Mười Một, 2015 at 3:11 chiều
    Permalink

    Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chăm lo với nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp cụ thể, thiết thực. Do đó, giáo dục- đào tạo ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, khâm phục.
    Những lời lẽ “bói toán” một cách mù quáng, vô căn cứ của Hoàng Giang chỉ nhằm mục đích duy nhất là làm rối loạn tình hình chính trị, xã hội đất nước, phục vụ cho âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Hoàng Giang hãy tỉnh ngộ trước khi quá muộn!

    Reply
  • 30 Tháng Mười Một, 2015 at 3:17 chiều
    Permalink

    Những luận điệu “bói toán” của Hoàng Giang về giáo dục Việt Nam chỉ là một trong những thủ đoạn nhằm gây rối loạn tình hình chính trị, xã hội ở nước ta, phục vụ cho âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Lời lẽ hồ đồ, dã tâm đen tối của hắn đáng bị lên án và trừng trị.

    Reply
  • 1 Tháng Mười Hai, 2015 at 1:10 sáng
    Permalink

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” và căn dặn các em học sinh rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Vậy mà vẫn có kẻ cố tình không hiểu, xuyên tạc nền giáo dục Việt Nam, thật xấu hổ thay cho kẻ đã từng là công dân Việt Nam.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.