Không thể bóp méo sự thật về nhân quyền Việt Nam
Bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn thường xuyên xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, làm cộng đồng quốc tế hiểu không đúng thực chất dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Đặc biệt là, Phạm Chí Dũng tiếp tục có những luận điệu lạc lõng về tình hình nhân quyền Việt Nam sau khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (UNHRC).
Trước tiên, cần khẳng định rằng việc Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (UNHRC) không liên quan và không ảnh hưởng tới tình hình nhân quyền Việt Nam. Ngày 19/6/2018, Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, với cáo buộc tổ chức này “đạo đức giả và chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân” vì quan điểm chống Israel và thiếu cải cách. Quyết định trên, được công bố trong bối cảnh Mỹ đối diện những chỉ trích nặng nề từ dư luận khi siết chính sách nhập cư khiến trẻ em bị tách khỏi cha mẹ ở biên giới Mỹ – Mexico. Trong lịch sử, Mỹ đã từ chối tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, khi cơ quan này được thành lập vào năm 2006 để thay thế cho Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc ngừng hoạt động trong cùng năm. Tới năm 2009, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama đã gia nhập hội đồng này. Với việc tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ngày 19/6/2018, Mỹ cũng là thành viên đầu tiên tự rút khỏi UNHCR kể từ khi thành lập. Phát biểu sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới lấy làm tiếc trước quyết định của Mỹ bởi Hội đồng Nhân quyền được thành lập với sự ủy quyền của Đại hội đồng Liên Hợp quốc và là một nền tảng quan trọng cho tất cả các bên tham gia đối thoại và hợp tác, cũng như đẩy mạnh hợp tác và sự tin tưởng lẫn nhau trong nỗ lực chung nhằm thúc đẩy vấn đề nhân quyền. Rõ ràng, đây là quyết định đơn phương của Mỹ, Việt Nam không liên quan và không bị ảnh hưởng khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (UNHRC). Hoàn toàn không có việc Việt Nam coi đây là một cơ hội lớn để thoát khỏi chính phủ khó chịu nhất khi Mỹ thường xuyên chỉ trích và lên án Việt Nam như những lời xuyên tạc của Phạm Chí Dũng.
Việt Nam tham gia có tinh thần trách nhiệm, đóng góp vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, luôn tích cực bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Ngày 12/11/2013, với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016. Trong suốt nhiệm kỳ là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016, Việt Nam luôn cho thấy là một thành viên nghiêm túc, có trách nhiệm, chủ động, tích cực và xây dựng. Trong 3 năm đảm nhận vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã có đóng góp thiết thực vào thúc đẩy đối thoại và hợp tác; tăng cường tính hiệu quả, minh bạch và cân bằng trong công việc của Hội đồng nhân quyền; đóng góp xây dựng chuỗi giá trị chung của nhân loại.
Việc tham gia Hội đồng Nhân quyền đã giúp tăng cường tiếng nói, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần bảo vệ lợi ích của Việt Nam và các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để đề cao chính sách, thành tựu, nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người…. Ngoài ra, việc là thành viên Hội đồng Nhân quyền cũng giúp Việt Nam có thêm công cụ đấu tranh, phản bác những luận điệu, thông tin sai lệnh về tình hình nhân quyền trong nước; hỗ trợ thúc đẩy quan hệ song phương với các nước. Đối với Việt Nam, việc tham gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền có ý nghĩa to lớn, không chỉ thể hiện cam kết bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, mà còn khẳng định tinh thần trách nhiệm, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong vấn đề nhân quyền.
Về tình hình nhân quyền trong nước, dù là quốc gia đang phát triển và còn nhiều khó khăn, song Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận là một điểm sáng với những nỗ lực không ngừng để mọi người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền con người. Bên cạnh việc không ngừng đảm bảo các quyền công dân về bầu cử, ứng cử, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận… Việt Nam được quốc tế đánh giá rất cao việc đảm bảo cho mọi người dân được hưởng ấm no, tăng trưởng kinh tế ngày càng gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Một trong những thành tựu trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, đó là phát triển kinh tế gắn liền bảo đảm quyền con người, thế giới ghi nhận Việt Nam đi đầu trong thực hiện chủ trương chính sách xóa đói giảm nghèo. Cùng với việc tăng trưởng kinh tế, hầu hết các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội, chỉ số phát triển con người… ở Việt Nam đều có sự thay đổi tiến bộ. Mọi cam kết quốc tế về nhân quyền đều được Việt Nam tuân thủ nghiêm. Chính vì thế, Việt Nam đã 2 lần được tín nhiệm bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa 2001 – 2003 và 2013 – 2016. Rõ ràng, tình hình nhân quyền Việt Nam luôn được đảm bảo và được đông đảo nhân dân, bạn bè quốc tế ghi nhận chứ không như sự bịa đặt cáo buộc của Phạm Chí Dũng./.
Dân chủ, nhân quyền, tôn giáo là 3 “cái cớ” mà các thế lực thù địch thường xuyên vu cáo, chống phá Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Mọi người cần phải cảnh giác trước những luận điệu vu cáo này!
Việt Nam là quốc gia thực hiện rất tốt bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này không ai có thể phủ nhận
Không ai có thể bác bỏ, bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Rõ ràng, tình hình nhân quyền Việt Nam luôn được đảm bảo và được đông đảo nhân dân, bạn bè quốc tế ghi nhận chứ không như sự bịa đặt cáo buộc của Phạm Chí Dũng
Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao Rõ ràng những luận điệu trên chỉ là xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch mà thôi
Tình hình nhân quyền Việt Nam luôn được đảm bảo và được đông đảo nhân dân, bạn bè quốc tế ghi nhận chứ không như sự bịa đặt cáo buộc của Phạm Chí Dũng
Đối với Việt Nam, việc tham gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền có ý nghĩa to lớn, không chỉ thể hiện cam kết bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, mà còn khẳng định tinh thần trách nhiệm, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong vấn đề nhân quyền.
Việt Nam tham gia có tinh thần trách nhiệm, đóng góp vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, luôn tích cực bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Ở Viêt Nam, đảm bảo nhân quyền luôn là đích cuối của Đảng và Nhà nước, không có chuyện vi phạm nhân quyền trên đất nước này.
Phạm chí Dũng là kẻ bịa đặt xuyên tạc tình hình đất nước cần bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật
Mấy tay phản động, bất mãn cứ lấy Mỹ ra làm chuẩn cho nhân quyền. Giờ thấy Mỹ tách trẻ em ra khỏi cha mẹ, bỏ trẻ em vào trại tập trung. Không biết mấy tay đó đã sáng mắt ra chưa?
Cần phải xử lý nghiêm minh đối với những kẻ xuyên tạc tình hình đất nước
Mọi cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền là bịa đặt, vu khống. Tôi là công dân Việt Nam tôi nhận thấy các quyền công dân của tôi luôn được bảo đảm. Phạm Chí Dũng là kẻ bịa đặt, xuyên tạc với âm mưu thâm độc, đằng sau âm mưu đấy chính là bọn phản động, khủng bố, lợi dụng nhân quyền để gây kích động chống phá Đảng, Nhà nước.
Dân chủ, nhân quyền vẫn sẽ là chiêu bài quen thuộc mà các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện được âm mưu thâm độc của mình. Nhưng chúng cần thấy rõ bản chất chế độ ta tốt đẹp.
Thực tế hiện nay là một minh chứng cho thấy chúng ta không ngừng đảm bảo các quyền công dân về bầu cử, ứng cử, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận… Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn thường xuyên xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, làm cộng đồng quốc tế hiểu không đúng thực chất dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Một trong những kẻ “đổi trắng, thay đen” đó là Phạm Chí Dũng. Mọi người hết sức cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc của hắn nhé!
Việc Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (UNHRC) không liên quan và không ảnh hưởng tới tình hình nhân quyền Việt Nam. Đó là điều cả thế giới đều biết Vậy mà, Phạm Chí Dũng lại có những lời lẽ xuyên tác, bóp méo sự thật. Phạm Chí Dũng chắc chưa hiểu câu nói: “bàn tay không thể che cả bầu trời”.
Phạm Chí Dũng cố tình xuyên tạc sai sự thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đúng là kẻ hại dân, hại nước.
Bên cạnh việc không ngừng đảm bảo các quyền công dân về bầu cử, ứng cử, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận… Việt Nam được quốc tế đánh giá rất cao việc đảm bảo cho mọi người dân được hưởng ấm no, tăng trưởng kinh tế ngày càng gắn với tiến bộ và công bằng xã hội