Không thể phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa

Sau khi Đảng ta công bố các Văn kiện của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, đồng bào, chiến sĩ cả nước vui mừng tiếp nhận nó như một luồng gió mới, với tất cả niềm tin về phát triển đất nước trong thời kỳ mới; trong đó, việc Đảng ta kiên định, khẳng định đường lối đổi mới và tiếp tục kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường là một nội dung rất quan trọng. Thế nhưng, một số người có quan điểm đối lập với Đảng ta lại cho rằng, việc thừa nhận và cho phép phát triển kinh tế tư nhân và coi nó là một động lực quan trọng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sai lầm. Theo họ, Đảng ta đã chấp nhận phát triển kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là đã chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Những nhận định sai lầm như vậy được không ít người tung hô, ủng hộ, tán dương, viết nhiều bài tung lên các trang mạng xã hội nhằm “đánh bùn sang ao”, “đánh tráo khái niệm”, cho rằng Đảng ta đã tự mình phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường. Những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã lợi dụng việc Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII để xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó, họ đã tung hỏa mù, gây rối loạn bầu không khí chính trị ở nước ta và chính nó là sự cản trở quá trình nghiên cứu, học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 tới đây. Cần nhận thức rõ rằng, khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta cân nhắc rất kỹ lưỡng và lần đầu tiên công bố tại Đại hội VII của Đảng (năm 1991). Từ đó, khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa đã được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị xã hội. Những người có quan điểm đối lập với Đảng ta có lẽ họ cũng hiểu rằng đó là thuật ngữ chỉ đặc trưng đi lên chủ nghĩa xã hội của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ, trong đó có không ít người là “nhà khoa học”, “học giả uyên bác”. Trong phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đây là một bước tiến vượt bậc.

Tại Đại hội IX của Đảng (năm 2001), Đảng ta đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, khẳng định rõ rằng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế thị trường Việt Nam không phải nền kinh tế thị trường tự do, đồng thời chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà nó chỉ là nền kinh tế thị trường mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Những người có quan điểm đối lập với Đảng đã cố tình xuyên tạc sự phát triển tư duy lý luận của Đảng ta, đặc biệt là họ dựa vào các tiêu chí của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường để cho rằng Đảng ta đã vay mượn khái niệm hay là đánh tráo khái niệm. Theo họ không thể có định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường.

Bởi vì, Việt Nam chưa phải là xã hội chủ nghĩa. Nhưng họ lại quên rằng, việc xác định những đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa có vị trí, vai trò rất quan trọng bởi nó là cơ sở để nhận biết những nhân tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sự xuyên tạc của họ đã bị thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta bác bỏ.

Bởi lẽ, Đảng ta chỉ rõ rằng vì mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; là giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sản xuất, làm ra của cải ngày càng dồi dào để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nhờ đó mà chúng ta xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích người dân vượt khó vươn lên làm giầu chính đáng.

Mục tiêu này thể hiện phát triển kinh tế vì con người chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận hay phục vụ lợi ích của các nhà tư sản trong chủ nghĩa tư bản. Việc một số người cố tình phủ nhận mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hướng đến phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, là lái nền kinh tế nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đó là điều không thể chấp nhận trái với mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã xác định.

Cùng với đó những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã cố tình xuyên tạc phương hướng, phương thức phát triển của kinh tế thị trường. Theo đó, họ cho rằng với nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế là điều khuyến khích, có thể chấp nhận được, nhưng họ không chấp nhận kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; thậm chí họ cho rằng kinh tế nhà nước không thể cùng với kinh tế tập thể đóng vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Họ viện dẫn các mô hình kinh tế phát triển của các nước tư bản, để khuyên Đảng ta không cần phải “mầy mò”, “tìm kim dưới đáy biển” mà nên kế thừa học tập, vận dụng kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa, tự khắc nước ta sẽ phát triển phồn vinh, thịnh vượng. Với đường lối đúng đắn và sáng tạo, Đảng ta khẳng định phương hướng, phương thức phát triển của kinh tế thị trường là nhằm giải phóng mọi tiềm năng, thế mạnh của mỗi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân, vùng miền; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo để thực hiện tốt vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Có khẳng định như vậy thì việc nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ giữa định hướng xã hội và phân phối cũng như định hướng và quản lý điều tiết của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng mới thể hiện rõ định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự khác biệt căn bản giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Việc xác định đường lối quan điểm đúng đắn như vậy nên hơn 30 năm qua, chúng ta từng bước làm rõ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Qua đó, từng bước xác định lộ trình thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong Cương lĩnh thông qua Đại hội VII, Đảng ta xác định: mục tiêu của chặng đường đầu là thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới xã hội ổn định, vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng đường sau (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51, trang 137).

Việc khẳng định như vậy đã chỉ rõ mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng nước ta trong đó việc xác định mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với bước đi phù hợp là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, Đảng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng việc định nghĩa “định hướng xã hội chủ nghĩa mới chỉ sử dụng chủ yếu trong phát triển kinh tế thị trường”, cho nên đặt ra việc sử dụng khái niệm này có mặt còn chưa bảo đảm sự thống nhất trong phát triển kinh tế thị trường, nhất là đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự phát triển của kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa.

Đương nhiên, sự giải thích và nhận thức về bản chất của vấn đề trên là một quá trình và sau mỗi một kỳ đại hội chúng ta ngày càng sáng rõ hơn vấn đề trên. Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị đã triệt để khai thác điểm này để xuyên tạc và rêu rao sự không thống nhất trong các văn kiện Đảng, Nhà nước, sự thiếu đồng thuận trong tổ chức thực hiện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Cần phải nhìn rõ rằng từ Đại hội VII đến Đại hội XII của Đảng, tư duy lý luận của Đảng ta về kinh tế thị trường ngày càng phát triển, Đảng đã phân tích và làm sâu sắc hơn các tiêu chí của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường cũng như đề cập đúng mức việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, cho dù có lúc, có điểm việc giải quyết mối quan hệ này chưa đồng bộ và toàn diện hoặc chưa phân tích, làm rõ định hướng về mối quan hệ giữa kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Không thể “nhìn thấy cây mà không thấy rừng” cũng như không thể vơ đũa cả nắm, chỉ có thể nhìn nhận một cách đúng đắn định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta qua 30 năm đổi mới và dựa chắc vào sự phát triển của thực tiễn và tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những thành tựu, kết quả mà nhân dân ta đạt được thì mới tránh khỏi cách nhìn nhận thiên kiến, hẹp hòi, phiến diện mà một số người có quan điểm đối lập với Đảng đã và đang “lải nhải” trên các trang mạng xã hội thời gian gần đây./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

3 thoughts on “Không thể phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa

  • 22 Tháng Sáu, 2017 at 1:53 chiều
    Permalink

    Mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.

    Reply
  • 24 Tháng Sáu, 2017 at 6:19 chiều
    Permalink

    Phải nói nhiều hơn nữa nhé

    Reply
  • 3 Tháng Bảy, 2017 at 9:27 sáng
    Permalink

    ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN LÀ SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NHẰM XÂY DỰNG MỘT NỀN KINH TẾ TỰ CHỦ VỚI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CAO ĐƯA ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG VÀ BỀN VỮNG DÙ CÓ CỐ TÌNH XUYÊN TẠC CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CŨNG KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH TỰU KINH TẾ CỦA ĐẤT NƯỚC TA.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.