KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRÊN LĨNH VỰC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Những ngày gần đây, trên trang mạng (Danlambao), Võ Ngọc Ánh có một số bài viết bôi nhọ, nói xấu, nhằm mục đích phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam về vấn đề văn học nghệ thuật. Với tiêu đề “Tự do kích hoạt sáng tạo”, Võ Ngọc Ánh cho rằng: “Văn học Việt Nam trước năm 1945 để lại những tên tuổi Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận… Tác phẩm của họ đã lay động nhiều thế hệ Việt Nam bởi tính sáng tạo, sự lãng mạn, bay bổng, giải thoát… Thế nhưng, cũng những con người ấy, từ ngày theo cộng sản tác phẩm của họ trở nên khô cứng, gò bó, người đọc không còn thấy ở đó sự sáng tạo. Từ năm 1945 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nền nghệ thuật nước nhà không để lại được những tác phẩm thật sự có giá trị nhân văn, nghệ thuật”.
Đây là quan điểm hoàn toàn sai trái, bịa đặt, và cố tình xuyên tạc sự thật của Võ Ngọc Ánh. Chúng ta đều biết, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận đều là những nhà thơ lớn, là những nhà văn hóa tiêu biểu, cuộc đời và sự nghiệp thi ca của các ông gắn bó chặt chẽ với đời sống của Dân tộc và sự nghiệp Cách mạng của Việt Nam. Các sáng tác thơ và tác phẩm phê bình trên nhiều phạm vi của các ông có ảnh hưởng rộng rãi và có tác động tích cực đến đời sống văn học và văn hóa Việt Nam hiện đại. Đặc biệt, sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Huy Cận, Chế Lan Viên cũng như Xuân Diệu, cùng với nhiều nhà thơ mới khác của Việt Nam đã thực sự hòa mình vào cuộc sống mới, cuộc sống tự do, hạnh phúc – cuộc sống do nhân dân lao động Việt nam làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính trong không khí độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc đó, những tác phẩm thơ, văn, với tiêu đề tươi sáng, lạc quan, tràn đầy sự sống đã liên tục ra đời.
Với Xuân Diệu, có thể kể đến một số tác phẩm như: Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954), Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giàu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982). Huy Cận, sau năm 1945 đã xuất bản 25 tập thơ với các tác phẩm nổi tiêng lạc quan, tràn đầy sự sống như: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984). Chế Lan Viên với nhiều tập thơ đồ sộ như: Gửi các anh (1954), Anh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973), Ngày vĩ đại (1976), Hái theo mùa (1977), Ta gửi cho mình (1986)… và nhiều tập thơ khác, ngoài ra, Chế Lan Viên còn có nhiều tác phẩm văn học, tiểu luận phê bình.
Những dẫn chứng trên đây cho thấy, các tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên phần lớn đều được sáng tác từ sau năm 1945 (tức là sau Cách mạng Tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam), những tác phẩm viết trong giai đoạn này không hề thiếu sự sáng tạo, khô cứng, gò bó, mà ngược lại đây là những tác phẩm hết sức sáng tạo, nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng to lớn đến các thế hệ người dân Việt Nam, đặc biệt Chế Lan Viên là điển hình cho việc kiên trì, mạnh dạn đi theo hướng đổi mới cách mạng để tìm kiếm một tiếng thơ cho thời đại mới, Chế Lan Viên ngoài sự thể hiện tư tưởng tình cảm chính trị cao cả còn mang tính nhạy cảm cao trong phát hiện ý nghĩa chính trị của hiện tượng đời sống xã hội phong phú.
Đến đây có thể kết luận, Võ Ngọc Ánh và những kẻ có cùng quan điểm như y đã không hề có sự hiểu biết thực tiễn về các nhà thơ này cũng như nền văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung kể từ sau năm 1945. Thực chất những quan điểm trên của Võ Ngọc Ánh chỉ là những luận điệu cố tình phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động thực hiện âm mưu của chúng, những luận điệu trên đây cẩn phải đấu tranh, bác bỏ.
Pingback:KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRÊN LĨNH VỰC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT |
Nhất trí với tác giả: “Chính trong không khí độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc đó, những tác phẩm thơ, văn, với tiêu đề tươi sáng, lạc quan, tràn đầy sự sống đã liên tục ra đời.”
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật.