Nguyễn Đình Cống – Kẻ phá hoại chống tham nhũng ở Việt Nam(Kỳ hai)
2. Không phải chỉ có thực hiện “tam quyền phân lập” mới chống được tham nhũng
Tiếp tục luận điệu xuyên tạc và phản động đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nguyễn Đình Cống đã cho rằng, muốn loại bỏ tham nhũng phải thực hiện “tam quyền phân lập”. Luận điệu này của Cống có tính tuyệt đối hóa và cực đoan, thiếu cơ sở khoa học thực tiễn và nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Thể chế “tam quyền phân lập” không ngăn ngừa được sự nảy sinh nạn tham nhũng. Trên thế giới hiện nay, các nước tư bản hầu hết vận dụng thuyết “tam quyền phân lập” trong xây dựng, tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước với nhiều biến thể khác nhau như cộng hòa tổng thống, cộng hòa nghị viện, quân chủ lập hiến… Trong nhà nước tư sản hiện đại, thể chế “tam quyền phân lập” đi liền với chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Tính hình thức của phân quyền này làm cho công dân lóa mắt, ảo tưởng về sự đối trọng nhau giữa các nhánh quyền lực. Song, sự đối trọng đó chỉ là sự đối trọng của các nhóm lợi ích về thực thi quyền lực nhà nước tư bản mà đại diện là các đảng chính trị tư sản, chứ không phải đối trọng về lợi ích và quyền lực thống trị của giai cấp tư sản. Vì vậy, dưới thể chế “tam quyền phân lập”, lợi ích và quyền lực thống trị của giai cấp tư sản được che đậy rất tinh vi thì không những không ngăn ngừa được sự nảy sinh nạn tham nhũng, mà còn là môi sinh lý tưởng cho tham nhũng nảy sinh, tồn tại và phát triển hơn.
Thể chế “tam quyền phân lập” không loại trừ được nguồn gốc, nguyên nhân xảy ra tham nhũng, dù nó có kiềm chế được phần nào. Thể chế “tam quyền phân lập” vừa không có khả năng ngăn chặn tham nhũng xảy ra, vừa không phải là phương thức và giải pháp duy nhất để đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Bởi, tự thân nó không những không xóa bỏ được cơ cấu quyền lực, chức vị, quyền lực của tổ chức, cá nhân trong cơ cấu quyền lực, mà còn tăng thêm quyền lực cho tổ chức, cá nhân khi trao cho quyền độc lập cao hơn. Điều này tác động tiêu cực đến đấu tranh chống tham nhũng như trì hoãn, né tránh, phủ quyết các hoạt động đấu tranh chống tham nhũng khi các hoạt động đó không phù hợp với lợi ích của nhóm mình. Từ xa xưa đến nay, lịch sử luôn chứng minh, lợi ích luôn gắn liền với hoạt động của con người, con người hành động là vì lợi ích. C.Mác đã chỉ ra rằng, “Tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính với lợi ích của họ”. V.I.Lênin cũng nhấn mạnh, “Lợi ích là cái kích thích hành vi của con người. Lợi ích có cả lợi ích chân chính và có cả lợi ích bất chính. Những kẻ tham nhũng là những kẻ quên đi lợi ích chân chính mà chỉ chăm chắm vào lợi ích bất chính miễn có lợi cho bản thân và phe nhóm”.
Đầu năm 2016, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2015 xếp hạng mức độ tham nhũng ở 168 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đứng thứ 112 trong danh sách này, tăng 7 bậc so với năm 2014. Như vậy, nếu theo xếp loại của TI, sau Việt Nam vẫn còn 56 nước có mức độ tham nhũng cao hơn Việt Nam. Trên thế giới hiện nay chỉ còn chưa tới 10 nước có một đảng, đa phần các nước đều có nhiều đảng. 56 nước có mức độ tham nhũng nhiều hơn Việt Nam theo xếp loại của TI hẳn nhiên đa phần là các quốc gia đa đảng. Như vậy, thực tiễn đã chứng minh, không phải thực hiện “tam quyền phân lập”, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới chống được tham nhũng; ngược lại, chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng lãnh đạo vẫn có thể chống được tham nhũng hiệu quả.
không phải cứ thực hiện “tam quyền phân lập”, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới chống được tham nhũng
Thực tiễn đã chứng minh, không phải thực hiện “tam quyền phân lập”, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới chống được tham nhũng
Ở các nước Phương Tây, “Tam quyền phân lập” được sản sinh và tồn tại đến nay đã nhiều năm, nhưng tệ tham nhũng còn nặng nề hơn Việt Nam!. Vậy, “Tam quyền phân lập” hay “Đa nguyên, đa đảng” không phải là phương thuốc tốt có thể diệt bỏ được tệ tham nhũng!?.
Cái mục đích chính của Nguyễn Đình Cống là nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Đình Cống vẫn là kẻ vong ơn bội nghĩa. Bài viêt của ý không đung sự thât, chỉ là xuyên tạc mà thôi.
Thực tiễn đã chứnthực tiễn đã chứng minh, không phải thực hiện “tam quyền phân lập”, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới chống được tham nhũng; ngược lại, chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng lãnh đạo vẫn có thể chống được tham nhũng hiệu quảg minh, không phải thực hiện “tam quyền phân lập”, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới chống được tham nhũng; ngược lại, chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng lãnh đạo vẫn có thể chống được tham nhũng hiệu quả
Không phải thực hiện “tam quyền phân lập”, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới chống được tham nhũng; ngược lại, chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng lãnh đạo vẫn có thể chống được tham nhũng hiệu quả.
Nhiều vụ án tham nhũng đã được ra xét xử. Tuy nhiên không được bằng lòng, thỏa mãn, phải kiên quyết hơn nữa.