Nguyên Thạch – ngày càng phản động
Những ai đã đọc bài viết Đảng Cộng sản Việt Nam không dám bắt cọp, mà chỉ bắt cóc! đăng trên trang danlambaovn.blogspot.com của tác giả Nguyên Thạch sẽ không khỏi bất bình với những lời lẽ, ngôn từ và các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của tác giả bài viết. Kết thúc bài viết của mình, Thạch làm những vần thơ đề tặng Đảng Cộng sản Việt Nam với tựa đề Cọp không bắt, lại bắt cóc, trong đó câu cuối là: Đám cọp sao không bắt, lại đi bắt cóc. Mục đích của bài viết là bài xích, chống phá cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện rất quyết liệt. Tuy cuộc đấu tranh này mới chỉ bắt đầu, và ngay từ đầu đã gặp phải sự chống đối ngay trong nội bộ từ các thế lực chính trị và nhóm lợi ích.
Nếu như Nghị quyết Trung ương 4 khoá 12 Về việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ khi ban hành đã gặp phải sự chống phá rất quyết liệt của cả lực lượng bên trong và bên ngoài thì quá trình hiện thực hoá nghị quyết này, nghĩa là thực hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái trong nội bộ lại tiếp tục gặp phải sự chống phá quyết liệt hơn. Đặc biệt, lực lượng chống phá cuộc đấu tranh này không chỉ là các thế lực thù địch của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn từ chính một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng đã bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không ít cán bộ, đảng viên trong bộ phận này đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Chính vì vậy mà cuộc đấu tranh này càng trở nên phức tạp. Một biểu hiện của tính phức tạp trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái đó là tính đa dạng của đối tượng đấu tranh. Theo đó, đối tượng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái không chỉ còn là những kẻ tham nhũng, lãng phí, mà bao gồm cả sự ủng hộ của các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam đối với những kẻ tham nhũng, lãng phí – đối tượng chủ yếu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái. Sự ủng hộ này đang làm cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái ở Việt Nam thêm khó khăn, phức tạp và quyết liệt hơn.
Có thể nói rằng, với giọng điệu của Nguyên Thạch trong bài viết là công khai ủng hộ các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Dùng những lời lẽ thách thức đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái mới chỉ bắt đầu mà sự khởi đầu với đầy rẫy những khó khăn mới chỉ bắt được những con cóc, chưa phải là những con cọp. Nhưng đây là sự bắt đầu tốt đẹp, báo hiệu cho những gì mà mọi người dân Việt Nam mong đợi. Xin mượn ý kiến của độc giả Phạm Hữu Đức để minh chứng, theo ông Đức, cái đáng nể phục nhất ở Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là “ông đã không chọn cách như các tiền nhân khác lui về ở ẩn cho yên thân. Ông đã kiên nhẫn và xây dựng được đội ngũ cộng sự tâm huyết để rồi bây giờ bắt đầu cuộc đại chiến chống tham nhũng… Nếu không có cuộc chiến này, nếu không có những người như ông đất nước sẽ đi về đâu?. Củi tươi cũng cháy là thông điệp nóng ngàn độ cho cuộc chiến này. Ai nói gì thì nói, riêng tôi xin cảm ơn ông và cảm ơn những người dũng cảm… Nếu người đứng đầu Đảng của chúng ta không phải là một người như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì công cuộc chống tham ô, tham nhũng có đang diễn ra quyết liệt, tới cùng như bây giờ hay không? Nếu không phải là một người như Ngài Trọng thì liệu Trịnh Xuân Thanh có bị “lôi” về, vụ Dầu Khí, vụ AVG, vụ cảng Quy Nhơn và những hệ luỵ tiếp theo mà Vinashin, Vinalines… gây ra có bị điều tra xử lý tới cùng hay không? Nếu không phải là một người đốt lò đầy lý tưởng và tâm huyết như Ngài Trọng thì cả củi khô lẫn củi tươi cũng đều đang phải cháy lên rừng rực như bây giờ hay không?”[1].
Để khẳng định cho tương lai sáng lạn của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái ở Việt Nam thông qua cách thức, biện pháp mà người đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến hành, ông Đức nhấn mạnh “Đây đó vẫn có những nghi ngờ về việc chiến dịch chống tham ô tham nhũng của chúng ta có thể chỉ là biểu hiện của những đấu đá cá nhân hoặc đấu đá phe nhóm. Thứ nhất, những cuộc đấu đá như thế, đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện những thoả hiệp, nhưng hãy nhìn vào những gì Ngài Trọng đang chỉ đạo – liệu có sự thoả hiệp nào không? Thứ hai, bất luận như thế nào thì rõ ràng cái cách mà Ngài Trọng đang chỉ đạo đã khiến cho những hang ổ tham nhũng khủng khiếp nhất Việt Nam bị truy quyét đến cùng – điều mà những người tiền nhiệm của Ngài, dù có mong muốn, quyết tâm đến đâu cũng chưa từng làm được. Nhìn lại lịch sử, trong mỗi thời kỳ bi ai, đau đớn nhất của dân tộc, lúc mà sự sinh – tử – tồn – vong của dân tộc mong manh trên huyệt mộ nhân loại thì may mắn thay, luôn xuất hiện những nhân vật đầy lý tưởng và tầm vóc. Chính họ đã dắt dân tộc đi từ bóng tối ra ánh sáng, và quan trọng nhất, họ giúp nhân dân của mình sống dậy một niềm tin: thì ra ánh sáng là có thật!”[2].
Bài viết của ông Phạm Hữu Đức còn rất nhiều nội dung khẳng định thành công bước đầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái ở Việt Nam, những chỉ xin dẫn ra ngần ấy làm minh chứng cho khách quan thay cho lời của người viết bài này. Từ thực tế ấy, không thể cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không dám bắt cọp, mà chỉ bắt cóc; ngược lại, cần khẳng định rằng luận điệu này là không đúng sự thật. Nguyên Thạch đã cố tình phủ nhận bản chất cũng như mục đích của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái của Đảng và Nhà nước Việt Nam; hoặc Nguyên Thạch đã cố tình xuyên tạc cuộc đấu tranh này vì một lý do chính trị, hay đang được hưởng lợi từ sự nuôi dưỡng của các thế lực thù địch đối với đội quân chửi thuê viết mướn đang cư ngụ ở nước ngoài, trong đó Nguyên Thạch là một thành viên đắc lực.
Mục đích ẩn sau luận điệu của Nguyên Thạch là gì? Tại sao Nguyên Thạch lại đặt vấn đề phức tạp, có tính thời sự mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đang quyết tâm với nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, suy thoái để gây hoài nghi trong quần chúng nhân dân vào thời điểm này. Phải chăng, Thạch muốn đóng góp công sức của mình để cùng với các thế lực thù địch của Đảng Cộng sản Việt Nam phá vỡ niềm tin của đảng viên và nhân dân Việt Nam đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đối với đường lối, chủ trương, quan điểm cơ bản, nhất quán và quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Qua bài viết này, tôi muốn góp thêm chính kiến để khẳng định, những gì mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã, đang và sẽ còn tiếp tục làm là vì tương lai tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó là thông điệp mà người viết bài này muốn nhắn gửi đến toàn thể những ai đang quan tâm, ủng hộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng tư lệnh – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng./.
[1] https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=293215467753947&id=100011964888990&ref=email.
[2] https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=293215467753947&id=100011964888990&ref=email.
Bài viết rất hay, mang tính luận chiến rõ ràng, thể hiện tinh thần, trách nhiệm với Đảng, Nhà nước và nhân dân của người viết.
mượn gió bẻ măng.
Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, hành động quyết liệt và sự vào cuộc đồng bộ của mọi lực lượng nhất định sẽ thành công. Những luận điệu mà Nguyên Thạch đưa ra nhằm gây mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân về cuộc đấu tranh này nhất định sẽ thất bại./.
Nguyên Thạch đích thực là tên phản động.
Khà…khà…khà…Ta thà là tên phản động, thế vẫn còn hơn xa những kẻ BƯNG BÔ bằng miệng.
Khi niềm tin đã mất
Nguyên Thạch (Danlambao) – Nhiều hoạt cảnh bát nháo cùng vô số thảm trạng của xã hội Việt Nam hôm nay tưởng chừng như vô vọng, nhưng KHÔNG, mà ngược lại, sự biểu hiện ấy, chính nó đã trưng bày những chứng cớ chứng minh hùng hồn cho người ta thấy rằng Xã Hội Chủ Nghĩa là một thứ xã hội mà toàn bộ thành viên của nó đã không còn niềm tin. Khi niềm tin đã mất thì sự sụp đổ của cơ chế chỉ là vấn đề thời gian. Ai nắm bắt được nguyên lý này mà vận hành cho một cuộc cách mạng ắt sẽ thành công vậy.
*
Trong xã hội, một số người qua tìm hiểu, nghiên cứu cùng vận dụng sự suy đoán những dữ kiện thực tiễn của khoa tâm lý học lẫn nhận định dựa vào khoa học và tâm linh, họ đã không tin vào chủ thuyết cộng sản từ ngay lúc đầu. Số đông còn lại thuộc thành phần dân dã, vì điều kiện lẫn hoàn cảnh sống, họ không được may mắn để trao dồi kiến thức nên đã bị chủ thuyết hoang đường, không tưởng cộng sản chiêu dụ, hay nói một cách dễ hiểu hơn là vì sự nhận thức có giới hạn như một đứa trẻ chưa trưởng thành nên họ đã bị dụ dỗ bằng những chiếc bánh vẽ mụ mị.
Hồ Chí Minh và các tên chóp bu cộng sản đã biết lợi dụng sự giới hạn về kiến thức của đại đa số dân chúng để tạo nên những lực đòn bẫy hầu đạt đến những gì mà Hồ Chí Minh cùng ĐCSVN muốn. Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc… chỉ là những chiêu sách đánh vào tâm lý đám đông đầy ngây ngô và cả tin. Họ đã không lường được mưu đồ sau bức màn sắt là họ Hồ cùng đám đồ đệ chỉ muốn trở thành tầng lớp cai trị và đám đông dân đen kia chỉ là tầng lớp bị trị.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra (*)
Quả vậy, miền Bắc đã trở thành một xã hội cá chậu chim lồng. Đấu tố CCRĐ, Nhân Văn Giai Phẩm xét lại chống đảng, Thi hành chiến dịch vượt Trường Sơn vô “B”. Đàn cá và bầy chim tự cấu xé thịt lẫn nhau, bầy chim lục sạo dòm ngó lẫn nhau để tố giác nhằm giữ lấy sự sinh tồn. Tất cả đã bị vào tròng một cách hoàn hảo ngọt lịm để hầu hết thành viên trong xã hội miền Bắc dưới cơ chế của Lê Nin: Mỗi người là một “công an nhân dân”. Trong xã hội này, mọi người phải tuân lệnh đảng, đội côn an hay là bị dìm và thậm chí ngay cả con gà, con lợn, con trâu con bò cũng không được rên la khi bị cắt cổ. Một xã hội không chỉ Tự Do mới quí, mà cứt cũng quan trọng, thiếu cứt còn đồng nghĩa với thiếu nhiệt tình cách mạng.
Dân chúng miền Bắc đã lỡ vào tròng thì cổ luôn cố công mang ách, thanh niên miền Bắc, bên ngoài phải thể hiện chí khí hăng say nghe theo lời kêu gọi của bác đảng mà tiến vào Nam để đuổi Mỹ, giết Ngụy nhưng thật trong thâm tâm là khối nỗi buồn da diết, những nỗi buồn lo không bao giờ có thể thốt nên lời vì đồng đội của họ có thể bị bom dội banh xác, sốt rét xanh xao, đói khát tận cùng và khối thanh niên đã buông xuôi tính mạng nhưng họ sẽ buộc phải trung kiên trong nhiệm vụ giám sát lẫn nhau, cũng như sẵn sàng tố giác lẫn nhau để bản thân được có đoàn, có đảng và gia đình ở hậu phương còn có được tem phiếu lương thực.
30 tháng Tư 1975, sự gian trá đã đến đích, cả nước đã bị ngự trị bởi cái gọi là “Thống nhất gian dối” và cứ đà ấy mà phát triển không ngưng nghỉ để ngày càng trở nên một xã hội “Xạo Hết Chỗ Nói”. .
Người Việt đã rời bỏ đất nước chạy trốn những gian dối ấy sau một thời gian dài, cho đến khi có dịp trở lại thì chợt nhận thấy rằng khối gian dối đó nay đã trở thành vĩ đại bởi họ có được sự so sánh giữa cuộc sống của họ trong Dân Chủ và Nhân Bản, nơi họ định cư với cuộc sống hôm nay ở Việt Nam dưới một cơ chế lấy lừa mị làm nền tảng cho xã hội. Một xã hội mà băng đảng cai trị xem dân chúng như một lớp bị trị nhưng lớp bị trị này bên ngoài vẫn luôn ca ngợi vẫn luôn yêu thích lũ cai trị ăn thịt sống, uống máu tươi của chính bản thân mình, gia đình mình. Vẫn cúi đầu sợ hãi với biểu hiện lạnh nhạt, thờ ơ với con số nhỏ nhoi dám đứng lên đấu tranh đòi quyền sống và chấp nhận tù đày hoặc hy sinh cả mạng sống.
Thực tế về sinh hoạt chính trị của người dân ở quốc nội trong thời gian đã qua cho đến hôm nay là một thực tế phũ phàng.
Thực tế về đời sống và đạo lý con người ở Việt Nam hôm nay cũng không kém gì thực tế chính trị, người ta sẵn sàng sát hại lẫn nhau vì lợi nhuận, anh em, bà con thân thuộc, bạn bè thân hữu… chực hờ cướp giựt của nhau dù trước đó họ đã từng thọ ơn cưu mang, giúp đỡ. Riêng vấn đề bị cưỡng giựt tài sản này giữa người dân với nhau, không ai tường tận và trải nghiệm hơn người Việt ở nước ngoài, mà VC hay dân trong nước gọi là “Việt kiều”.
Nhiều hoạt cảnh bát nháo cùng vô số thảm trạng của xã hội Việt Nam hôm nay tưởng chừng như vô vọng, nhưng KHÔNG, mà ngược lại, sự biểu hiện ấy, chính nó đã trưng bày những chứng cớ chứng minh hùng hồn cho người ta thấy rằng Xã Hội Chủ Nghĩa là một thứ xã hội mà toàn bộ thành viên của nó đã không còn niềm tin. Khi niềm tin đã mất thì sự sụp đổ của cơ chế chỉ là vấn đề thời gian. Ai nắm bắt được nguyên lý này mà vận hành cho một cuộc cách mạng ắt sẽ thành công vậy.
(*) Ca dao VN
Nguyên Thạch (Danlambao)
danlambaovn.blogspot.com
Nỗi buồn nô lệ
Nguyên Thạch (#Danlambao) – Việt Nam rồi sẽ ra sao? Đó không những chỉ là câu hỏi mà còn là nỗi trăn trở của mỗi một con dân Việt, bất luận còn đang ở trong nước hay đã sống nơi hải ngoại.
Người trong nước thì lo âu đau đáu hằng ngày cho cuộc sống hiện tại đầy dẫy khó khăn với bao bất trắc đang rình rập, thấp thỏm lo âu cho một tương lai không biết sẽ về đâu, lo toan vất vả cho con cái được học hành dẫu chảng biết học để làm gì khi CƠ CHẾ và xã hội tràn ngập muôn điều nghịch lý.
Một cuộc sống mà lúc nào người dân cũng nơm nớp sợ hãi về mọi mặt, sợ côn an, sợ cán bộ, sợ cướp bóc, sợ tai nạn giao thông và nhất là sợ những thứ kẻ thù vô hình, không bom không đạn nhưng có sức tiêu diệt rộng khắp, thứ kẻ thù đó là CHẤT ĐỘC HẠI được xâm nhập từ Trung cộng một cách có hệ thống nhằm thực hiện mưu lược giết hại dần mòn dân tộc này.
Người hải ngoại thì tuy có đời sống ổn định về vật chất và tương lai nhưng về mặt tinh thần thì vẫn luôn vấn vương, đau đáu ái ngại về một Quê Hương đã bỏ lại sau lưng, nơi đó có những người thân, anh em, bè bạn đang quằn quại trong một nhà tù vĩ đại mà tròng ách nô lệ không biết sẽ ập đến bất cứ lúc nào.
Làm sao người dân Việt có được mùa xuân an vui khi lũ người độc tài toàn trị vẫn còn đó?. Làm sao đất nước được thanh bình và phát triển khi tham vọng Tàu cộng vẫn luôn chực chờ cướp bóc và thôn tính?
Biển đảo đã mất dần, đất đai ngày càng bị teo lại dưới sự chiếm đoạt gian manh và hung hãn, dân oan mất đất mất nhà ngày càng đông lên, cuộc sống ngày càng khó khăn hơn với bao nợ nần vay mượn nước ngoài để hầu hết lọt vào túi quan mà người dân phải gánh trả.
Dưới một thể chế đầy mụ mị và hoang tưởng, đảng đã lì lợm nhét cho dân những chiếc bánh vẽ ăn hoài không hết và nếu nói theo ông Nguyễn Bá Thanh ở Quảng Nam – Đà Nẵng thì sợi dây kinh nghiệm nó quá dài mà rút hoài không hết.
Hơn 70 năm cho miền Bắc thử nghiệm XHCN, 43 năm cho miền Nam và cả nước thi đua “Xuống Hố Cả Nút”, một thứ thiên đường không bao giờ đến như lời khẳng định của ông đảng trưởng ĐCSVN, thế nhưng ông ta vẫn luôn khẳng định lập trường là Việt Nam phải kiên định tiến vào con đường đầy hố thẳm ấy!. Đó là những chủ trương vô cùng tối tăm sai lệch mà bất cứ một người bình thường nào cũng có thể nhìn thấy nhưng đảng CSVN cố tình không quan tâm cho đất nước, cho dân tộc và cho tương lai thế hệ. Cái mà họ quan tâm chỉ là sự tồn tại của đảng để được quyền tiền và được CAI TRỊ.
Có một điều rất đơn giản mà dân ta chưa làm được là nhân ngày lễ, ngày Tết, nhân dịp đám đông xuống đường rồi đồng lòng cùng nhau hô to khẩu hiệu: “Đả đảo đảng cộng sản làm trì trệ đất nước”, toàn dân khắp nơi nêu ý chí: “Đảng cộng sản phải rút lui” cho VN được Độc lập, Tự do và Dân chủ. Để giải quyết vấn nạn của đất nước hôm nay, người dân Việt chỉ cần hành động như vậy là cần thiết, mọi việc sẽ được chấn chỉnh sau đó bởi VN không hề thiếu nhân tài cùng những hệ thống tổ chức chính quyền hợp lý và khả tín.
Mùa xuân ơi, đất nước ơi, đã bao năm trong lầm than khốn khó, tủi buồn cho một quốc gia tụt hậu, đạo lý tan vỡ gần như toàn diện trước sự độc đoán của độc đảng gian tham cùng mụ mị…cố tình phá nát hủy hoại đất nước và dân tộc. Nàng Xuân đã không còn sức sống, rảo bước liêu xiêu trong ánh chiều vàng võ thê lương cùng bóng đêm dầy đặc. Những vần thơ sau đây đã nói lên điều ấy.
Nỗi Buồn Nô Lệ
Đếm những bước thầm nơi cố quốc
Nghe tiếng Quê Hương khóc nghẹn ngào
Ôi còn đâu dải bờ gấm vóc
Dày xéo trong tôi nỗi hận đau.
Về đâu non nước, hồn Tổ Quốc?
Ôi dải tang thương thẫm một màu
Trường sơn nức nở lời tử sĩ
Chín suối hận căm chuỗi niềm đau.
Bóng mẹ chập chờn trên Ải Bắc
Dáng cha ẩn hiện đỉnh Ba Vì
Sông Đuống ngậm ngùi khô dòng lệ
Khối lệ sầu đau đẫm Sông Hồng.
Hương Giang lặng lẻ con nước đục
Rác dạt về đây tận Ba Đình
Hực mùi tanh tửi xông hơi máu
Huế còn đâu thuở vạt áo xinh.
Thương xót Đồng Nai bùn Bô-Xít
Mang màu máu đỏ tưới Sài Gòn
Đem khối dân đen ngâm chất độc
Quê tôi Tây Tạng phố Bò-Tèn. (1)
Cửu Long nức nở dòng xưa cũ
Kẻ tham ngăn đập ở thượng nguồn
Thuốc chín con Rồng dang dẫy chết
Tan đàn hoảng khóc tiếng chim muôn.
Đêm nghe tiếng nấc từ trăng trĩu
Âm vang não nuột giọng thở dài
Liệt sĩ tiền nhân hồn chưa thác
Bởi vòng oan nghiệt phủ tương lai.
Lầm lủi đường hoang, bước không nhà
Giang sơn gầy dựng của ông cha
Nay đám phản thần đem dâng bán
Lại ngàn năm lệ tủi sơn hà.
*
Tiếng hú của bầy quỉ dữ
Bầy quỉ dữ tung cao tiếng hát
Át tiếng than át cả điệu buồn
Nhìn hoang vu, đôi mắt lệ sầu tuôn
Nước vẫn đục…lạc nguồn xa mãi.
Bên góc phố, tôi gặp người em gái
Lời buồn tênh, nghe tê tái cuộc đời
Em đứng đây để chờ đợi khách chơi
Nuôi đàn em dại…em ơi đứt ruột
Sớm ghé rừng hoang anh cầm cây cuốc
Những nhát sâu như cuốc chính đời mình
Xới đất khô tìm chữ nhục, chữ vinh
Đất cằn cỗi, đầy lệ tình đất mẹ.
Đêm hoang lạnh, xa nghe tiếng ré
Đàn trẻ thơ mất mẹ thét gào
Bóng đêm đen phủ dầy đặc nỗi đau
Đầy hoảng sợ tương lai nào cuộc sống?
Rừng âm u gió gào bão lộng
Ôi nước non, nòi giống còn không?
Quê hương ơi tan nát cả lòng
Bầy quỉ dữ cuồng ngông đốn mạt
Say vũ điệu chúng cất cao tiếng hát
Trên xác em thơ, xác của mẹ già
Trong màn đêm giọng lanh lảnh của bầy ma
Nghe rờn rợn… khối sơn hà tan vỡ.
*
Dáng ai trong chiều xuân
Tôi có người quen ở phương xa
Thường ra biển Thái ngóng quê nhà
Có khi u uẩn dòng ngấn lệ
Dáng anh buồn lắm, lúc chiều tà.
Mấy mùa xuân nhớ, xuân viễn xứ
Thầm đếm cô đơn nhuốm muộn phiền
Đêm Ba Mươi Tết, trà độc ẩm
Mơ về xuân cũ, xuân đoàn viên.
Xuân chốn tha phương không mai nở
Đầu năm nhạt nhẽo những gói quà
Trầm ngâm lạc giữa xuân tiết lạnh
Lòng anh cô đọng bao xuân qua.
Ngày rời đất mẹ, anh trẻ lắm
Vóc dáng thư sinh, nhựa sống đầy
Cuộc sống xứ người danh thành đạt
Đau đáu quê xưa, đời lất lây…
Xuân nay, lại cũng nhớ xuân xa
Tâm tư gởi trọn đến quê nhà
Dáng ai thểu não chiều xuân vắng
Người trai trẻ ấy, giờ đã già!.
*
Xuân ơi đừng đến nữa
Gởi ai tà áo Tết nhạt màu
Nhắn người phương ấy chuỗi niềm đau
Xuân nơi cố quận
Xuân buồn lắm
Trĩu nặng gánh đời nét hư hao.
Gởi người khách lạ chốn tha phương
Trông về đất mẹ Xuân cố hương
Vẫn biết là đau Xuân viễn xứ
Cứ vui hương cũ xuân tình thương.
Khách hỡi cứ mơ Xuân đường tơ
Để khỏi nhìn Xuân dáng vật vờ
Để không trông cảnh đời ngang trái…
Tưởng như đất mẹ Xuân còn thơ.
Phố dẫu hoa đăng điện sáng chưng
Nhưng nàng xuân rảo bước ngập ngừng
Nẻo xuân đâu hỡi?
Đường mờ lối
Đau những mảnh đời mắt lệ rưng.
Xuân ở nơi đây thiếu đóa mai
Hòa trong Xuân nặng tiếng thở dài
Mùa Xuân đất nước xa vời lắm
Đường Xuân mờ bóng dấu tương lai.
Hối hã chiều về đêm Ba Mươi
Tất tã mắt ai vắng nụ cười
Sài Gòn hụt hẩng buồn vô vọng
Xin đừng đến nữa mùa Xuân ơi.
*
Xuân ngậm ngùi
Tôi trở về đây, lòng đất mẹ
Đi giữa quê hương đếm ngậm ngùi
Cá chậu chim lồng khung sắt đỏ
Tăm tối quen dần hóa mù đui…
Mây xám hững hờ che phủ quốc
Xuân về ảm đạm một màu tang
Nước non trôi nổi đường xa mãi
Nẻo đến tương lai dặm bước ngàn.
Nhìn em, nhìn chị… Đời tất bật
Lũ đã cuốn trôi những hẹn hò
Như bóng ma trơi , hồn vất vưỡng
Bến xuân lỡ mãi những chuyến đò.
Ơi xuân cố quốc, xuân não nuột
Chiều trông biển đảo muối xát lòng
Tám mươi năm đảng, đời hóa dại
Mất thật rồi ư ? Giống Lạc Hồng !.
*
Xuân hờ
Xuân qua xuân đến xuân hờ hững
Rảo gót nàng xuân bước ngập ngừng
Lác đác rừng hoang mai nghẹn nở
Héo hon khắc khoải nỗi mong chờ.
Ðượm chiếc áo xuân màu cúc tím
Thương nhớ xuân xưa biệt phương trời
Xuân hỡi bao giờ xuân trở lại ?
Cho áo em xinh dáng lã lơi…
Phố thị xuân buồn lên màu mắt
Chìm trong mù mịt bụi đỏ ngầu
Cố víu hương xuân ươm hy vọng
Ưu tư chồng chất nỗi lo âu.
Chừng nào quê mẹ không còn giặc
Dân tôi hớn hở đón xuân về
Hà nội Sài gòn vươn sức sống
Ðón xuân đất mẹ vẹn tình quê.
*
Mơ xuân về đất mẹ
Chiều quê trầm lặng thoảng hương xuân
Dòng trôi êm ả lối về nguồn
Bên sông gió nhẹ hôn cành trúc
Đồng lúa đơm bông ngát hương huyền.
Nhà ai cô gái ngồi hong tóc
Tường Vi mơn mởn nụ sắc hồng
Cô láng giềng ơi, nên thơ lắm
Cứ như vậy nhé, chớ lấy chồng.
Hoàng hôn lưu luyến xuân nhân thế
Cố phủ nhân gian dãi ấm nồng
Tôi người lữ thứ trong chiều vắng
Nguyện ước xuân mơ thỏa tơ lòng.
Nẻo đến thanh bình đường vạn dặm
Nàng xuân xa tít lạc bước ngàn
Giá mà quê mẹ không còn đảng
Thì xuân thắm đượm dãi mộng vàng…
Lưu luyến hương xuân, thương quê lắm
Vươn vai tranh đấu góp sức mình
Mai ngày đất mẹ không còn giặc
Xuân yêu Tổ Quốc vẹn nghĩa tình.
*
Lời Mẹ dạy
Có những lúc biển hiền hòa phẳng lặng
Nhưng đáy sâu chứa triệu đợt sóng ngầm
Đàn con hỡi, hãy nhớ lời mẹ dặn
Con sinh ra, há để bị giam cầm?.
Trong khốn khó?
Đừng bao giờ nản chí
Chí không nung thì ý chí sẽ mòn
Ngọc bất trát?
Thì ngọc kia nào quí
Mất niềm tin?
Thì cuộc sống không còn.
Dẫu chế độ hôm nay nhiều bạo lực
Nhưng ngày mai cục diện sẽ đổi thay
Nếu tất cả cùng chung lòng quyết sức
Cùng đứng lên đạp đổ chế độ này.
Con đừng tưởng hung tàn là sức mạnh
Đấy chỉ là hạ sách, kẻ thất thời
Như con tạo, mùa đông trong giá lạnh
Rồi xuân sang, xuân sưởi ấm cho đời.
Lũ cộng đảng?
Hạ nhân phi chính nghĩa
Sẽ không tồn tại mãi với thời gian
Khi đảng phái, mục tiêu đầy phi nghĩa
Thì dĩ nhiên sẽ phải có ngày tàn.
Trong vạn vật, có chi là vĩnh viễn?
Sự đổi thay, chuyển biến…lẽ bình thường
Hãy là sóng, triệu sóng ngầm của biển
Sóng cuốn trôi cả bè lũ bạo cường.
Hãy nhớ lấy khuôn vàng, câu khuyên bảo
Đừng nhụt tâm
Nuôi dòng máu kiên cường
Không là người, nếu ta mất quê hương
Dân tộc giương chí khí…đó là đường tất thắng.
Nhớ ghi khắc mấy lời Mẹ dặn.
Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2018/02/noi-buon-no-le.html
Chú thích: (*) Một thành phố của Lào đã bị Tàu cộng thống trị.