PHẠM ĐÌNH TRỌNG – TÊN PHẢN BỘI DÂN TỘC VÀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (Kỳ 2)

Một là, Phạm Đình Trọng đã dựng chuyện, kích động đòi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp và thực hiện chế độ đa đảng đối lập ở Việt Nam:

Luận điểm đòi “xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam” là phản động và không có căn cứ. Bởi lẽ, Đảng Cộng sản Việt Nam công khai mục tiêu, lý tưởng, cùng với “hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội” là dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, chính xác.

Về lý luận, quy định về đảng chính trị trong hiến pháp mang tính phổ biến, đó là quyền tự quyết của mỗi dân tộc. Chúng ta biết rằng ngày nay, đảng chính trị đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế giới, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội và là nhân tố không thể thiếu trong quá trình chính trị và đời sống chính trị của hầu hết các nước. Điều 8, Hiến pháp của Hàn Quốc quy định: “Các chính đảng phải bảo đảm tính dân chủ trong mục tiêu, tổ chức và hoạt động và phải có cách thức tổ chức cần thiết đề người dân có thể tham gia vào quá trình hình thành nên ý chí chính trị”. Điều 5, Hiến pháp của Trung Quốc quy định “Tất cả các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang, các đảng phái chính trị và đoàn thể xã hội; các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đều phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi của mọi tổ chức hoặc cá nhân đều không được vượt quá quy định của Hiến pháp và pháp luật”…

Như vậy, Điều 4, Hiến pháp Việt Nam quy định về Đảng Cộng sản Việt Nam là phù hợp, thể hiện rõ nội dung hiến định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Về thực tiễn, bài học ở Liên Xô, khi chấp nhận bỏ Điều 6, Hiến pháp đã dẫn đến tình trạng xuất hiện đa đảng và hậu quả là Đảng mất quyền lãnh đạo, chế độ bị sụp đổ.

Hai là, Phạm Đình Trọng – cổ xúy và kích động chế độ đa đảng ở Việt Nam 

Chế độ một đảng hay nhiều đảng do thực tiễn, đặc điểm của mỗi nước và không làm cản trở đến dân chủ xã hội. Hiện nay, số lượng đảng chính trị ở mỗi nước rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa và đặc điểm xã hội của mỗi nước. Thực tiễn trên thế giới có nhiều nước tồn tại chế độ một đảng. Ví dụ, Trung Quốc có 8 đảng, nhưng đều thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng duy nhất lãnh đạo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, không tranh giành quyền lãnh đạo với ai. Năm 1946, ở Việt Nam ngoài Đảng Cộng sản còn có sự tồn tại của hai đảng khác là Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng đồng minh hội; tuy nhiên, khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, hai đảng đó cũng cuốn gói chạy theo. Có thời kỳ, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn tồn tại Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam, sau đó hai đảng này đã tuyên bố tự giải tán và chỉ còn Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là khách quan được quy định bởi điều điện lịch sử đất nước.

Phạm Đình Trọng với những lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt nhằm thực hiện mưu đồ kích động gây chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Y luôn tỏ ra là người yêu nước, vì dân, nhưng thực chất là tay sai cho các thế lực thù địch và muốn tạo dựng lực lượng chính trị đối lập để từng bước loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cuối cùng là xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Mỗi người dân Việt Nam hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, không bị mắc mưu trước luận điểm cơ hội và phản động của Phạm Đình Trọng cùng đồng bọn, đồng thời kiên quyết đấu tranh, vạch trần và bác bỏ những luận điệu này./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

One thought on “PHẠM ĐÌNH TRỌNG – TÊN PHẢN BỘI DÂN TỘC VÀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (Kỳ 2)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.