Phạm Trần đừng mơ mộng hão huyền
Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong tình hình mới. Sự kiện này thu hút sự quan tâm sâu sắc của mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân. Lợi dụng sự kiện này, những kẻ cơ hội chính trị, thù địch với chế độ ta tiếp tục hô hào cổ súy tư nhân hóa nền kinh tế ở nước ta, đả phá đường lối, quan điểm của Đảng, trong số đó nổi lên là nhân vật Phạm Trần. Trong bài viết với nhan đề “Ai chống Đảng, Đảng chống ai”, Phạm Trần đã lập luận và dẫn chứng hỗn độn, những suy đoán hồ đồ, vô căn cứ để xuyên tạc hết sức phản động đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Xin được nêu ra một vài luận điểm để xác lập những nhận thức sau đây:
Thứ nhất, không có kinh tế nào tách biệt khỏi chính trị.
Trong bài viết, Phạm Trần cho rằng: “việc làm kinh tế mà lại cần phải có ý kiến của Hội đồng Lý luận Trung ương là hỏng”. Theo Phạm Trần, việc kinh tế thì để các nhà kinh tế làm, còn Hội đồng lý luận Trung ương thì chỉ cần lo những việc lý luận chính trị. Điều này đương nhiên là hồ đồ, thiển cận. Bởi bất cứ ai thông hiểu lý luận đều biết rằng, không có thứ kinh tế nào tách biệt với chính trị và ngược lại, không có thứ chính trị nào tách biệt với kinh tế. Giữa kinh tế và chính trị có quan hệ qua lại với nhau: Các quan hệ kinh tế và cơ cấu kinh tế là nền móng trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị tương ứng; ngược lại, thượng tầng chính trị, pháp lý đó cũng có tác động mạnh tới sự vận động và phát triển của kinh tế. Cho nên, việc Hội đồng lý luận Trung ương tham vấn về những vấn đề thuộc về đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta là hoàn toàn bình thường, nhất thiết phải thực hiện. Nó đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế ở nước ta luôn giữ vững định hướng chế độ, đem lại lợi ích cho toàn thể nhân dân chứ không phải chỉ cho một nhóm người. Thực chất, Phạm Trần lo ngại rằng sự tham vấn của Hội đồng lý luận trung ương với đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta sẽ khiến cho việc tư nhân hóa nền kinh tế bị ngăn trở. Điều đó đương nhiên sẽ trở thành hiện thực.
Thứ hai, kinh tế Nhà nước cần được đánh giá một cách thực sự khách quan
Trong những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, việc lên án sự yếu kém của thành phần kinh tế Nhà nước dường như đang trở thành một thứ “trào lưu”. Nó khiến cho nhiều học giả, nhiều nhà kinh tế, thậm chí là nhiều nhà lý luận có thái độ cực đoan, nhìn nhận thiếu khách quan, trung thực, chỉ thấy những hạn chế, yếu kém của kinh tế Nhà nước, coi đó như một thứ ung nhọt của nền kinh tế đất nước. Thực tế cho thấy, những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thành phần kinh tế Nhà nước là có thực. Đảng và Nhà nước ta cũng thẳng thắn nhìn nhận điều đó. Nhưng rõ ràng là sai lầm nếu phủ nhận hoàn toàn vai trò của kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế của nước ta trong suốt những năm qua. Bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước không chỉ ở phương diện lợi nhuận kinh tế, mà còn ở vai trò định hướng, điều tiết, giữ ổn định cho nền kinh tế đất nước. Một điều chắc chắn rằng, không có vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước, chúng ta không thể có được những thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội như hôm nay.
Thứ ba, việc xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế không bao hàm việc thay thế vai trò của kinh tế Nhà nước
Trong những năm qua, sự phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta còn nhiều khó khăn, hạn chế. Điều đó có nhiều nguyên do, trong đó có nguyên do từ năng lực, phẩm chất của đội ngũ doanh nhân; có nguyên do từ đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước. Việc Đảng ta xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế đất nước là sự nhìn nhận khách quan, đúng đắn. Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII đã hiện thực hóa sự nhìn nhận đó, Đảng ta đã đề ra những chủ trương, giải pháp để tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển, xứng tầm với khả năng và yêu cầu của đất nước. Bên cạnh đó, việc đổi mới cơ chế quản lý thành phần kinh tế Nhà nước cũng được nghiên cứu, làm rõ để khắc phục những hạn chế, yếu kém như thời gian qua. Điều đó hàm nghĩa rằng, Đảng ta sẽ tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển mạnh mẽ, nhưng không phải là để kinh tế tư nhân làm thay vai trò của kinh tế Nhà nước. Kinh tế Nhà nước sẽ vẫn giữ vai trò chủ đạo, và thành phần kinh tế này cần một cơ chế quả lý hiệu quả hơn để nó xứng đáng với vai trò chủ đạo của mình. Đó chính là mấu chốt của vấn đề.
Thứ tư, Đảng, Nhà nước ta cần những ý kiến phản biện mang tính xây dựng, song cũng sẽ kiên quyết đấu tranh với những ý kiến lợi dụng phản biện để chống phá.
Trong bài viết của mình, Phạm Trần – như thói quen cũ, trích dẫn nhiều nội dung trong các bài viết của Tiến sĩ Lê Kiên Thành, của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và hàm hồ đánh đồng đó là những ý kiến nhằm đòi hỏi một sự thay đổi trong xác định vai trò của kinh tế nhà nước ở nước ta. Thực tiễn cho thấy, Tiến sĩ Lê Kiên Thành, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hay nhiều đồng chí khác đã có những bài viết với những nhận định chân thực, sâu sắc về những hạn chế, yếu kém trong cơ chế quản lý nền kinh tế ở nước ta, về thành phần kinh tế nhà nước. Nhưng rõ ràng, những bài viết ấy khác biệt hoàn toàn về mục đích với những kẻ như Phạm Trần. Thay vì mong muốn Đảng, Nhà nước ta ngày càng sáng suốt hơn trong việc xác định đường lối lãnh đạo đất nước, những kẻ như Phạm Trần chỉ có một mục đích duy nhất là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sự xuyên tạc mang đầy tính kích động của ông ta về những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, về việc bố trí, sử dụng nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng chỉ nhằm một mục đích không gì khác hơn là chống đối, phá hoại. Người có lương tâm, có trách nhiệm với đất nước chắc chắn sẽ phân biệt rõ trắng – đen, phải – trái, đúng – sai, tốt – xấu, không thể bị những luận điệu giả trá của ông ta đánh lừa.
Giờ là lúc, chúng ta thấu triệt và thực hiện có hiệu quả những quyết định đúng đắn của Đảng tại Hội nghị Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân, đây là luồng gió mới cho sự phát triển tươi sáng của đất nước. Phạm Trần và đồng bọn của ông ta sẽ đón nhận những thất vọng là điều tất nhiên./.
Phạm Trần, nghe cái tên được xướng danh đã thấy rõ bản chất con người này là thích can thiệp vào công việc chính sự trần gian; trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, việc xin ý kiến Hội đồng Lý luận Trung ương về một số nội dung cần thảo luận kỹ trước khi quyết nghị là việc làm hết sức bình thường của Đảng; chúng ta cần phải nhận thức rõ và không nghe theo những luận điệu mơ mộng, hão huyền của Phạm Trần.
Mọi người dân Việt Nam luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhất là quyết tâm của Đảng tại Hội nghị Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân. Người dân Việt Nam coi đây là luồng gió mới cho sự phát triển kinh tế đất nước. Luồng gió này chắc chắn sẽ cuốn phăng mọi sự mơ mộng hão huyền của Phạm Trần.
Nghị quyết Trung ương 5 đề ra các chủ trương, giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam, mọi ý đồ xuyên tạc đều sẽ thất bại
Những lập luận của Phạm Trần chỉ là những xuyên tạc nhằm chống phá Nghị quyết Trung ương 5 của Đảng mà thôi. Hãy thôi những âm mưu đê hèn của mình đi Phạm Trần
Chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước âm mưu, luận điệu xuyên tạc của chúng phải nhận rõ phải trái, đúng sai, không nhận thức, hành động sai lệch theo ý đồ của chúng, có như vậy mới góp phần làm thất bại âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù.
Phạm Trần quá mơ hồ, cố tình không hiểu một sự thật về sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam bài viết đã vạch trần âm mưu xuyên tạc đường lối của Đảng về thể chế KTTT, mong PHẠM TRẦN hãy sớm tỉnh ngộ
kinh tế quyết định chính trị hay chính trị quyết định kinh tế khi kinh tế VN trung bình mà vẫn XHCN trong lúc đó Mỹ và Tây Âu vẫn làTBCN ?