Phạm Trần – tên “thầy bói xem voi”
Trong kho tàng văn học dân gian nước ta từng lưu truyền chuyện “thầy bói xem voi”. Ý nghĩa sâu sa của câu chuyện này ngụ ý nói rằng, xem xét sự vật phải toàn diện không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể.
Những tưởng rằng, câu chuyện “thầy bói xem voi” sẽ là bài học quý giá cho chúng ta khi xem xét, đánh giá, dự báo tình hình phát triển của nước ta không mắc phải sai lầm nhìn nhận một cách phiến diện, không đúng thực tế. Ấy vậy mà, hiện nay một số phần tử khi xem xét tình hình sau Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (Cộng sản Việt Nam) lại vấp phải sai lầm mà những thầy bói mù đã mắc phải. Điển hình cho những phần tử này là tên có danh xưng là Phạm Trần.
Mới đây trên blog Danlambao, Phạm Trần đưa ra nhận định có tính chất dự báo rằng: Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam dù có bầu được lãnh đạo mới nhưng Việt Nam vẫn cũ. Để chứng minh cho nhận định này, Y đưa ra những lý lẽ sau:
Thứ nhất, Phạm Trần cho rằng Đại hội XII vẫn bầu ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư thì Việt Nam vẫn cũ. Lý do này của Y đưa ra thật là nực cười. Vì rằng, Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tín nhiệm bầu ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư của Đảng thì điều đó chứng tỏ sự tin tưởng của Đại hội XII đối với tài năng, đức độ của ông Trọng, giao cho ông Trọng cùng Ban chấp hành Trung ương lãnh đạo phát triển đất nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chủ trương do Đại hội XII đề ra.
Thứ hai, Phạm Trần lý sự rằng, do Đại hội XII vẫn tuân thủ theo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) thì Việt Nam cũng không phát triển. Đây lại bộc lộ cách nhìn phiến diện của Phạm Trần. Sự đúng đắn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua là sự tiếp tục kế thừa Cương lĩnh năm 1991 và có sự bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Cương lĩnh này phản ánh nguyện vọng của đông đảo nhân dân Việt Nam mong muốn phát triển đất nước con đường chủ nghĩa xã hội – con đường đúng đắn mà Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.
Thứ ba, Phạm Trần cho rằng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế ăn đong khi mà Đảng, Nhà nước ta vẫn thực hiện chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Điều này hoàn toàn không đúng, vì: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam và đã được thực tiễn 30 năm đổi mới chứng minh. Sau ba mươi năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, đạt tốc độ tăng trưởng khá. Đồng thời, cả lý luận và thực tiễn đã chứng minh, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, được khuyến khích sản xuất kinh doanh những lĩnh vực mà luật pháp không cấm. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư, Phạm Trần cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chống đa nguyên chính trị. Khi đưa ra lý do này, có lẽ Phạm Trần lại “cố đấm ăn xôi”, khi mà Y cố quyên đi rằng, trong lịch sử Việt Nam đã có những thời điểm tồn tại nhiều Đảng phái chính trị, nhưng thực tiễn cho thấy nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo xã hội. Đồng thời, hiện nay ở Việt Nam không cần thiết phải thực hiện đa nguyên chính trị. Và, việc thực hiện đa nguyên chính trị là tạo cơ hội cho các tổ chức, đảng phái phản động chống phá cách mạng, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định chính trị như đã xảy ra ở nhiều nước thực hiện chế độ đa nguyên chính trị.
Thứ năm, Phạm Trần đưa ra lý lẽ rằng, Đại hội XII vẫn chủ trương xây dựng Đảng mà theo y đây là việc mà Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ làm được. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo xã hội trong tình hình mới là một chủ trương đúng đắn và nhất quán. Hơn thế nữa, trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XII, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tiếp tục chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng sẽ đem lại sức lãnh đạo mới cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế đã chứng trong thời gian qua Đảng đã thu được nhiều thành tựu trong công tác xây dựng Đảng. Mặc dù còn có một bộ phận đảng viên suy thoái về tư tưởng chình trị, đạo đức, lối sống, song tuyệt đại bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng luôn giữ gìn phẩm chất, đạo đức, tư cách, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của người đảng viên cộng sản, cống hiến cho dân, cho nước.
Như vậy, có thể thấy rằng, những lý lẽ mà Phạm Trần đưa ra để chứng minh cho nhận định của Y là Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam có bầu được lãnh đạo mới thì Việt Nam vẫn cũ, cho thấy cách nhìn nhận, xem xét sự vật, hiện tượng của Y rất phiến diện, phản khoa học, lặp lại sai lầm sơ đẳng của những “thầy bói mù xem voi”. Đưa ra nhận định sai trái về tình hình nước ta sau Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Phạm Trần đích thị là tên thầy bói mù xem voi không hơn, không kém. Luận điệu sai trái này của Y sẽ không thuyết phục được ai./.
Tác giả mượn câu chuyện “thầy bói xem voi” để so sánh với Phạm Trần quả thật chính xác, rõ ràng có mắt sáng để quan sát, theo dõi đất nước từng ngày đổi thay vậy mà ông lại đưa ra những nhận định quả là hồ đồ. Chúng ta thấy rằng, bức tranh toàn cảnh về 30 năm đổi mới đất nước là minh chứng khách quan nhất chứng tỏ sự đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ. Hiện nay, trên con đường lãnh đạo đất nước đổi mới, Đảng ta sẽ vẫn tin tưởng, kiên trì thực hiện thắng lợi mục tiêu trong Cương lĩnh.Ông Phạm Trần ơi hãy sáng mắt mà coi đừng ngồi đó mà phán xét hồ đồ nữa
Phạm Trần cho rằng Đại hội XII vẫn bầu ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư thì Việt Nam vẫn cũ! Vậy tôi hỏi ông, Ngài Obama làm Tổng thống Mỹ 2 nhiệm kỳ, nước Mỹ mà ông thần tượng có cũ không? Ông Bush cha và ông Bush con đều làm Tổng thống Mỹ thì nước Mỹ có cũ không? Cũ hay không Phạm Trần nên nhìn xem thực tế đất nước có phát triển hay không, người dân có hòa bình, no ấm hay không mà bàn chứ không nên mang một vị lãnh đạo được dân yêu, dân tin ra mà bày đặt chuyện cũ mới!
Với thái độ, lập trường chống đối, phản cách mạng thì trong mắt Phạm Trần sẽ không thể có 2 từ “đổi mới” dù đó là sự thật khách quan, hiển nhiên mà ai cũng có thể nhận ra đối với dân tộc Việt Nam. Cho nên, những nhận định, đánh giá của y sau Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ là những chiêu bài chống đối cũ rích, những trò lòe bịp, “thay trắng đổi đen” nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đen tối của các thế lực thù địch. Thế nhưng và chắc chắn những âm mưu ấy sẽ hoàn toàn bị phá sản bởi sự đổi mới,phát triển vượt bậc của đất nước, bởi lòng tin tuyệt đối của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Vâng, chó cứ sủa và chúng ta vẫn cứ đi, cứ tiến lên theo định hướng đã chọn.
“Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam dù có bầu được lãnh đạo mới nhưng Việt Nam vẫn cũ”. Vâng theo cách nói của Phạm Trần thì nước Mỹ, nước Pháp, nước Đức… nói chung các nước tư bản còn cũ hơn nhiều. đã bao nhiêu năm rồi tồn tại với những bất ổn và thối nát của mình sao không thay đổi đi. đúng là “gà cãi nước sôi” theo cách nói của lũ “sửu nhi”. hay Phạm Trần vẫn đang lơ ngơ ngồi trước quả trứng và con gà mà vẫn loay hoay không biết quả trứng có trước hay con gà có trước, vậy có chăng còn thông cảm đôi chút với trí tuệ của hắn.