Phiên bản mới cho ngã rẽ chính trị ở Việt Nam của gã tiến sĩ luật học “nửa mùa”
Anh Đài
Câu hỏi đầu tiên trong bài viết này xin được bắt đầu: Gã Tiến sĩ Luật học là ai? Không cần để độc giả phải chờ đợi lâu, cứ đọc bài viết “Một cuộc cách mạng bất bạo động cho Việt Nam” hẳn độc giả sẽ biết gã Tiến sĩ Luật học là người thế nào. Vì chính tác giả bài viết đã tự xưng là Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà. Mấy năm gần đây, trong lộ trình chống phá chế độ, gã Tiến sĩ Luật học này đã đưa ra nhiều phiên bản nhằm tuyên truyền, kích động lòng hận thù dân tộc để kêu gọi các lực lượng đứng dậy đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng lần chống phá này, một phiên bản mới được đưa ra ngay sau một ngày nhân dân khắp nơi trên cả nước vui mừng chào đón 70 năm “Tết độc lập” của mình. Còn các lực lượng đấu tranh cho dân chủ Việt Nam tin rằng: “Một cuộc cách mạng bất bạo động là tất yếu, và không những thế, là cấp thiết cho Việt Nam”
Ở Việt Nam hiện nay không cần “Một cuộc cách mạng bất bạo động”.
Khi đọc toàn văn bài viết với nhan đề “Một cuộc cách mạng bất bạo động cho Việt Nam”, tôi không thể không suy ngẫm: Với những lập luận, dẫn chứng thiếu căn cứ và khoa học để dẫn đến một lôgic mà theo tác giả rằng một cuộc cách mạng bất bạo động ở Việt Nam là tất yếu và cấp thiết. Phải chăng đằng sau bài viết này là mưu toan của các phần tử cơ hội chính trị, của những người bất đồng chính kiến hòng mưu toan chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam?
Trong bài viết của gã Tiến sĩ Luật với cách mở đầu, đặt vấn đề tưởng chừng như không có gì để bàn cãi bởi các dẫn luận của gã này về cách mạng, cách mạng không chỉ bằng bạo lực là không sai: Cách mạng là một sự thay đổi sâu sắc về chất, thường xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn… trên lĩnh vực chính trị cách mạng là thay chế độ (thể chế) chính trị hiện tại bằng một chế độ chính trị tiến bộ. Xóa bỏ chế độ quân chủ để thiết lập nền cộng hòa, đó là cách mạng. Xóa bỏ chế độ thực dân để thiết lập độc lập dân tộc, đó là cách mạng. Điều này thực tế lịch sử đã chứng minh cho tính tiến bộ của cách mạng.
Cách mạng không chỉ bằng bạo lực – vấn đề này cũng đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn. Các nhà lý luận mác xít đã chỉ ra hai phương thức (hai khả năng) giành quyền lực chính trị, đó là bằng bạo lực và bằng hòa bình (phi bạo lực). Khả năng giành chính quyền bằng hòa bình là rất quý và hiếm, quý vì không phải đổ máu, hiếm bởi vào thời điểm lúc bấy giờ, trước đó chưa có trong tiền lệ. Do xác định đúng thời cơ cách mạng và chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân nhanh chóng và hầu như không đổ máu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng: không có một trận đánh nào đẫm máu là “đẹp” cả, mặc dù là thắng lớn. Trên đây là những “hạt nhân hợp lý” mà gã Tiến sỹ Luật đã nêu trong bài viết ở các khía cạnh khác nhau, chúng ta có thể chấp nhận được.
Thế nhưng, dẫn dắt, lập luận là vậy để rồi tác giả bài viết đưa ra luận điểm: xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị để thiết lập nền dân chủ – đa đảng, đó là cách mạng. Điều này thì không hẳn là vậy!
Sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất đối với nhà nước và toàn xã hội không đồng nhất và không có nghĩa là độc tài – toàn trị. Một chính thể đa đảng không hẳn là dân chủ, tiến bộ. Một đảng lãnh đạo chưa phải là sai lầm và đa đảng không hẳn là ưu việt. Bằng chứng sinh động cho nhận định là Trung Quốc và Ấn Độ, vào năm 1960, trên những tiêu chí cơ bản, trình độ phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ cũng ở cùng một cấp độ; hơn 50 năm sau, vào năm 2012 Trung Quốc đã vượt xa Ấn Độ cả về GDP, về sức mạnh quân sự, về khoa học, công nghệ…Ở đây có nhiều nguyên nhân nhưng chắc chắn trong đó có nguyên nhân thuộc về thể chế chính trị. Ấn Độ thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tam quyền phân lập… Trung Quốc lựa chọn thể chế chính trị nhất nguyên do Đảng Cộng sản Trung Quốc – lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chế độ đa đảng không phải là dấu hiệu của dân chủ. Cái gốc để bảo đảm dân chủ hay không dân chủ là tư liệu sản xuất nằm trong tay ai. Điều cốt yếu là ở chỗ, đảng cầm quyền đó có thực sự cách mạng, có thực sự vì lợi ích của nhân dân hay không.
Cách mạng không chỉ là bạo lực, song không phải cuộc cách mạng phi bạo lực nào cũng mang tính tiến bộ mà có khi còn là “phản cách mạng”,” phản tiến bộ”. Tác giả bài viết ca ngợi sự thắng lợi của các các cuộc cách mạng phi bạo lực, nào là Cách mạng Hoa hồng, Cách mạng Cam, Cách mạng Hoa Tulip… Song, đây không phải là những cuộc cách mạng mang tính tiến bộ, đem lại sự phát triển của xã hội mà là “phản cách mạng”. Vì sao? Bởi vì, các cuộc cách mạng này không hề tạo ra một sự biến đổi xã hội mang tính sâu sắc, toàn diện, tạo bước ngoặt thay đổi về chất trong mọi lĩnh vực xã hội, thay thế hình thái kinh tế – xã hội lỗi thời, lạc hậu bằng hình thái kinh tế – xã hội cao hơn mà thực chất chỉ là cuộc lật đổ chế độ bằng các thủ đoạn phi bạo lực kết hợp với bạo lực ở mức độ khác nhau. Sự độc tài, bất công chẳng những không mất đi mà còn trầm trọng hơn, đổ máu nhiều hơn, nghèo đói nhiều hơn, bất ổn nhiều hơn. Các cuộc cách mạng trên đều có sự can dự, hà hơi, tiếp sức của chủ nghĩa đế quốc và chế độ thù địch, không bao giờ vì nhân dân, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho dân.
Việt Nam không cần một cuộc cách mạng phi bạo lực theo nghĩa “cách mạng màu”, càng không cần một giải pháp “Gorbachep Việt Nam”.
Việt Nam bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh với những vết thương và tàn tích nặng nề, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sản xuất cho là phổ biến. Ấy vậy, trên con đường tìm tòi, đổi mới, kiên định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước sau gần 30 năm đổi mới đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7%/năm; GDP tăng gấp gần 7 lần; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 2.200 USD; tuổi thọ trung bình tăng từ 64,8 tuổi năm 1986 lên khoảng 73,5 tuổi năm 2015; Tỷ lệ người lớn biết chữ tăng từ 84% năm 1980 lên 98,25% năm 2014[1]…, vị thế đất nước ngày càng cao trên thế giới… Thử hỏi, có sự khởi sắc nào hơn sự khởi sắc này?
Cái gọi là “cách mạng bất bạo động cho Việt Nam” thực chất là sự cổ vũ, tuyên truyền cho âm mưu “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch mưu toan xóa bỏ chế độ xã hội ưu việt mà Việt Nam đang xây dựng, và phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những lập luận về một cuộc cách mạng bất bạo động của gã Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ dường như đang cố tình tuyên truyền cho ngã rẽ chính trị của Việt Nam theo hướng khác. Gã đã nhầm! Vì với những thành tựu mà Việt Nam đạt được và thực mà các cuộc cách mạng mà gã đưa ra càng chứng tỏ Việt Nam không cần “Một cuộc cách mạng bất bạo động”./.
[1] Xem: http://baodientu.chinhphu.vn/Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ kỷ niệm Ngày 30/4
bài viết nhẹ nhàng nhưng thật thâm thúy, sâu sắc.
đọc bài viết mới có hiểu rõ hơn về gã tiến sĩ luật này.
Cách mạng việt Nam chỉ có một “phiên bản”. Con đường phát triển duy nhất đúng đắn mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là đi lên CNXH, xây dựng xã hội tự do, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người đều có quyền làm chủ đất nước, được phát triển toàn diện. Không thể có một “dị bản” nào khác. Những âm mưu, thủ đoạn muốn “vẽ” ra một “phiên bản” mới cho sự phát triển của Việt Nam thực chất không ngoài mục đích hướng nước ta theo quỹ đạo TBCN. Thật hồ đồ, phản động. Những kẻ ôm chân đế quốc, phản bội lợi ích quốc gia, dân tộc như Cù Huy Hà Vũ phải bị loại trừ.