Sự lẫn lộn trắng đen, phải trái của Tạ Dzu
Như đã thành quy luật, lợi dụng những vấn đề bức xúc của xã hội, các thế lực thù địch tranh thủ đẩy mạnh tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin; chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội ở nước ta. Không nằm ngoài quy luật đó, lợi dụng những bức xúc của nhân dân trước việc đốn bỏ cây xanh ở Hà Nội; cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, các thế lực thù địch tăng cường đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, nham hiểm. Điển hình là bài viết với tiêu đề: “Vấn đề của Đảng Cộng sản Việt Nam” của Tạ Dzu trên Blog Danlambao, ngày 01/05/2016. Nội dung bài viết thể hiện rõ ý đồ đen tối của tác giả bài viết, nhằm phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng, đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để thực hiện ý đồ phản động, đen tối, Tạ Dzu tự đưa ra câu hỏi: “Đâu là yếu tố quyết định đời sống con người”? “Từ lúc nào người thành người”? và tự trả lời. Nội dung trả lời của Tạ Dzu lộ rõ chân tướng của một kẻ phản động, xuyên tạc bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin về qui luật phát triển của xã hội, vu cáo và bôi nhọ các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam.
1. Không thể nói bừa rằng “Mác tuyệt đối hóa vật chất và những người cộng sản bị vật chất hóa”.
Tạ Dzu cần có cái nhìn khách quan và hiểu rằng, bằng sự kế thừa có chọn lọc tất cả những thành quả về triết học xã hội của các bậc tiền bối, bằng những công trình nghiên cứu tỉ mỉ về quá trình lịch sử loài người, nhất là lịch sử xã hội tư bản, C.Mác đã xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội. Trong đó, C.Mác luận giải rất rõ, sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.
Theo C.Mác, sản xuất vật chất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người. Đó là quá trình hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. Ph.Ăngghen khẳng định, “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người sản xuất”.
Sự sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình này không tách biệt với nhau, trong đó, sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội, và xét cho cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội.
Như vậy, C.Mác chưa bao giờ tuyệt đối hóa vật chất và những người cộng sản nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng với khát vọng yêu chuộng hòa bình, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản đã lấy lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình cũng chưa bao giờ bị vật chất hóa như Tạ Dzu xuyên tạc, vu cáo.
Sự vu cáo, bịa đặt của Tạ Dzu làm lẫn lộn trắng, đen, phải, trái, duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu hình, mục đích cuối cùng là phê phán, phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lênin, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản.
2. Không thể nói bừa rằng “Mác tuyệt đối hóa tự nhiên và những người cộng sản bị tự nhiên hóa”.
Tạ Dzu ơi, bây giờ là thời đại nào rồi mà thô thiển đến thế! C. Mác và những người cộng sản hiểu rất rõ vai trò của tự nhiên nhưng không bao giờ tuyệt đối hóa tự nhiên và bị tự nhiên hóa Dzu xuyên tạc. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã luận giải rất rõ ràng rằng: “Xét về mặt tiến hóa, con người có nguồn gốc từ tự nhiên, là con đẻ của tự nhiên, là sản phẩm và sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa của thế giới vật chất, còn bộ óc người là sản phẩm cao nhất của vật chất”. Con người vừa là hiện thân, vừa là hạt nhân của sự thống nhất biện chứng giữa xã hội và tự nhiên. Sự thống nhất đó biểu hiện trong bản tính của con người, cho nên con người, “do bản tính, nếu không phải là một động vật chính trị như Arixtốt nói, thì dẫu sao cũng là một động vật xã hội”. Sự tồn tại của bản tính tự nhiên trong con người là một yếu tố khách quan, bởi vì con người có nguồn gốc phát sinh từ động vật, thống nhất chặt chẽ với tổ tiên động vật về cơ sở phân tử của tính di truyền và cơ sở tổ chức tế bào. Để tồn tại và phát triển, con người cũng có đầy đủ những nhu cầu thiết yếu như bất kỳ một động vật nào khác và đồng thời cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui luật sinh học như đồng hóa và dị hóa, di truyền và biến dị, thích nghi, v.v..
Sự tồn tại bản tính tự nhiên của con người không chỉ bác bỏ quan niệm siêu nhiên về nó, mà còn khẳng định, con người là một động vật cao cấp nhất, là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa tự nhiên. Con người sống trong môi trường tự nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người. Song, con người chỉ có thể trở thành Con người đích thực khi nó nó được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người, trong môi trường mà ở đó các yếu tố xã hội giữ vai trò quyết định. C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Theo quan điểm của C.Mác, mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội cho nên con người là hiện thân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên. Hơn nữa bằng quá trình lao động sản xuất xã hội – một phương thức trao đổi chất đặc thù giữa xã hội và tự nhiên, con người trở thành khâu gắn bó tự nhiên và xã hội.
Như vậy, quá đủ để Tạ Dzu thấy những lời xuyên tạc vô căn cứ của mình về C.Mác và những người cộng sản về giới tự nhiên. Tạ Dzu ơi, là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, đang vui mừng với sự phát triển của đất nước, không ai tin những lời nói lẫn lộn trắng, đen, phải, trái của mi đâu. Chào nhé!
Dù thời cuộc có nhiều đổi thay, dù lịch sự xã hội có những bước phát triển không ngừng, thế nhưng Chủ nghĩa Mác ngày nay vẫn tồn tại sức sống mãnh liệt và thể hiện rõ tính cách mạng, khoa học của nó. Do sự phát triển của lịch sử xã hội, cho nên không tránh khỏi một số luận điểm của Mác đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Điều đó đòi hòi một sự nghiên cứu, bổ sung phát triển cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia dân tộc. Đó mới là những người cộng sản chân chính.