Sự thật đằng sau ý đồ phản biện của GS Nguyễn Đình Cống
Vừa qua trên mạng xã hội có đăng bài “Phản biện 3 nghị quyết về kinh tế” của GS. Nguyễn Đình Cống. Bài viết đã dùng lời lẽ kiếm nhã, thiếu tôn trọng đối với nghị quyết của một chính Đảng cầm quyền. Lẽ ra là một giáo sư, lại có tuổi như ông Cống, muốn phản bác một điều gì đó thì cũng nên dùng lời lẽ cho văn hóa, cho đáng mặt nhà khoa học, để cho người đọc chấp nhận, chứ không nên quá thô thiển như vậy.
Hãy xem cách nhận định phiến diện về các nghị quyết của GS. Nguyễn Đình Cống bằng cách mô tả hình thức dài, ngắn thậm chí bao nhiêu chữ, mấy phần thì đã rõ. Khi đề cập nội dung các Nghị quyết, GS. Cống chẳng có mấy lý lẽ, chủ yếu quy chụp cho “sự độc tài toàn trị của Đảng” và còn lớn tiếng thách đố sẵn sàng đối thoại với các nhà lý luận. Thiết nghĩ, với thái độ của GS. Cống thì khó có một cuộc tranh luận khách quan khoa học và mang tính xây dựng. Ngay từ lời đề nghị đối thoại, những nhận xét về mặt hình thức các nghị quyết của Đảng mà ông Cống đã cho là “một đống ngôn từ văn hoa, trộn lẫn một rừng khẩu hiệu dao búa” mà không viện dẫn được chỗ nào là những “ngôn từ văn hoa” hay “khẩu hiệu dao búa” để mọi người thấy, chưa nói đến nội dung lý luận phức tạp của kinh tế – xã hội thì vị GS sẽ viện dẫn thế nào?. Đích thực GS Cống cũng chỉ là một thứ “ngoa ngôn”, “cả vú lấp miệng em” theo kiểu những kẻ to mồm thiếu suy nghĩ không đáng để tranh luận.
Nếu muốn phản biện thì ông Cống nên có thái độ khách quan hơn đừng vội vã quy chụp và đừng có đao to búa lớn kiểu thách đố. Với một nghị quyết cụ thể, hay bất cứ chủ trương, chính sách nào của Đảng, Nhà nước, mọi người dân đều có thể tham gia đóng góp với thái độ tích cực, xây dựng, Đảng ta rất cần những đóng góp trí tuệ, khách quan của các nhà khoa học nhưng phải trên tinh thần là vì đất nước, vì nhân dân. Ông sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, những năm đất nước còn khó khăn, Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho ông ăn học và nhờ đó ông có học hàm GS. Bây giờ khi tuổi đã xế chiều, vinh quang, học vấn, sự nghiệp đã đủ, tại sao ông lại quay ra chống Đảng, Nhà nước. Thật trớ trêu đúng ngày kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng, ông tuyên bố từ bỏ Đảng và đưa lên mạng xã hội với vẻ tự dương tự đắc. Ông cha ta có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, với ông Cống không những là “kẻ chạy đi” mà còn là kẻ “ăn cháo đá bát”.
Bên cạnh sự phản bội lý tưởng, phản bội tổ chức, ông Cống còn bộc lộ cái nhìn thiển cận về nhiều mặt. Ông ta đả kích quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ. Ấy vậy mà một người đã có học hàm Giáo sư lại nói rằng đó là sự “nhàm chán”, “tư duy gán gép”, “vô căn cứ, lỗi thời”… Thực chất ông đòi từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
Không có gì mới khi ông Cống nhai lại những luận điệu đã cũ của những phần tử chống Cộng như: “Việc Đảng lãnh đạo cách mạng là thuộc về quá khứ”, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đòi đa nguyên đa đảng. Cần nói lại với GS. Cống rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong quá khứ mà còn lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, đó là nguyện vọng, là niềm tin của nhân dân, là sứ mạng lịch sử được toàn thể nhân dân Việt Nam giao phó. Thực tiễn thành tựu hơn 30 năm đổi mới đã cho thấy sự phát triển tư duy lý luận của Đảng ta, sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình thực tế ở Việt Nam.
Việc phản biện 3 nghị quyết về kinh tế chẳng qua là cái cớ để GS Nguyễn Đình Cống phụ họa, nhại lại những luận điệu của các kẻ chống Đảng từ trước đến nay, điều đó càng chứng tỏ sự phản bội và cách nhìn thiển cận của ông ta mà thôi. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức rõ thực chất ông Cống là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Mọi người càng nêu cao cảnh giác, nhận thức đúng và luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sớm đưa các nghị quyết TW 5 vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi những nội dung của Nghị quyết đã đề ra./.
Nguyễn Đình Cống đích thực là kẻ “ăn cháo đá bát” rồi,phản động và đê hèn.
Nhân danh giáo sư, những dường như những phản biện của Nguyễn Đình Công đang lạc lõng trước những hiện thực khách quan, rõ ràng mưu đồ của y đã lộ rõ. Chúng ta hãy nêu cao cảnh giác