Sự xuyên tạc cần bác bỏ

Ngày 20/10/2015, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch tìm mọi cách xuyên tạc, chống phá, ngày 04 tháng 11 năm 2016, BBC tiếng Việt phỏng vấn Giáo sư Tương Lai rồi quy chụp rằng, Nghị quyết “tự diễn biến” của ĐCSVN là một sự bế tắc về lý luận. Đây là một sự xuyên tạc cần bác bỏ.

1. Không thể nói bừa rằng: Đảng ta đưa ra khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là sự bế tắc về lý luận. Theo họ: “Nếu một cơ thể mà không có tự chuyển biến, tự diễn biến, thì đó là một cơ thể chết. Xã hội cũng vậy, một xã hội muốn phát triến triển phải tự vận động và trong quá trình vận động đương nhiên phải có chuyển biến”. Đây là cách hiểu thô thiển về lý luận phát triển. Họ không thấy rằng, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thực tế là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn, do vậy trong hoạt động thực tiễn, nhằm thúc đẩy sự vật phát triển, chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới góp phần tích cực vào sự phát triển. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là mâu thuẫn cần giải quyết nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Như vậy, Đảng ta đưa ra khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” không phải là sự bế tắc về lý luận, mà rất đúng lý luận. Rõ ràng, sự cố tình xuyên tạc lý luận về phát triển của thế lực phản động, nhằm thực hiện mưu đồ đen tối là phủ nhận và hạ thấp uy tín của Đảng với nhân dân ta. Họ đã nhầm, nhân dân ta, từ miền ngược đến miền xuôi, từ trong nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài luôn vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta. Và sự thật, Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ của Đảng, đang thổi một luồng sinh khí mới cổ vũ, động viên, khích lệ nhân dân ta vững tin vào Đảng hơn.

2. Làm gì có chuyện, lên án thể chế “Tam quyền phân lập” là đi ngược lại lịch sử và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Nghị quyết số 04-NQ/TW, Đảng ta chỉ ra chín biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Biểu hiện thứ hai Đảng ta chỉ rõ: “Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai”. Quan điểm đó phản ánh đúng thực tế khách quan. Từ lâu, các thế lực thù địch đã sử dụng nhiều chiêu trò phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, hướng lái đất nước ta đi theo con đường đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Lần này, vẫn chiêu trò cũ rích ấy. Chúng cho rằng, chúng ta lên án thể chế “Tam quyền phân lập” là đi ngược lại lịch sử và kìm hãm sự phát triển của xã hội, là “nhốt quyền lực vào trong cái lồng”, cái lồng của pháp luật. Theo họ, “Đó là điểm cơ bản nhất đang kìm hãm xã hội trong vòng trì trệ và đấy mới chính là ngọn nguồn đẩy tới sự sụp đổ của chế độ này”. Nhân dân Việt Nam đã hiểu quá rõ về bản chất của thể chế “tam quyền phân lập”, đặc biệt là mặt hạn chế của nó. Đó chỉ là thủ đoạn chính trị lừa gạt nhân dân của giai cấp tư sản; bản chất của phân quyền tư sản là thâu tóm quyền lực vào tay giai cấp tư sản. Chúng cố tình lờ đi, bản chất quyền lực nhà nước ta là thống nhất, trên cơ sở phân công, phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền hành của các cơ quan nhà nước. Và, họ càng không hiểu rằng, Hiến pháp Việt Nam là sự kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống lập pháp, lập hiến của dân tộc, nhân loại và thời đại. Từ tinh thần, nội dung đến các nguyên tắc lập hiến đều của người Việt Nam, do người Việt Nam định đoạt, không chịu sự can thiệp, áp đặt bởi những triết lý lập hiến nào từ bên ngoài. Bởi vậy, “tam quyền phân lập” không phù hợp với thể chế chính trị ở Việt Nam.

3. Áp đặt chủ quan – lộ rõ mưu đồ chống phá của bọn phản động Cái gì hợp lý thì tồn tại. Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ là hợp lý. Bởi lẽ, thực hiện tốt nội dung của Nghị quyết không chỉ thể hiện quyết tâm xây dựng Đảng ta thật trong sạch, phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của nhân dân, mà còn trực tiếp giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” với lực cản thực hiện mục tiêu đó. Do đó, sau khi thảo luận kỹ càng, Ban Chấp hành Trung ương biểu quyết thông qua là tất yếu. Thế mà, bọn phản động cố tình xuyên tạc, áp đặt: “người ta giơ tay biểu quyết, nhưng trong đầu người ta nghĩ thế nào lại là việc khác” .Thật là thô thiển, áp đặt chủ quan – lộ rõ mưu đồ của bọn phản động.

Hãy tôn trọng sự thật như nó vốn có, hãy nhìn nhận sự việc với con mắt khách quan hơn. Cố tình xuyên tạc sự thật với mục đích xấu xa, là việc làm bỉ ổi, cần phê phán, bác bỏ./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.