Suy diễn, bịa đặt về TPP của Trương Nhân Tuấn là sai lầm
Gần đây, Trương Nhân Tuấn có bài viết “Sai lầm hàng loạt của báo chí và “chuyên gia” VN về TPP”, bài viết đã nêu nhiều nội dung không đúng sự thật theo hướng suy diễn, bịa đặt rất xảo trá, tinh vi, đó là:
Thứ nhất, đưa ra thông tin mập mờ về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong bài viết, Trương Nhân Tuấn đưa ra các thông tin của các cơ quan thông tấn, báo chí của nước ngoài như: BBC, VOA, RFI hay trích một số lời nhận định, đánh giá của một số cá nhân về TPP nhằm ý đồ xuyên tạc về TPP. Sau một hồi phân tích lòng vòng, luẩn quẩn các thông tin sai lệnh, mập mờ rồi vu khống, xuyên tạc các cơ quan báo chí và các chuyên gia kinh tế ở nước ta đã nhận định sai về hiệu lực TPP. Y không đưa ra được các thông tin nào của các cơ quan thông tấn, báo chí và các chuyên gia Việt Nam nhận định về TPP, như Điều 30.5.2, Y viết:“2. Trong trường hợp có bất kỳ Bên nào không thông báo bằng văn bản với cơ quan lưu chiểu việc hoàn tất thủ tục pháp lý áp dụng ở nước mình trong vòng 2 năm kể từ ngày ký Hiệp định, Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trên nếu có ít nhất 6 Bên ký kết ban đầu thông báo bằng văn bản với cơ quan lưu chiểu việc hoàn tất thủ tục pháp lý áp dụng ở nước mình trước thời hạn miễn là 6 Bên này chiếm ít nhất 85 phần trăm tổng sản phẩm quốc dân của tất cả các Bên ký kết ban đầu vào năm 2013”.
Trên thực tế, Điều 30.5.2 của Bản hiệp định là: “2. Trong trường hợp không đủ toàn bộ các bên ký kết ban đầu thông báo cho Cơ quan Lưu chiểu về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước trong vòng hai năm kể từ ngày ký, Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ khi hết thời hạn hai năm nếu có ít nhất sáu bên ký kết ban đầu với ít nhất 85% tổng sản phẩm quốc nội cộng gộp theo giá trị năm 2013,1 thông báo cho Cơ quan Lưu chiểu về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước trong thời gian này”. Chỉ cần so sánh nội dung của Điều 30.5.2 của TPP và trích dẫn của Trương Nhân Tuấn cũng đủ thấy ý đồ thâm hiểm của tác giả bài viết.
Thứ hai, muốn tạo ra sự nghi ngờ, hoang mang của nhân dân về hiệu lực TPP. Với cách diễn giải mập mờ, Trương Nhân Tuấn muốn tạo ra dư luận không đúng trong nhân dân về hiệu lực TTP. Y đã trích sai nội dung của Điều 30.5.2 của TPP và một số thông tin, nhận định trái chiều một số cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài, từ đó y chủ quan suy diễn, rồi bịa đặt, vu khống cho các cơ quan báo chí nước ta đã thông tin sai về hiệu lực TPP. Thực tế hiệu lực TPP không như y bịa đặt suy diễn, trái lại Điều 30.5.2 của TPP đã được giải thích trên các phương tiện thông tin, báo chí nước ta là: TPP sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi 12 nước ký kết thỏa thuận (hoặc, có thể chỉ cần 06 nước thành viên phê chuẩn với điều kiện GDP – tổng sản phẩm quốc nội – của 06 nước này bằng 85% GDP 12 nước cộng lại). Kể từ ngày có TPP có hiệu lực, các quốc gia có 02 năm để nội luật hóa các vấn đề trong TPP; và khi đó, TPP sẽ có hiệu lực áp dụng đối với từng nước. Hơn nữa, Điều 30.5.2 của hiệp định phiên ra tiếng Việt rất rõ ý, sáng ý, người đọc cũng hiểu ngay được nên không có chuyện “khó hiểu” như y viết. Trương Nhân Tuấn không những cố tình trích sai nội dung và xuyên tạc, bịa đặt cho sự “khó hiểu” mà còn suy diễn lung tung nhằm tạo ra sự nghi ngờ, hoang mang trong nhân dân về các cơ quan báo chí trong giải thích về hiệu lực của TPP.
Thứ ba, xuyên tạc chủ trương đàm phán gia nhập TPP của Đảng và Nhà nước ta. Trương Nhân Tuấn tiếp tục đưa một số nhận định của một số cơ quan thông tấn bên ngoài nước ta về việc Ông Donald Trump (vừa đắc cử Tổng thống Mỹ) tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm vừa gián tiếp phủ nhận quá trình đàm phán ra nhập TPP của nước ta vừa vu khống cho các cơ quan báo chí trong nước ta nhận định sai về việc này. Cũng với việc phân tích luẩn quẩn đó, y đã nhận định, suy diễn sẽ “ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai thịnh suy của con người Việt Nam”. Tuy nhiên, Trương Nhân Tuấn đã suy diễn quá vụng về, cố tình lờ đi các lợi ích của Việt Nam khi gia nhập TPP để thực hiện ý đồ xấu trong bài viết của mình.
Phải khẳng định rằng, việc Ông Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới chỉ là tuyên bố chưa phải là việc chính thức Mỹ rút khỏi TPP. Hiện nay, tiến trình gia nhập TPP vẫn đang tiến hành, 11 nước còn lại vẫn đang quá trình hoàn thiện về pháp lý. Việc đàm phán gia nhập TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích thương mại cho Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu năm 2012, Viện Peterson dự báo rằng nếu so với thời điểm chưa có TPP, thu nhập của Việt Nam trong năm 2025 khi ký kết TPP sẽ cao hơn 13% và xuất khẩu sẽ tăng hơn 37%. Tuy có một số thách thức song về cơ bản là lợi ích nhiều hơn. Do vậy, việc đàm phán gia nhập TPP là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trường hợp xấu nhất TPP không thành hiện thực bởi nhiều yếu tố khách quan thì cũng không ảnh hưởng đến nước ta. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định “Có tham gia cũng rất tốt nhưng không tham gia TPP thì chúng ta vẫn tiếp tục hội nhập với thế giới, đó là chương trình chúng ta đã làm trong thời gian qua” và sẽ không có chuyện “ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai thịnh suy của con người Việt Nam” như Trương Trương Nhân Tuấn đã bịa đặt, suy diễn .
Rõ ràng, những luận điệu trong bài viết Trương Nhân Tuấn đã cố tình xuyên tạc, vu khống về báo chí nước ta và các nội dung của TPP nhằm phủ nhận, phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta – chúng ta hãy cảnh giác với những luận điều thâm hiểm này./.