Tác hại của chiến lược “diễn biến hòa bình”
Chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội, phong trào cách mạng thế giới là cực kỳ nguy hiểm với tác hại vô cùng lớn. Trước hết, nó đã làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Đó là một biến cố chính trị lớn nhất trong thế kỷ XX, tác động sâu sắc đến hệ thống xã hội chủ nghĩa, đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và thực hiện tiến bộ xã hội trên phạm vi thế giới.
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đang phải đương đầu với những thử thách to lớn. Sau gần nửa thế kỷ tồn tại kể từ sau Thế chiến thứ II, chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực trong vai trò là hình thái tiêu biểu của cuộc đối đầu Đông – Tây khốc liệt đã đi đến điểm kết khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Sự đổ vỡ này là một tổn thất lớn chưa từng có của phong trào cách mạng và phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới. Nó đã gây ra những chấn động dữ dội khiến cho chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, phong trào cộng sản quốc tế rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện. Chủ nghĩa xã hội từ chỗ là một hệ thống, đến nay chỉ còn lại một số quốc gia. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tập trung đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Mục tiêu chiến lược của chúng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Mục tiêu đó của các thế lực thù địch là nhất quán, không thay đổi, nhưng các thủ đoạn, biện pháp thường được điều chỉnh, thay đổi. Điều đó làm cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đứng trước thách thức gay gắt.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã là một cơ hội để chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch gia tăng bành trướng ảnh hưởng trên thế giới theo xu hướng bảo thủ, cực đoan, khuếch trương, truyền bá cái gọi là “mô hình kinh tế thị trường, dân chủ kiểu phương Tây”. Mỹ lôi kéo, tập hợp lực lượng, triệt để khai thác các điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh chiến lược cam kết và mở rộng, tăng cường chống phá phong trào cách mạng thế giới. Sau sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã dẫn đến chủ nghĩa tư bản chiếm lĩnh đa phần thế giới; chúng càng ráo riết đẩy mạnh thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng, mưu toan thao túng hoàn toàn thế giới trong quỹ đạo của mình. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch gia tăng “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại; đẩy mạnh hoạt động chống phá các Đảng Cộng sản, phong trào dân chủ, tiến bộ ở các nước tư bản phát triển, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ nhiều nước bất chấp Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế cũng như làn sóng phản đối mạnh mẽ của công luận quốc tế.
Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu và làm cho cuộc khủng hoảng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã nghiêm trọng càng nghiêm trọng thêm. Lý tưởng chủ nghĩa xã hội bị tấn công từ nhiều phía. Từ sau khi Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở nhiều nước, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Trong hàng ngũ cách mạng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Có người phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối, trở cờ. Cùng với đó, quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới có thời kỳ bị gián đoạn. Trên thực tế, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bị khủng hoảng và thoái trào trên hầu hết các phương diện. Nó không những làm tổn thất to lớn về cơ sở vật chất mà cả về cơ sở tinh thần, gây tâm lý hoang mang và khủng hoảng niềm tin, ảnh hưởng đến chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương thức hoạt động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Đối với việc thực hiện tiến bộ xã hội. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã làm cho phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc gặp không ít khó khăn. Nếu như trước đây, cùng với các dòng thác cách mạng khác, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã làm sụp đổ gần như toàn bộ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Hầu hết các nước thuộc địa ở Á, Phi, Mỹ Latinh đã giành lại quyền độc lập dân tộc và nhờ vậy đã thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thì hiện nay, phong trào đó diễn ra trong một phạm vi, khuôn khổ chật hẹp hơn. Phong trào đấu tranh cho dân sinh dân chủ trong các nước tư bản chủ nghĩa gặp nhiều khó khăn trở ngại. Các tầng lớp lao động đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế do chủ nghĩa tư bản gây ra; các quyền lợi dân sinh, dân chủ bị thu hẹp, đang làm cho sự bất bình của quần chúng nhân dân ngày càng sục sôi. Ngày nay, trào lưu dân chủ xã hội đã phát triển qua các giai đoạn lịch sử và hiện thực hóa khát vọng của mình bằng việc thành lập hàng loạt các đảng dân chủ xã hội ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, nhằm tham chính và lãnh đạo xã hội đi theo “con đường thứ ba” mà họ vạch ra. Tuy nhiên, các trào lưu đó cũng chỉ dừng lại ở mức độ thỏa hiệp với chính quyền tư sản. Mặc dù đứng trên quan điểm đấu tranh cải lương và thỏa hiệp, nhưng nó cũng có những ưu điểm nhất định. Trong bối cảnh chung của thời đại, trào lưu này đang có sức thuyết phục, hiệu quả và là một hướng đi ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là ở các nước tư bản phát triển, ít nhiều làm phân tán lực lượng cũng như sự chệch hướng và suy giảm mục tiêu đấu tranh của một bộ phận công nhân và người lao động.
Tóm lại, tác hại của chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với chủ nghĩa xã hội, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và tiến bộ xã hội là hết sức to lớn. Tuy nhiên, không nên coi những ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đối với phong trào cộng sản quốc tế chỉ là những tiêu cực, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng cũng đang có những cơ hội mới, và phong trào cộng sản quốc tế vẫn đang tiến lên. Thực tế đó đang được một số đảng cầm quyền hiện thực hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đất nước, xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tạo cơ sở, tiền đề để tiếp tục đưa đất nước vững bước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội./.
phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có mối quan hệ khăng khít, không tách rời; trong đó, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là âm mưu, thủ đoạn và cũng là mục tiêu của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiến hành đối với cách mạng Việt Nam. Bởi vậy, tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch; là vấn đề có ý nghĩa quyết định làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta”. Chúng ta cần nhận thức sâu sắc vấn đề này, có nhiều biện pháp tích cực, thiết thực để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân.
Chủ động phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, bác bỏ các luận điệu tuyên truyền phản động, làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng” trong tình hình mới.
Đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ cương lĩnh, đường lối của Đảng.