Tên “chó dại” Hoài Sơn lại sủa về dân chủ ở Việt Nam

Nhân đọc bài “Vấn đề dân chủ ở Việt Nam” của tên “chó dại” Hoài Sơn đăng trên Blog Danlambao tôi thấy vô cùng bất bình và thấy nực cười cho y – một kẻ trí thức ngồi gõ bàn phím mà dám bịa đặt những điều vô căn cứ, không đúng sự thật, kêu gọi xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam theo trí tưởng tượng xấu xa của y. Thoạt nhìn vào bố cục bài viết mà hắn đưa ra ở phần đầu, dường như có vẻ chặt chẽ về mặt khoa học, hợp logic. Nhưng thực ra đấy là một mưu đồ cực kỳ nham hiểm, dẫn dắt người đọc từ hiểu biết về dân chủ, so sánh nền dân chủ của các nước và cuối cùng là những “phát kiến” về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam theo ý đồ đen tối của hắn.

Trong bài viết, y lập luận như đúng rồi về dân chủ, về các khía cạnh của dân chủ và như là y rất hiểu về dân chủ. Thực tế thì y chẳng hiểu gì hết, không hiểu một điều căn bản nhất về bản chất của dân chủ, đặc biệt là nền dân chủ tại Việt Nam – Một nền dân chủ của chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. Bản chất cốt lõi nhất của dân chủ là bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, thể chế chính trị nào đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của đại đa số Nhân dân, của dân tộc thì thể chế đó sẽ có sức sống lâu dài, mãnh liệt, không phụ thuộc vào việc có một đảng hay đa đảng.

Vấn đề quan trọng quyết định đến nền dân chủ ở một quốc gia không phải là ở số lượng các đảng phái cùng hoạt động mà là ở chất lượng của đảng, tức là đảng đó là đảng của ai, được tổ chức, hoạt động như thế nào và vì lợi ích của ai, mối quan hệ với Nhân dân như thế nào, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân ra sao, có được đại đa số nhân dân ủng hộ hay không.

Ở Việt Nam, Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng Việt Nam dù ở giai đoạn lịch sử nào, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Tuyên ngôn độc lập 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền tự do, dân chủ của tất cả người dân Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[1]. Trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngay lời nói đầu đã khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản Hiến pháp:

  1. Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo;
  2. Đảm bảo các quyền tự do, dân chủ;
  3. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Như vậy, ngay từ khi thành lập nước, tự do dân chủ đã trở thành ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu phấn đấu. Tất cả các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm sau này giành thống nhất đất nước, cũng là để đảm bảo sự tự do, độc lập của đất nước, của Nhân dân. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam “dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nền dân chủ tại Việt Nam là một nền dân chủ XHCN, mang bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong cuộc sống thực tế ở từng cấp và trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật tôn trọng bảo đảm. Văn bản pháp lý cao nhất quy định về dân chủ ở Việt Nam hiện nay là Hiến pháp 2013, ở cấp cơ sở có Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Những điều tên “chó dại” Hoài Sơn sủa xằng bậy về dân chủ ở Việt Nam cũng chỉ như những tiếng hú cuối cùng của những con chó dại giữa rừng sâu chờ chết vì bệnh dại mà thôi, nó chẳng có ý nghĩa gì hết đối với tâm tưởng mỗi người dân Việt Nam, bởi mỗi người dân Việt Nam đều khắc sâu trong tim tình yêu đất nước vô bờ bến, tình yêu mà không một thế lực nào, tư tưởng xấu, thù địch nào có thể làm phai mờ.             

[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 4.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

5 thoughts on “Tên “chó dại” Hoài Sơn lại sủa về dân chủ ở Việt Nam

  • 11 Tháng Một, 2016 at 9:42 chiều
    Permalink

    Cũng giống như các bài viết khác trên blog danlambao, các thế lực thù địch vẫn đang mưu toan phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong. Đặc biệt thâm hiểm ở chỗ các bài viết dạng như thế này xuất hiện với tần xuất chưa từng có khi mà Hội nghị Trung ương 14 đang diễn ra để chuẩn bị mọi mặt cho Đại hội XII của Đảng. Hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần cảnh giác, đập tan các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù và ra sức thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XII của Đảng. Đây mới là lời đáp trả đanh thép nhất đối với những lời xằng bậy trên mạng!

    Reply
  • 12 Tháng Một, 2016 at 8:41 sáng
    Permalink

    Dân chủ là khát vọng sâu xa, cũng là thành tựu cuộc đấu tranh lâu dài của các dân tộc và của loài người. Tuy nhiên không có dân chủ cho mọi chế độ xã hội, mà chỉ có dân chủ phụ thuộc vào mỗi nền văn hóa dân tộc, mỗi phương thức sản xuất nhất định và mỗi chế độ chính trị – xã hội nhất định. Dân chủ không thể thoát ly nền văn hóa dân tộc; và không thể cao hơn chế độ kinh tế chính trị của mỗi quốc gia.Trong xã hội nước ta, xã hội do nhân dân làm chủ thì dân chủ là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, vừa là cơ chế, phương thức để vận hành quyền lực của nhân dân trong quản lý Nhà nước và tổ chức đời sống xã hội. Mọi luận điệu nhằm mượn cớ dân chủ để làm mất ổn định trong xã hội, nhất là trước những sự kiện lớn, trọng đại của đất nước mà Hoài Sơn – một tên tiêu biểu- cần được vạch mặt rõ và đấu tranh mạnh mẽ trong xã hội./.

    Reply
  • 13 Tháng Một, 2016 at 10:58 chiều
    Permalink

    Dân chủ là đích đến hay đường đi? dân chủ là đích đến, chắc hẳn quan niệm sẽ khác nhau vì văn hóa, vì chế độ chính trị, về trình độ phát triển… của mỗi quốc gia dân tộc thật khác nhau thành ra kẻ đến sớm, người về sau. dân chủ là đường đi thì mỗi bước tiến về dân chủ thì mọi người dân, không phân biệt già trẻ, gái trai, địa vị xã hội, giầu nghèo, trình độ…. khác nhau đều được tham gia ngày càng nhiều vào công việc chung. điều đó hoàn toàn khác với Hoài Sơn – một kẻ chỉ mượn dân chủ làm đường phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân. loại này sơn hoài không bám thì sơn làm gì nữa.

    Reply
  • 14 Tháng Một, 2016 at 8:00 sáng
    Permalink

    Nhân dân Việt Nam đã trải qua bao mất mát, đau thương của đạn bom, chiến tranh, của sự áp bức, bất công và mất “dân chủ”, cho nên, mỗi người dân đều thấu hiểu giá trị đích thực của dân chủ mà Đảng và Nhà nước ta đem lại. Thế nhưng, những kẻ bất mãn chính trị, hằn học giai cấp, những con chó dại như Hoài Sơn lại tìm mọi cách để phủ nhận những giá trị đích thực của dân chủ trên đất nước Việt Nam và tìm mọi cách cổ xúy cho cái gọi là “dân chủ Tây phương”. Đó chẳng qua là những tiếng sủa lạc lõng của loài chó hoang không nguồn cội mà thôi.

    Reply
  • 22 Tháng Hai, 2016 at 8:05 sáng
    Permalink

    Lại một tiếng sủa của “phường dân chủ”, hẳn hắn không biết rằng xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh vừa là động lực, mục tiêu trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Người dân Việt Nam đã và đang được tôn trọng quyền dân chủ tối cao, và hài lòng về những gì mà Đảng và Nhà Nước đang thực hiện nhằm phát huy tối cao quyền dân chủ của nhân dân, chỉ những tên “rận chủ” bất mãn với chế độ mới có thể “sủa” những ngôn từ nhằm mục đích chống phá nền dân chủ của Việt Nam

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.