Thân phận khác biệt của Trần Nhật Nam
Những ngày gần đây, các phần tử xấu tích cực đăng tải nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội với nội dung vu khống, xuyên tạc, bóp méo chính sách văn hóa, văn học nghệ thuật của Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm kích động lòng thù hận dân tộc từ giới văn nghệ sĩ ở cả trong và ngoài nước, hòng bôi nhọ Đảng và Nhà nước, kêu gọi lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kẻ sốt sắng nhất là Trần Nhật Nam với bài “Thân phận khác biệt” đăng trên “Danlambao”, ngày 08/03/2017.
Nội dung bài viết tập trung vu khống Đảng và Nhà nước Việt Nam “thiếu vắng sự tôn trọng với nền văn hóa cũ”, phân biệt đối xử, “cấm đọc, cấm phát hành và cấm… cửa” đối với các sáng tác văn học của miền nam Việt Nam và các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ ở Hải ngoại… Dẫn đến kết quả “Nền sáng tác của Việt Nam trở nên thụt lùi so với thế kỷ trước”, càng lúc càng bị “co cụm”, “thui chột”, tạo ra một “thân phận khác biệt”. Nguyên nhân là do sự “dốt nát” hay “sự thù hận” của Nhà nước Việt Nam với văn hóa Miền Nam và các nghệ sĩ Việt Nam ở Hải Ngoại.
Thực tiễn đời sống văn hóa và văn học nghệ thuật ở Việt Nam đã chứng minh điều ngược lại: Ở Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, giữ gìn, chăm lo, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có các tác phẩm văn học nghệ thuật của chế độ cũ. Do đó, giúp văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng, phát triển, đó là một sự thực khách quan không thể phủ nhận, không có chuyện Đảng, Nhà nước Việt Nam “thiếu vắng sự tôn trọng với nền văn hóa cũ”, có chăng chỉ là sự bịa đặt, vu cáo của các phần tử phản động.
Sự tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng của Nhà nước Việt Nam thể hiện rất rõ ở sự trân trọng, giữ gìn và phát huy hệ thống các giá trị di sản văn hóa, các tác phẩm văn học nghệ thuật từ thời cha ông ta đi mở cõi cho đến nay… thể hiện sự đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc của bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam. Nếu Nhà nước Việt Nam “thiếu vắng sự tôn trọng với nền văn hóa cũ”, hoặc phá hoại giá trị văn hóa cũ thì sao những: Truyện Kiều, Quan họ, Hát Xoan, Nhã nhạc cung đình, tín ngưỡng thờ Mẫu… còn tồn tại cho đến nay và được thế giới tôn vinh, bảo tồn giá trị.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn chăm lo và phát triển Văn hóa, văn học nghệ thuật. Ngay trong Điều 60, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: (1). Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. (2). Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã chỉ rõ: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước… Có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho đất nước.
Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng không phân biệt đối xử, “cấm đọc, cấm phát hành và cấm cửa” đối với các sáng tác văn học trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam và các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ ở Hải ngoại mà chỉ cấm các hành vi: lợi dụng văn hóa, văn học nghệ thuật để tuyên truyền chống phá Nhà nước và trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc. Thực tế cho thấy, các sáng tác văn học của miền Nam Việt Nam và các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ ở Hải Ngoại không bị phân biệt đối xử. Có rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật của các tác giả sang tác trước năm 1975 ở miền Nam và Hải ngoại được khán giả cả nước đón nhận, tiêu biểu như: Đất rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc… các nhạc phẩm Bolero, nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn hoặc các sản phẩm ca múa nhạc của các nghệ sĩ Hải Ngoại do công ty Thúy Nga Paris phát hành như Khánh Ly, Tuấn Vũ, Hương Lan, Chế Linh, Duy Khánh… Rất nhiều nghệ sĩ ở Hải Ngoại như Phi Nhung, Hương Lan … đã trở về Việt Nam sinh sống và biểu diễn?.
Đến đây có thể kết luận, các tác phẩm văn học nghệ thuật mang giá trị xã hội sâu sắc mãi mãi trường tồn vì được nhân dân đón nhận, gìn giữ. Đảng Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, không phân biệt đối xử hoặc cấm đoán, thù hận đối với các sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và các sản phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ ở Hải Ngoại. Những nội dung Trần Nhật Nam viết trong bài “Thân phận khác biệt” là những lời lẽ vu khống, bịa đặt nhằm bôi nhọ, xuyên tạc, bóp méo chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với văn hóa, văn học nghệ thuật ở Việt Nam. Mang trong lòng mối thù hận Nhà nước Việt Nam, thông qua bài viết của mình, Trần Nhật Nam muốn kích động giới văn nghệ sĩ trong và ngoài Nước chống chính phủ Việt Nam, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với văn hóa, văn học nghệ thuật nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Như thế, chúng ta đã nhìn rõ bản chất “thù hận”, “phản động” của y, đó là những chất liệu tạo ra Trần Nhật Nam “Kẻ mang thân phận khác biệt” trong thời đại ngày nay./.
Trần Nhạt Nam với những luận điệu xảo trá đã tìm mọi thủ đoạn bôi nhọ Đản, Nhà nước ta nhưng ai mà tin được kẻ phản bội bồi bút tệ hại đó