Thực chất của luận điệu “lỗi hệ thống”
Hiện nay có một số người cho rằng Đảng Cộng sản sinh ra và tồn tại là “lỗi hệ thống”, không thể sửa chữa được. Luận điệu này lại được nêu ra trong bài viết “Lỗi hệ thống – Mackeno” của Lê Minh Nguyên. Theo tác giả của bài viết này thì: “Nếu một hệ thống khi sinh ra đã bị khuyết tật bẩm sinh như Đảng cộng sản Việt Nam thì lỗi hệ thống sẽ không sửa chữa được”. Trước thềm Đại hội XII của Đảng thì những luận điệu như loại này lại “mọc lên như nấm sau một cơn mưa”.
Phải nói rằng, ở đây không có khuyết tật bẩm sinh nào cả. Vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển không phải do ý muốn chủ quan của cá nhân hoặc lực lượng nào, mà do quy luật khách quan của lịch sử. Không cần phải nhắc lại những kiến thức về lịch sử. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xã hội là do đông đảo quần chúng nhân dân lựa chọn thông qua phong trào cách mạng và được thực tiễn lịch sử thử thách hết sức nghiêm ngặt, hơn bất kỳ một cuộc vận động bầu cử, tranh giành quyền lực giữa các đảng phái trong các nước theo chế độ đa đảng hiện nay.
Họ cho rằng,“Đối với Đảng cộng sản, một hệ thống khổng lồ khoảng 3,6 triệu đảng viên, thì Đảng cho họ quyền lực và quyền lực tạo ra tiền tài, lỗi hệ thống thì mặc kệ nó (mackeno)”. Phải thừa nhận rằng, hiện nay trong Đảng có có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhưng không vì những hiện tượng đó mà phủ nhận sự thật về vai trò và những cống hiến vĩ đại của Đảng Cộng sản cho cách mạng Việt Nam. Hiện nay, những người Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng để kiên quyết khắc phục, sữa chữa những hạn chế, khuyết điểm đó, để có đủ bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức, xứng đáng vai trò lãnh đạo của mình trong tình hình mới.
Từ luận điệu sai trái, phản động này, một số người đã suy luận đến vấn đề nhân sự Đại hội XII của Đảng. “Với lỗi hệ thống không thể sửa chữa được thì ai lên cũng vậy thôi, cũng tuồng hát cũ chỉ đào kép mới”.
Phải nói rằng, vấn đề nhân sự của đảng cầm quyền là vấn đề hệ trọng của bất kỳ một chính đảng nào trên thế giới, dù là đảng cộng sản hay là đảng tư sản. Thực tế cho thấy, ở nước Mỹ, để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thốngvào năm 2016, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đang ráo riết chuẩn bị nhân sự trong nội bộ đảng để giới thiệu ứng viên ra tham gia bầu cử. Người dân Mỹ cũng không bỏ phiếu cho ai khác ngoài các nhân vật do hai đảng ấy giới thiệu. Và các vị trúng cử tổng thống của nước Mỹ (từ trước đến nay) cũng sẽ vẫn không ai khác ngoài các nhân vật của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ – hai đảng của cùng một giai cấp tư sản cầm quyền. Đó là thực chất nền dân chủ ở Mỹ, được coi là một nền dân chủ lớn trong thế giới TBCN hiện nay. Phải nói thêm rằng: các cuộc vận động tranh cử ấy đã tiêu tốn của xã hội hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ USD.
Một số người đã đoán non, đoán già rằng: “Cuộc đấm đá nội bộ để tranh giành quyền lực vẫn chưa ngã ngũ, phía đảng trị theo định hướng XHCN” và “phía nhà nước trị theo kinh tế thị trường”.Từ đó họ lại suy diễn tiếp: “Phe đảng trị theo định hướng XHCN sẽ được Tập Cận Bình sang để hà hơi tiếp sức. Trong khi đó, phe nhà nước trị theo kinh tế thị trường sẽ được Obama sang chúc mừng TPP”.Đến đây mới biết những người nêu luận điệu này quá thiển cận, phiến diện, lệch lạc và nông cạn, không hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đối ngoại là đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước, không phân biệt chế độ chính trị. Chính sách đúng đắn này được cộng đồng quốc tế hoan nghênh, đã đưa vị thế đất nước lên những tầm cao, kết hợp được sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Cuối cùng bài viết, ông Lê Minh Nguyên đã rút ra kết luận: “Hệ thống Đảng cộng sản có lỗi bẩm sinh, sửa không được mà duy trì cũng không xong. Cách giải quyết ít thiệt hại cho xã hội nhất là để cho nó vỡ ra một cách tự nhiên để có đa đảng. Đa đảng không có nghĩa là có ngay dân chủ, nhưng nó là bước khởi đầu để tiến về phía dân chủ”.
Đến đây, cần thiết phải nhắc lại một số kiến thức chính trị học sơ đẳng để những người theo quan điểm của ông Lê Minh Nguyên được biết.Trên thế giới hiện nay đang tồn tại nhiều loại hình thể chế chính trị theo chế độ đa đảng, lưỡng đảng hay một đảng. Phần lớn các nước TBCN đều theo chế độ đa đảng. Tuy nhiên, số lượng đảng nhiều hay ít không liên quan gì đến tự do, dân chủ mà chủ yếu phản ánh tính đa dạng của văn hóa chính trị. Thế giới đang có trên 30 nước xây dựng hệ thống chính trị một đảng, phần lớn là các nước TBCN. Do vậy, không thể coi hệ thống chính trị do một đảng lãnh đạo là đặc trưng riêng có của các nước XHCN. Trong những nước TBCN theo mô hình đa đảng, chỉ có một số nước Tây Âu có cơ chế tham chính của nhiều đảng. Còn lại đều thuộc loại hình một đảng hoặc lưỡng đảng thay nhau cầm quyền. Thể chế nào tồn tại là do điều kiện khách quan, do truyền thống và do cả yếu tố văn hóa chi phối. Quy luật khách quan của lịch sử là không có một loại hình thể chế chính trị chung cho tất cả mọi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, không có ai có quyền gắn ghép hoặc “cưỡng ép” một quốc gia này phải lưạ chọn mô hình nhà nước, mô hình thể chế chính trị theo quốc gia khác. Và sự thật là các nước trên thế giới, kể cả Mỹ đã thừa nhận sự tồn tại của thể chế chính trị do Đảng cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay. Bởi vì, sự tồn tại thể chế chính trị một đảng lãnh đạo ở Việt Nam là phù hợp với quy luật khách quan.
Đến đây thì thực chất của luận điệu “lỗi hệ thống” của những người theo quan điểm của ông Lê Minh Nguyên đã rõ. Họ muốn lập chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam, họ âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của Đảng cộng sản, thực chất là muốn thay thế vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng một đảng tư sản. Từ đó, họ muốn xóa bỏ con đường XHCN mà nhân dân ta đã lựa chọn. Như vậy, bản chất phản động, phản cách mạng của tác giả bài viết – ông Lê Minh Nguyên – đã rõ./.
Trong hệ thống cấu trúc của cơ thể người, bộ não có vai trò quan trọng, định hướng mọi suy nghĩ, hành vi của con người. Khoa học đã chứng minh bộ não người là thứ tinh vi nhất từng được biết đến trên thế giới; có một cơ chế vận hành như một chiếc máy tính. Thậm chí, siêu việt hơn khi “hệ điều hành” của não còn ổn định hơn bất cứ hệ điều hành nào của máy tính. Tuy nhiên, bộ não con người có thể bị “hack”, làm cho mọi ý nghĩ và hành động có thể bị một ai đó điều khiển.
Từ nhận thức khoa học đó, cho phép ta “giải phẫu” những lời lẽ và hành động của Lê Minh Nguyên. Rõ ràng, bộ não của ông ta đã bị “hack” bởi đồng đô la và các giá trị phương Tây nên bây giờ “sửa không được mà duy trì cũng không xong”. “Cách giải quyết ít thiệt hại cho xã hội nhất là để cho nó vỡ ra một cách tự nhiên”. Đáng thương thay!
Nhắn với Lê Minh Nguyên, hãy tự cứu lấy “hệ thống” của mình trước khi quá muộn.
Không có gì tồn tại trên thế giới này, kể cả con người lại có thể hoàn hảo đến mức không có một sai sót nào. Đúng vậy, chúng ta không phủ nhận hiện nay trong Đảng có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; nhưng không vì những hiện tượng đó mà phủ nhận sự thật về vai trò và những cống hiến vĩ đại của Đảng Cộng sản cho cách mạng Việt Nam. Lê Nguyên Minh cho rằng: Đảng Cộng sản sinh ra và tồn tại là “lỗi hệ thống”, không thể sửa chữa được; quả thật tên này “có mắt cũng như mù, có tai như điếc, có mồn nói như người thiểu năng trí tuệ” – tên nay bệnh nặng quá rồi phải chữa ngay, nếu không cũng chết yểu mà thôi.
Theo tôi, bài viết của Lê Minh Nguyên cũng hay đấy chứ, chắc hẳn có đầu tư nhiều mới viết được vậy. Song chính Lê Minh Nguyên mới là người bị mắc ” lỗi hệ thống” vì tay này thần kinh thì bị “thiểu năng”, chỉ đạo cái mồm thì nói năng lung tung bừa bãi cái tay thì viết nhăng cuội. Nguyên nhân Lê Minh Nguyên bị mắc bênh này là do không chống lại được sự cám dỗ, đồng hóa của những đồng ngoại tệ và những giá trị bên ngoài. Những điều hắn nói ra chẳng hợp chút nào với lịch sử, thực tiễn và truyền thống của dân tộc cả. Hành động này của Nguyên nhằm gây mất ổn định xã hội, cuộc sống hòa bình của dân tộc Việt Nam, do vậy khuyên Lê Minh Nguyên, hãy tự cứu lấy “hệ thống” của mình trước khi quá muộn./.
Trong hệ thống của mình Lê Minh Nguyên chỉ có và cũng chỉ khăng khăng cái luận đề “đa nguyên, đa đảng” mà thôi. Trong khi loài người đã đi rất xa cái hệ thống ấy rồi, cho nên cũng thật dễ hiểu tại sao trong những luận điệu mà Lê Minh Nguyên đưa ra chẳng có lấy một chút gì là “hệ thống” và cũng chẳng kiếm ở đâu ra cái logic lịch sử nào về “hệ thống” ấy. Ngược lại, hệ thống các nước trên thế giới đều ghi nhận những thành tựu trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta. Không công nhận làm sao được khi logic lịch sử và đời sống của nhân dân đã chứng minh rõ rồi.
Âm mưu, bản chất của cái gọi là “lỗi hệ thống” mà ông Lê Minh Nguyên chỉ ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam thì ai cũng biết – làm mất uy tín của Đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới đòi thực hiện chế độ chính trị “đa nguyên, đa đảng”. Thế nhưng, Lê Minh Nguyên hoàn toàn không hiểu gì về quy luật của sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi cũng không cần nhắc lại kiến thức ấy nữa, nhưng xin nhắc cho ông hiểu rằng: Lê Minh Nguyên ạ, chính ông mới là “lỗi hệ thống” trong chính cái hệ thống của những kẻ bất mãn, bán nước, hại dân để kiếm miếng cơm, manh áo và những đồng tiền bố thí như ông đấy.
Những luận điệu về “lỗi hệ thống” của Lê Minh Nguyên không ngoài mục đích chống phá Đảng, Nhà nước. Âm mưu của hắn hướng tới làm cho Đảng ta suy yếu, đi đến chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam theo quỹ đạo TBCN. Luận điệu “hoa mỹ” này không thể che đậy âm mưu đên tối, hèn hạ. Những kẻ “đội lốt” trí thức như hắn cần bị loại trừ, để làm sạch ” hệ thống” những người Việt Nam yêu nước chân chính.