Trần Đắng với những trò hề ngu ngốc

Charles Bukowski (1920-1994) – một nhà văn, nhà thơ người Mỹ đã có một câu nói rất hay về những kẻ ngu dốt, rằng: “Vấn đề với thế giới là người thông minh thì đầy nghi ngờ, trong khi người ngu dốt lại đầy tự tin”. Bởi lẽ, những người càng học rộng, biết nhiều thì càng ý thức rõ ràng về sự hữu hạn trong hiểu biết của mình, so với cái vô cùng, vô tận của tri thức nhân loại. Đối với họ, việc học là một hành trình bất tận, học không bao giờ là đủ, bởi đó cũng chính là cuộc khám phá không ngừng về sự ngu dốt của chính bản thân mình. Ngược lại, càng những kẻ thiếu hiểu biết thì lại càng dễ tự tin. Do không biết được cái hữu hạn của bản thân, cái vô cùng tận của tri thức, nên họ luôn nghĩ rằng những gì mình biết là tất cả, ngoại trừ một điều họ không bao giờ chịu thừa nhận, đó là sự ngu dốt của chính bản thân mình.  Người viết bài này, không có khả năng và tham vọng liệt kê hết ra đây những kẻ như thế, chỉ xin được đơn cử một trường hợp mà biểu hiện của cái vòng luẩn quẩn ngu dốt – tự tin – ngu dốt đã đến mức lố bịch, đó là Trần Đắng – người mới đây đã có bài viết với cái tên “trời long đất lở”, đó là: “Đòn đánh bẻ gãy xương sống lý luận của cộng sản”!

Ngay từ cái tên bài viết, với kiểu giật tít rẻ tiền, Trần Đắng đã sớm bộc lộ cái căn cốt vô học của mình! Một bài viết lý luận chính trị, dù mang hình thức là tranh luận khoa học hay đấu tranh tư tưởng, cũng không ai dùng cái thứ ngôn ngữ chợ búa, đầy tính hằn học du côn như vậy. Trong tranh luận khoa học, có quan điểm đúng, có quan điểm sai. Đúng hay sai phân biệt với nhau bởi lý lẽ, bởi cơ sở lý luận và thực tiễn, chứ không phải ai tranh luận hung hăng hơn, “to mồm” hơn thì sẽ đúng. Trần Đắng, hiển nhiên không phải là người nghiên cứu khoa học, bởi cái cách khua khắng chữ “nhặng xị”, “ầm ĩ” như vậy, thì không một người nghiên cứu khoa học nào làm thế. Ông ta, cũng giống như rất nhiều kẻ cơ hội khác, muốn “chơi trội”, muốn “gây sự chú ý”, nên cũng “tát nước theo mưa” với những kẻ chống phá Đảng và Nhà nước, tung ra dăm ba dòng chữ nghĩa, tri thức thế nào không cần biết, miễn là kêu thật to, giật gân thật mạnh, để lôi kéo sự chú ý của càng đông người càng tốt vào những trang báo nhảm nhí. Xuyên suốt bài viết của ông ta, tất cả những điều ấy đều được phơi bày.

Trần Đắng dành gần 1/3 phần đầu bài viết của mình cho “quảng cáo”. Chưa ai biết ông ta định nói đến cái gì, chỉ biết rằng cái ông ta sắp nói đến được mang hình thức “thư ngỏ” gửi tới các lãnh tụ cao nhất của các nước đang đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, và nó sẽ “chỉ ra cái sai” của một trong hai nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, nó sẽ làm cho “toàn bộ lâu đài triết học của các ông xây trên cát hoàn toàn đổ sụp”!; rằng ông ta đang làm một việc cao cả, “có ý nghĩa lắm”, đó là “khai tâm, phản biện triết học” cho các em sinh viên, giúp các em thoát khỏi cái gọi là “nhồi sọ tư tưởng”, “cực đoan tư tưởng”! Chỉ riêng cái “thủ pháp” này thôi cũng đủ thấy mục đích số một khi ông ta viết bài này là nhằm gây chú ý, lôi kéo người khác đến “thăm quan” cái thứ hỗn độn mà ông ta và những người cũng mưu đồ đang ngày ngày ra sức đào xới trên các trang mạng phản động. Cái cách ông ta làm, xem chừng cũng đã “quen tay” lắm! Người đã quen, đã biết với cái kiểu “câu kéo” này thì hẳn là bỏ qua ngay sau khi đọc được vài dòng đầu tiên. Nhưng những người chưa quen, chưa tiếp xúc nhiều, nhất là các bạn trẻ thì rất dễ bị cái lối viết này lừa mị, bởi nó đánh trúng tâm lý tò mò, ham cái mới lạ, cái bất ngờ, cái “giật gân” của không ít người trẻ. Bởi thế, nó vẫn luôn rất nguy hiểm, cần phải bị vạch trần, bị tiêu diệt, để tránh làm vẩn đục tư tưởng của các bạn trẻ. Ở đây, trên tình thần khoa học, cần phải vạch rõ một số điểm:

Thứ nhất, Trần Đắng hoàn toàn không có khả năng nghiên cứu triết học. Cái thiếu hụt cốt yếu của ông ta là thiếu năng lực tư duy trừu tượng khoa học. Nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng, đặc biệt là nghiên cứu triết học mà không có năng lực tư duy trừu tượng thì không khác gì “thầy bói mù xem voi”, không thoát được ra khỏi mê cung của những hiện tượng cụ thể, lấy cái hiện tượng thay cho bản chất, không thấy được bản chất thực sự của vấn đề. Người như Trần Đắng, nói một cách hình ảnh, là có đi giữa rừng cũng không biết rừng là gì, đi giữa biển cũng không biết biển là gì.

Thứ hai, Trần Đắng hoàn toàn không có chủ đích nghiên cứu triết học. Như người viết đã chỉ ra, việc phê phán nguyên lý triết học chủ nghĩa Mác của Trần Đắng chỉ là cái cớ, cái vỏ bọc, nó hoàn toàn không mang chủ đích nghiên cứu, tranh luận khoa học, mà chỉ nhằm để “gây chú ý”, để tạo tiếng vang – dù là tiếng vang bằng một mớ chữ nghĩa nhảm nhí đến thảm hại. Mục đích của những kẻ đang ngày đêm vun đắp nên những trang mạng phản động như Trần Đắng là bằng mọi cách lôi kéo được càng nhiều người chú ý càng tốt, đặc biệt là các bạn trẻ, các bạn sinh viên, từ đó tạo ra hiệu ứng đám đông về tâm lý chống phá Đảng và Nhà nước, phục vụ cho những mưu đồ chính trị đen tối của chúng.

Thứ ba, Trần Đắng và những người như ông ta cũng chỉ là một thứ công cụ rẻ tiền trong tay các thế lực thù địch phương Tây, những thế lực đang ngày đêm tìm mọi cách để thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, buộc ta từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Về mặt khoa học, các học giả tư sản phản động luôn tìm cách phủ nhận nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin, bởi sự đúng đắn của nguyên lý đó mới thực sự là đòn đánh cốt tử, “đòn đánh gãy xương sống” lý luận tư sản. Nó chỉ ra rằng, xã hội loài người sẽ không dừng lại ở chế độ tư bản chủ nghĩa, cái chế độ với đầy rẫy những bất công ấy không thể là tương lai của nhân loại, và loài người nhất định sẽ vượt qua nó để tiến tới xã hội cộng sản. Chúng tìm mọi cách phủ nhận nó, bao gồm cả việc lôi kéo về phía mình những tay bồi bút mang sẵn trong mình lòng thâm thù cộng sản và thói hăng hái chữ nghĩa rởm đời, kiểu như Trần Đắng. Chỉ có điều, để chống phá một học thuyết khoa học và cách mạng như chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng lại sử dụng những kẻ thiếu hiểu biết như vậy thì thực sự là đáng nực cười.

Tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, triết học Mác – Lênin nói riêng đã được không chỉ các nhà khoa học mác xít tôn vinh, mà còn được chính các học giả chân chính ở các nước tư bản chủ nghĩa thừa nhận; không chỉ được làm sáng tỏ về mặt lý luận mà còn được minh chứng bằng thực tiễn sinh động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Những kẻ cố tình tìm cách phủ nhận nó, thay thế nó – như Trần Đắng và những kẻ cùng mưu đồ như ông ta đang làm – chỉ càng tự bộc lộ thêm sự lố bịch, non kém về tri thức của bản thân mình mà thôi. Vậy nên, hãy thôi ngay những trò hề này đi, Trần Đắng!

Bình luận bằng tài khoản Facebook

3 thoughts on “Trần Đắng với những trò hề ngu ngốc

  • 14 Tháng Ba, 2016 at 4:10 chiều
    Permalink

    Trần Đắng đúng là một nhà thông thái “rởm”, hắn tưởng rằng chỉ bằng vài lời nói ba hoa của hắn trong một bài viết mà có thể làm đảo lộn cả một khoa học. Lời lẽ hắn viết thật là hoa mỹ nhưng chẳng hợp với thực tế thể hiện sự ngu dốt của hắn. Còn nội dung thì chẳng phải bàn về triết học mà mục đích là tập hợp lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin chống phá Đảng, Nhà nước gây mất ổn định trong xã hội Việt Nam. Nhưng với lời lẽ kiểu đó cộng với cách hành văn rẻ tiền như vậy thì bản chất của một tên “bồi bút” lộ luôn ra, vậy còn lôi kéo được ai.

    Reply
  • 15 Tháng Ba, 2016 at 2:33 chiều
    Permalink

    Nếu đã bày đặt xét lại chủ nghĩa Mác thì ít nhất ông Đắng cũng nên đọc lại một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin để xem các vị nói về vấn đề gì? Chủ nghĩa cộng sản ra sao? Đấu tranh giai cấp là như thế nào? Nếu ông đã yếu thì tốt nhất là đừng có ra gió, đã không biết thì đừng có bày đặt, đã kém thì nói ít thôi bởi không nói thì có ai biết là ông dốt đâu. Ngay một câu chữ, một khái niệm ông còn chưa luận được thì đừng đòi “đánh gãy xương sống” ai cả kẻo “gậy ông lại đập lưng ông” đấy!

    Reply
  • 18 Tháng Tư, 2016 at 2:49 sáng
    Permalink

    Có lẽ các bạn đã nhầm lẫn nhiều về thông tin. Tôi không hề nói các bạn sai hay đúng mà chỉ nêu vài thông tin mà thôi
    Bản thân tôi không hiều nhiều về chủ nghỉa Mác – Lê nin, do vậy khi thấy ở VN ta tranh luận về điều này dữ quá thì đâm ra tò mò, đi khắp nơi (kết hợp) tìm hiểu xem sao.
    Việt Nam chúng ta là quốc gia duy nhất trên trái đất dạy vê Mác và Lê Nin. Ở Đức và Anh (quê hương Mác) có nói về Mác (chứ không hề có Lenin) rất ít trong một giáo trình triết học như là một người kế thừa triết học Hegel và Platon mà thôi và người ta cũng khẳng định rõ trong giáo trình rằng:”…Chủ nghĩa cộng sản là một thảm họa của nhân loại…”. . Ở Nga thì trân trọng coi Lenin là “nhân vật lịch sử” nhưng cấm học chủ nghĩa Lê nin (và cả Mác cũng bị cấm). Một GS chính trị nói chuyện rằng người ta vẫn còn giữ lại khỏng 20% số lượng các pho tượng của Lenin nhằm ghi nhận lịch sử và cho tôi coi những tấm ảnh mà trước đây có tượng Lenin, nhưng nay tới nơi tại vị trí đó thì không còn (tức người ta đã phá bỏ rất nhiều, nhất là tượng Stali thì sạch bóng). . Trung Quốc thì không coi Lenin ra cái gì, họ chỉ tôn thờ Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình mà thôi. Nếu bạn qua Trung Quốc (đi du lịch chẳng hạn) để hỏi người dân thì thấy rất nhiều người (kể cả cán bộ, sinh viên) họ chẳng biết Mác và Le Nin là ai.!
    Bạn nói “…mà còn được chính các học giả chân chính ở các nước tư bản chủ nghĩa thừa nhận…” điều này bạn nói không sai, nhưng lại không nói trọn vẹn…! Ở các nước đó quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của tất cả mọi người đều được đảm bảo, họ có quyền tiếp cận tất cả thông tin (không hề có chuyện đàn áp như ở các nước cộng sản chúng ta), do vậy có nhà khoa học thừa nhận Mác là đúng (tôi đã có đọc một số bài đó) – nhưng họ thừa nhận một số nội dung nào đó, nhưng lại phê phán các nội dung khác rất dữ dội, và cuối cùng thường kết luận theo kiểu “nhưng đáng tiếc…!”, Họ là học giả chân chính do vậy rất khách quan và trung thực Do vậy tuyệt đối không có nhà học giả nào tuyên bố / hay tuyên truyền theo kiểu rằng…đề nghị nghị viện và tổng thống của họ hãy hãy xây dựng quốc gia thành chế độ cộng sản như Việt nam, Cuba..(tất nhiên chẳng ai đòi giống Bắc hàn hay CS Khơ me đỏ trước đây rồi)… Sau khi đọc bài của bạn, tôi có lên Goolge kiểm tra và hỏi một số người quen bên Pháp và Nhật nên thấy rằng số học giả này vô cùng ít Chúng ta không nên đưa thông tin theo cách ngắt đầu ngắt đuôi bài viết, bản thân các học giả đó họ cũng buồn, dồng thời người đọc hiểu sai…
    – Điều mà tôi ngạc nhên nhất là Trung Quốc. Họ công khai dè bỉu chủ nghĩa cộng sản chính thống. Báo chí VN chúng ta cũng đã đưa tin họ tranh luận khá lâu về việc Mao Trạch Đông – công hay tội…trên báo chí. Ở Trung Quốc họ không làm như dạy bảo của ông Mác hay ông Lê Nin, họ nói chúng tôi làm theo cách Trung Quốc theo màu sắc Trung Quốc, còn làm theo ông Mác hay ông Lenin thì chết đói, thì tan nát …Tôi hỏi tiếp họ: vậy tại sao các anh vẫn để tên là đảng CS, họ nói chúng tôi không thể làm như Nga hay mười mấy nước Đông Âu vì chúng tôi đã làm chết người quá nhiều người rồi bây giờ cần yên ổn làm ăn cái đã…do vây để cái chữ Đảng CS hay không cũng chẳng còn ý nghĩa gì, miễn là phát tài. Thận chí TQ sẵn sàng cho các các đảng phái khác hoạt động (hiện có 8 đảng). Tôi hỏi tiếp: vậy tạo sao đồng nhân dân tệ vẫn để ảnh của Mao? họ nói chẳng ảnh hưởng gì cả bởi nếu in lại thì quá tốn kém và nhấy là quá phiền phức…Có phải chăng vì thế mà Trung Quốc lại phát triển nhanh? Bắc Kinh đâu có cùng ý thức hệ với VN đâu, do vậy kẻ ác này luôn rắp tâm xâm chiếm đất đai biển đảo của ta (đúng như những người CS VN đã khằng định: TQ là kẻ thù truyền kiếp cùa VN)
    – Điều thứ hai làm tôi ngạc nhiên nữa là tại sao không hề có người dân nào bỏ chạy từ các nước tư bản sang các nước cộng sản để tỵ nạn vì chế độ hay vì hệ tư tưởng cả (trừ một vài người, rất ít, cực ít chạy tỵ nạn về pháp luật hay vì chính trị mà thôi- và họ xin tỵ nạn ở bất kỳ quốc gia nào đó có sự dễ dàng cho họ). Trong khi đó có tới hàng trăm triệu người tỵ nạn chế độ hay tư tưởng từ các nước cộng sản sang các nước tư bản – đặc biệt là với những người có học.
    – Điều thứ ba làm tôi ngạc nhiên: Liên bang Xô Viết cũ và các nước Đông Âu (tính ra khoảng 30 quốc gia) khi phong trào CS tan rã thì tuyệt đối không có một quốc gia nào quay lại chủ nghĩa CS cả (thậm chí họ còn cấm Đảng CS hoạt động)? mặc dù dân chúng đã được giáo dục CNCS tới hàng chục năm. Tôi nhớ có đọc trên bào Tổng Thống Putin (hiện được thế giới coi là nhà chính trị đặc sắc, và người dân Nga kính trọng), ông đã từng là một cán bộ CS cỡ lớn trước đây, có nói đại ý ràng: “nếu ai quên đi CNCS là thiếu trái tin, nhưng nếu ai muốn quay lại CNCS thì không có khối óc”. (và có lẽ vậy nên ông ta không đồng ý khi Viện Duma Nga định xóa bỏ Lăng Lê Nin chăng?).
    – Điều thứ tư làm tôi ngạc nhiên: ở các nước tiên tiến, văn minh, người dân được tiếp xúc thông tin, sách vở, báo chí, phát thanh truyền hình một cách thoải mái, họ đọc rất nhiều chủ nghĩa Mác, Lenin (thư viện nào cũng có, kể cả các sách báo chông tư bản do các nước CS phát hành), Ngay cả sách báo Việt Nam ta muốn là có để đọc, luật pháp chẳng hề cấm đoán. Thế đấy, nhưng chẳng có người dân nào lên tiếng đồi lưỡng viện rằng phải theo CNCS cả. Họ muốn là biểu tình, họ chống đối hay ủng hộ các đạo luật là biểu tình, chống chính phủ là biểu tình…nhưng tuyệt đối chẳng hề có biều tình đòi thay đổi chế độ chính trị, hay thể chế chính trị.?
    – Điều thứ năm làm tôi ngạc nhiện: trong mấy ngàn năm lịch sử phát triển của loài người thì duy nhất chỉ có chế độ cộng sản là giết người của mình, giết con dân của mình một cách vô cớ (không phải chiến tranh), chỉ vì lý do không cùng giai cấp và không cùng tư tưởng! (ngay cả chủ nghĩa phát xít như Nhật hay Đức thì chúng giết người khác chứ không hề giết người của nó). Ông Mao Trạch Đông giết riêng cách mạng văn hóa cũng tới 70 triệu người, Ông Stalin cũng giết hàng chục triệu người (người Nga nói). Bắc Hàn giết 3-4 triệu, CS đỏ Camphuchia giết cỡ 2 triệu dân, Việt Nam ta (chỉ tính riêng Cải cách ruộng đất) cũng giết hàng trăm ngàn người…Giết người không cần luật pháp, không cần xét xử..!?
    Còn nhiều vấn đề khác nữa tôi còn đang tìm hiểu, chưa có điều kiện kiêm chứngg nên chưa nêu ra được
    Điều cuối cùng tôi (một bà già 80 tuổi rồi) xin phép được góp ý riêng với các bạn một việc: khi tranh luận không nên xỉ nhục người đối diện, tôi chưa có dịp đọc bài của bạn Trần Đắng nào đó, nhưng dù thế nào thì cũng không nên (và không được phép) sỉ nhục người ta. Thà bạn giết người ta thì vẫn còn đáng trân trọng hơn. Tôi hiểu các bạn có ý bênh CS – với tôi điều đó không có nghĩa là xấu, nhưng để bảo vệ một niềm tin thì cách cư xử đó sẽ không hiệu quả. Tôi nghĩ người CS có thể có nhiều cái tốt, vậy thì hãy học cái tốt chứ không nên học những cái xấu ở họ. Tôi biết họ có cái mà tôi không bao giờ cho là tốt cả, ấy là thói quen thiếu quân tử, hay sỉ nhục đối phương khi đuối lý (trước đây thỉnh thoảnh tôi có đọc vài tờ báo của miền Bắc đưa qua thấy viết ông Diệm, ông Thiệu, ông Nixon là thằng này thằng nọ…Hay tuần rồi thấy truyền thông Bắc hàn gọi nữ TT Hàn Quốc là con này con kia…), không nên thế các bạn ạ.
    Chúc sức khỏe các bạn.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.