VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA NGUYÊN ANH
Trên trang mạng xã hội có giật tít: “Mỉa mai chiếc ghế nhân quyền của đất nước công an trị!” của Nguyên Anh. Thực chất thủ đoạn của Nguyên Anh đăng đàn là cố tình xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Y đưa ra các câu hỏi: “Vì sao gọi Việt Nam là đất nước công an trị” hay “Vì sao Việt Nam được xem là một quốc gia phi dân chủ”, rồi trả lời với luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật. Tính chất nguy hiểm của âm mưu, thủ đoạn này biểu hiện ở chỗ, nó dễ gây nên sự ngộ nhận, mơ hồ, lẫn lộn trong nhận thức về giá trị nhân quyền mà Việt Nam đã đạt được, dễ gây nên sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhẹ dạ, cả tin vào thông tin mà y nêu ra.
Nguyên Anh viện dẫn một số vụ việc gây rối, bị cơ quan chức năng xử lý nhưng y lại không đưa ra về thực chất và tính chất vi phạm của vụ việc. Bởi lẽ, y đã cắt xén thông tin để bình luận cho “khách quan”, từ đó dễ đánh lừa lòng tin của nhân dân ta. Song, đằng sau những lời bình luận của y lại trở nên cực kỳ khiên cưỡng và không thể tin được sự mưu mô, tráo trở khi y đưa ra dẫn chứng về việc Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu rất cao. Ngay cả lời chúc mừng của các nước đối với Việt Nam về sự kiện đó, y cũng xuyên tạc, bói mép và cho rằng họ “xỏ lá”!
Xin dẫn một vài nội dung để mọi người Việt Nam chúng ta thấy rõ hơn về thực tế “nhân quyền” ở Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy, về chủ trương, chính sách, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: Ở Việt Nam, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”[1]; mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân đó là chế độ bảo đảm quyền con người trên thực tế ở mọi lĩnh vực, Quyền con người của Nhân dân Việt Nam không chỉ thể hiện trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật, mà ngày càng được hiện thực hóa sinh động trong cuộc sống hàng ngày của đời sống chính trị – xã hội ở nước ta, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đến đời sống tinh thần, ngày càng được phát huy cao độ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều đó tiếp tục được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn và có sức thuyết phục, bởi mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, ngày càng đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Nhân dân lao động làm chủ và được phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của mình, sức lao động được giải phóng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Về giảm nghèo: Theo Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2021 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 47.000 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, về tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021 là 4,4%, giảm 0,4% so với năm 2020, Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (13,4%); tỷ lệ hộ nghèo đã giảm liên tục trong giai đoạn 2016 – 2021, trung bình mỗi năm giảm khoảng 1%. Thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt 4,205 triệu đồng; ở khu vực thành thị đạt 5,388 triệu đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn (3,486 triệu đồng); vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (5,794 triệu đồng/người/tháng) và thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,837 triệu đồng/người/tháng)[2]. Như vậy, năm 2021 mặc dù có nhiều biến động khó dự báo, khó lường, đặc biệt, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm, do Chính phủ thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, luôn quan tâm đến phát triển con người, vì con người, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Những điều nêu trên là minh chứng hùng hồn đập tan mưu đồ thâm độc của Nguyên Anh và đồng bọn. Điều đó càng khẳng định, những viện dẫn mà Nguyên Anh đưa ra hoàn toàn không đúng với thực tế, đó là những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật, là sự vu khống, là “trở lực” cho việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.
Vì vậy, cộng đồng mạng, mỗi người dân Việt Nam chúng ta cần hết sức đề cao cảnh giác, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của chúng và đấu tranh kiên quyết với những âm mưu, thủ đoạn thâm độc xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền ở Việt Nam./.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr. 85.
[2] Xem: Kết quả công bố theo Quyết định số 95/QĐ-TCTK ngày 29/1/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Hà Nội.
Pingback:VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA NGUYÊN ANH |