Vẫn là luận điệu xuyên tạc của Bùi Quang Vơm
Trong bài viết với tiêu đề “Trận huyết chiến cuối cùng” trên Blog Danlambao, Bùi Quang Vơm đã xuyên tạc, bịa đặt chuyện đấu đá nội bộ, phe nhóm trong Đảng Cộng sản Việt Nam và dựng chuyện cho rằng: “Tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ chuyên chế độc đảng”. Đây là luận điệu phản động, sai trái cần phải bác bỏ.
1. Tham nhũng là hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. TheoTổ chức Minh bạch Quốc tế(Transparency International – TI), tham nhũng là lợi dụng quyền hành để trục lợi, gây phiền hà, nhũng nhiễu ăn chặn của dân. Nó là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế – xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.
Tham nhũng hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, phát triển, đang phát triển hoặc kém phát triển. Tham nhũng nảy sinh, tồn tại và hoành hành do sự hư hỏng, biến chất không chỉ của những người có chức quyền mà còn của cả những người được giao thực hiện những công vụ bình thường đã lợi dụng quyền hạn và nhiệm vụ để trục lợi. Nói cách khác, quyền hạn hay công vụ trao cho họ đáng lý ra phải được thực hiện vì lợi ích chung của cả xã hội thì lại bị lạm dụng vào mục đích trục lợi cho cá nhân.
Tại các cuộc đàm phán về Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc, người ta đều khẳng định là nơi nào hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà, lương công chức còn thấp,… thì ở đó tình trạng tham nhũng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ, đồng thời số vụ có tính chất xuyên quốc gia cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt là, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị – kinh tế tạo ra những tiền đề khách quan làm cho tham nhũng phát triển. Lợi ích là yếu tố chủ quan dẫn đến tham nhũng. Khi còn điều kiện để lợi ích kết hợp với sự lạm quyền của những người có chức vụ, quyền hạn thì vẫn còn có khả năng xảy ra tham nhũng.
Như vậy, tham nhũng là hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Tham nhũng không thể là sản phẩm tất yếu của chế độ chuyên chế độc đảng. Bùi Quang Vơm cố tình đưa ra luận điệu này chẳng qua nhằm xuyên tạc, bôi nhọ và tiến tới phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử thế giới cho thấy tham nhũng xẩy ra ở nhiều nước, trong đó có cả những nước thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng. Chính Bùi Quang Vơm đã thừa nhận: “Tham nhũng sinh ra từ lạm dụng quyền lực”. Nhưng Y đã cố tình lờ đi và cho rằng tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ độc đảng. Tham nhũng không chỉ có ở Việt Nam mà là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia, ở nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, ở cả những quốc gia thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng”. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ, công bố ngày 18 tháng 10 năm 2005 có tới 2/3 trong 159 nước được thăm dò có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng.
Trong một vài thập kỷ gần đây, trên thế giới đã nhiều nguyên thủ quốc gia bị buộc tội tham nhũng, điển hình như: Năm 1992, Tổng thống Brazil khi đó là ông Fernando Collor de Mello bị buộc tội tham nhũng và đã từ chức vào thời điểm bắt đầu diễn ra phiên điều trần luận tội ông trước Thượng viện. Tháng 5-1993, Tổng thống Venezuela khi đó là Andres Perez bị buộc tội biển thủ công quỹ và làm giàu bất chính. Thoạt tiên ông bị đình chỉ chức vụ và sau đó chính thức bị Quốc hội phế truất. Tổng thống Abdala Bucaram của Ecuador bị buộc tội rút ruột ngân sách. Ngày 6-2-1997, sáu tháng sau khi lên nhậm chức, Tổng thống Bucaram bị phế truất với lý do “không đủ năng lực cả thể chất lẫn tinh thần” để đảm nhiệm cương vị.
Năm 2000, tổng thống Peru Alberto Fujimori gửi fax từ Tokyo xin từ chức. Tuy nhiên Quốc hội nước này không chấp nhận điều đó và đã bỏ phiếu để phế truất ông Fujimori, đồng thời cấm ông không được nắm giữ bất cứ chức vụ nào trong chính quyền trong 10 năm. Sau đó ông Fujimori bị dẫn độ về nước và lãnh án tù 25 năm vì đã ra lệnh tàn sát dân thường và phạm tội tham nhũng. Sau một vụ bê bối liên quan những cáo buộc gian lận thuế và tham nhũng, tổng thống Israel Ezer Weizman đã từ chức vào tháng 7-2000. Tại Indonesia, tổng thống Abdurrahman Wahid bị buộc tội không đủ năng lực và tham nhũng cũng đã phải rời ghế vào ngày 23-6-2001. Ở Lithuania, ngày 6-4-2004, sau quá trình bị buộc tội, tổng thống Rolandas Paksas đã “rơi đài” vì cấp quyền công dân Lithuania cho một doanh nhân Nga để nhận về một khoản tiền lớn. Tháng 2-2012, Tổng thống Christian Wulff của Đức từ chức sau khi bị tước quyền miễn trừ truy tố liên quan tới cáo buộc cho rằng ông đã lợi dụng vị thế để mua bán quyền lực. Năm 2015, ông Otto Perez, tổng thống của Guatemala, bị quốc hội tước bỏ quyền miễn trừ truy tố, bị buộc tội đã tham gia một đường dây các quan chức chuyên nhận hối lộ để cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa mà không phải đóng thuế nhập khẩu. Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff đã bị truất quyền sau khi Thượng viện bỏ phiếu ngày 31-8-2016 buộc tội bà đã thao túng phi pháp ngân sách quốc gia. Mới đây nhất (tháng 4-2017), Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ủng hộ việc luận tội Tổng thống Park Geun hye, phế truất bà vì bê bối tham nhũng liên quan đến doanh nghiệp lớn.
Những minh chứng trên chưa phải là đầy đủ, nhưng cũng đủ để bác bỏ luận điệu của Bùi Quang Vơm cho rằng: “tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ độc đảng”. Đây là luận điệu sai trái, không có cơ sở khoa học. Ý đồ nham hiểm của Bùi Quang Vơm đưa ra luận điệu này là nhằm xuyên tạc và gây ra sự hoài nghi trong nhân dân đối với chủ trương kiên quyết chống tham nhũng, thực hiện quy định kiểm tra và giám sát tài sản đối với cán bộ, đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, mọi người hãy nêu cao tinh thần cảnh giác và bác bỏ những luận điệu sai trái trên của Bùi Quang Vơm./.
BÙI QUANG VƠM ĐÃ LỢI DỤNG MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TIÊU CỰC TRONG XÃ HỘI ĐỂ XUÊN TẠC, BỘI NHỌ, ÁP ĐẶT MỘT CÁCH VÔ CĂN CỨ VỀ BÀN CHẤT CỦA CHẾ ĐỘ TA, CHÚNG TA CẦN CẢNH GIÁC TRƯỚC LUẬN ĐIỆU NÀY
Bùi Quang Vơm lại một lần nữa ăn nói hàm hồ, không có suy nghĩ khi ông ta cho rằng: “Tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ chuyên chế độc đảng”; ông ta đã đánh đồng hiện tượng tham nhũng với bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội – xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chúng ta phải hết sức cảnh giác và vạch mặt bản chất phản động của Bùi Quang Vơm.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Những luận điệu của Bùi Quang Vơm đã quá cũ.Y đang cố tình xuyên tạc, nhằm hạ thấp uy tín đảng. đi tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng