Những đòi hỏi phi lý, hồ đồ trong “Thư ngỏ 127”

Đây chỉ là những dòng tâm sự của tôi dành cho những “nhân sĩ trí thức” – tác giả của những bức “thư ngỏ” gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước thềm Đại Hội XII.

Ở Việt Nam, chúng ta đã quá quen với những bức “tâm thư” và “thư ngỏ”, đó là một trào lưu để những “cái tôi lớn” thể hiện mình (nói chính xác hơn là “làm hàng”). Nó như một đòn chiến tranh tâm lý nhằm tuyên truyền, phá hoại tư tưởng.

Vào năm 2012, trào lưu “thư ngỏ” bắt đầu khi những vị “phụ lão” ra yêu sách tới Chủ tịch nước đòi thả tự do cho Nguyễn Phương Uyên kẻ đang bị tạm giam vì có những hành vi chống phá chế độ.

Đến năm 2014, vụ “thư ngỏ 61” nổi đình nổi đám lúc bấy giờ được các “nhân sĩ” kêu gào yêu cầu ” “Bạch hóa Bí mật Hội nghị Thành Đô”.

Gần đây (cuối tháng 12/2015) là “Thư ngỏ 127” với nội dung đòi Đại hội Đảng XII sắp tới phải đổi tên Đảng, đổi tên nước, từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.

Thực tình, tôi không hiểu lòng tự trọng của những vị này ở đâu nữa. Bao nhiêu lần viết thư ngỏ là bấy nhiêu lần họ bị cộng đồng (mà cụ thể là những học giả – nhà yêu nước chân chính) “dạy cho một bài học”. Nhiều lần những thứ tư tưởng “văn hóa lùn” của họ được “khai sáng” đến mức không có kẽ nẻ nào để chui xuống mà họ vẫn không chừa.

Bản thân tôi là một người trẻ tuổi, hiểu biết và sự trải nghiệm có hạn cũng mạn phép xin được nêu lên dăm ba lời từ những kiến thức thu nạp được từ nhà trường qua các thầy cô giáo,qua những câu chuyện kể của ông bà, cha mẹ và qua những sự cảm nhận của mình để chứng minh những quan điểm của các vị là hoàn toàn sai lầm, lệch lạc.

Thứ nhất, về vấn đề đổi tên Đảng.

Có thể khẳng định, sự  ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự lựa chọn tất yếu, khách quan của lịch sử. Lịch sử dân tộc Việt Nam lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam để dẫn dắt, đưa đường chỉ lối cho nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập tự do, giành lấy “quyền con người” điều mà hàng ngày, hàng giờ những “nhà dân chủ cuội” ở nước ta vẫn rêu rao. Điều này đã được thực tế lịch sử chứng minh rõ ràng, vì thế kẻ ít chữ như tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ” trước các vị tiền bối. Chỉ có một điều, Đảng Cộng sản Việt Nam là một danh xưng vô cùng gần gũi và rất đỗi thân thuộc với hơn 90 triệu người dân Việt Nam, chúng ta yêu mến, tự hào với danh xưng đó nên làm sao phải vô duyên, vô cớ đổi nó đi.

Thứ hai, vấn đề đổi tên nước, từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.

“Gia cát dự” là các vị muốn thay đổi cụm từ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” ở vế trước của tên nước ta (mà thực chất là muốn xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) bằng những “mỹ từ” khác.

Tôi chỉ muốn các vị trả lời: nếu từ bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin thì chúng ta chọn hệ tư tưởng nào ạ?

Chỉ biết rằng, từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt gặp và lĩnh hội Chủ nghĩa Mác – Lênin thì con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân ta vốn đang bế tắc mới được hé mở. Trên con đường giành lại quyền tự do, đất nước chúng ta, ông cha chúng tôi đã phải  đánh đổi tuổi thanh xuân, mồ hôi, nước mắt và cả tính mạng của mình. Biết bao sự hi sinh, mất mát mà dân tộc ta đã phải hứng chịu: đó là hình ảnh của những người mẹ “Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”, là hình ảnh của những “xóm không chồng”, là hình ảnh của những người vợ mất chồng, những đứa con mất cha, là hình ảnh của những người khi từ chiến trận trở về mang theo những thương tật của chiến tranh, là những “nỗi đau da cam” mà hàng triệu đồng bào phải hứng chịu… Xin thưa, đó là máu, là nước mắt! Và lẽ nào tất cả những hi sinh, mất mát đó là vô nghĩa.

Tôi có cần kể lại câu chuyện “Đào mả ông, mả bố anh lên” để các vị “động não” chút không?

Chuyện kể rằng, có một “nhà dân chủ” khi đi “công tác” trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài có nói rằng: “Việt Nam đã sai lầm khi đi theo Chủ nghĩa Mác – Lênin và sai lầm về mặt đường lối khi xây dựng CNXH”. Khi về nước, bà nội của “nhà dân chủ” này có gọi người này ra Nghĩa trang Liệt sỹ của xã với cái xẻng trên tay. Trong khi “nhà dân chủ” thông thái chưa hiểu mô tê gì cả, bà nội đã nghiêm giọng: Anh đào mả ông, mả bố anh lên, ông và bố anh đều là liệt sỹ, đều hi sinh vì quê hương, đất nước mà anh dám cuồng ngôn bảo là sai lầm, vậy chả khác nào bảo ông anh và bố anh không xứng đáng được nằm ở đây sao… và kèm theo một cái tát.

Đây có lẽ không chỉ là cái tát của người bà nội dành cho”nhà dân chủ” kia mà còn là “cái tát của lịch sử” đối với những kẻ vô ơn như hắn.

Hi vọng những lời tôi vừa nêu, những câu chuyện tôi vừa kể đủ để các vị hiểu, vì tôi tin với “kiến thức uyên thâm” và “trí tuệ lỗi lạc” của mình các vị dư sức cười nhạo, thậm chí là chửi bới một con bé nhãi nhép như tôi dám hỗn láo, dám lên mặt với các “vị tiền bối”. Xin được “thưa thớt dựa cột mà nghe” vậy!

Bờm@

Bình luận bằng tài khoản Facebook

5 thoughts on “Những đòi hỏi phi lý, hồ đồ trong “Thư ngỏ 127”

  • 21 Tháng Một, 2016 at 4:30 chiều
    Permalink

    Đội hình của những kẻ phản động chống phá sự ổn định chính trị ở Việt Nam rất phong phú: từ những “tay chơi” với bằng cấp cao như giáo sư, tiến sĩ, cán bộ cao cấp biến chất giờ đã đến tuổi gần đất xa trời, chân chậm mắt mờ như Bùi Tín… đến mấy “tay chơi” mới bước vào đời như sinh viên Đặng Lê Vương Các… và cả mấy “tay chơi” đã đừng vào tù ra tội vì trộm cướp tài sản, hành hung nay được trả tiền để vào đám “Dân oan” biểu tình, quậy phá…
    Dù khác nhau về trình độ học vấn, thành phần xuất thân, thành tích khoa học, sự nghiệp… cùng những thành tựu bất hảo, nhưng những kẻ phản động rốt cục cũng chỉ được phân làm 2 loại: Loại chống phá vì hiểu sai và loại cố tình chống phá vì tiền, vì hư danh.
    Các “Nhóm thư ngỏ 61”, “Nhóm thư ngỏ 127” phản động cũng chỉ gồm 2 loại người phản động ấy.

    Reply
  • 21 Tháng Một, 2016 at 7:59 chiều
    Permalink

    Lịch sử phát triển của dân tộc là một dòng chảy liên tục có sự chọn lọc và kế thừa. Quay lưng với lịch sử, phủ nhận sự lựa chọn con đường đi của dân tộc là một thái độ vô trách nhiệm và cách xem xét thiếu căn cứ. Thái độ đúng đắn ở đây, không phải là kêu ca, phàn nàn, dùng “thư ngỏ” để đòi “ Đổi tên Đảng”, “đổi tên Nước” để hòng “thay đổi chế độ chính trị”, mà phải ghé vai vào cùng với Đảng, với nhân dân đẩy lùi nghèo, đói, chấn hưng đất nước thưa các “nhà dân chủ”./.

    Reply
  • 22 Tháng Một, 2016 at 7:10 sáng
    Permalink

    Đúng là cái lũ khùng điên, không biết nguồn cội, tổ tông giòng giống của mình. Các người là ai mà đòi Đại hội XII phải đổi tên nước, đổi tên Đảng và thay độ chế độ chính trị ở Việt Nam? Các người không hơn không kém chỉ là những lũ ăn bám, ngửa tay nhận những đồng đô la tài trợ của các thế lực thù địch để rồi vào hùa thành bè lũ ô hợp, sủa càn cắn bậy. Các người chỉ sống mãi trong sự u mê tăm tối của nhận thức hạn hẹp mà không chịu “mở não” để nhận thấy thực tại của đất nước.

    Reply
  • 24 Tháng Một, 2016 at 10:14 sáng
    Permalink

    Thư ngỏ của các nhà “cải cách” thực chất là sự lặp lại của chiêu bài xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam rất cần những ý kiến đóng góp, những kế sách để giúp cho quá trình xây dựng Đảng hoàn thiện hơn, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước được tốt hơn. Tuy nhiên, những ý kiến đóng góp, những kế sách ấy phải xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc, từ thiện tâm chứ không phải những ý kiến mang dụng ý chống đối, phá hoại, “miệng nam mô nhưng bụng bồ dao găm” như những tâm thư, thư ngỏ của các vị dân chủ giả hiệu!

    Reply
  • 20 Tháng Hai, 2016 at 8:36 chiều
    Permalink

    Không biết chủ nhân của “thư ngỏ” có biết mình đang “ngỏ” điều gì không, chắc hẳn tác giả biết câu này “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Hình như các vị đã quên rằng, trải qua 86 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt trong 30 năm đổi mới đất nước. Để có thành quả đó, sự kiện định nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta là yếu tố quyết định. Vậy mà hà cớ gì những “nhà cải cách nửa mùa” lại hoang tưởng đưa ra ý kiến đổi tên Đảng, từ bỏ hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tình các vị chỉ đang muốn chứng tỏ sự hằn học với Đảng với chế độ này của mình mà thôi.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.