Âm mưu xuyên tạc, phủ nhận Nghị quyết Trung ương 7 về xây dựng đội ngũ cán bộ của Phạm Trần
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 7/5 đến ngày 12/5/2018, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX họp Hội nghị lần thứ 7 để bàn bạc, quyết nghị các vấn đề về: xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; cải cách chính sách tiền lương; cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Đây, là những vấn đề rất quan trọng liên quan đến sự phát triển của đất nước cũng như đời sống của cán bộ, công chức và người lao động, thu hút sự quan tâm và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, bài viết của Phạm Trần “Hội nghị Trung ương 7 – Suy thoái, xuống cấp dài dài”, đăng trên blog Tiếng dân lại “phản ánh” không đúng với thực tế về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng.
Từ việc trích dẫn nhận xét, đánh giá của Trung ương và nhận xét của cá nhân một số đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cũng như các bộ, ngành về hạn chế, khuyết điểm của cán bộ và công tác cán bộ, nhất là tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tuổi”, “chạy quy hoạch”, “chạy luân chuyển”, “chạy bằng cấp”, “chạy tội” của một bộ phận cán bộ, đảng viên… Phạm Trần đã đưa ra những nhận định, đánh giá chủ quan, phiến diện: “Cán bộ, viên chức đã không chỉ suy thoái phẩm chất và đạo đức mà còn tìm mọi cơ hội để bảo vệ quyền lợi cá nhân, gia đình và dòng họ nhiều hơn thời gian phục vụ người dân và đất nước”, “chạy” đời này qua đời khác, “chiến lược cán bộ” thi hành trong suốt 20 năm đã không thành công” và những mục tiêu về công tác cán bộ cho từng giai đoạn mà Nghị quyết Trung ương 7 nêu ra chỉ là “tham vọng” v.v…
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Bởi vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã có nhiều quyết sách đúng đắn về cán bộ và công tác cán bộ, nhờ đó đội ngũ cán bộ các cấp đã có bước phát triển, trưởng thành về nhiều mặt nên chất lượng ngày càng được nâng cao. Tuyệt đại đa số đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng, có đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị, gương mẫu, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, trong đó có cả cán bộ cao cấp uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, thiếu gương mẫu, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân, lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong bài viết, Phạm Trần cố tình chỉ tuyệt đối hóa, thổi phồng những hạn chế, khuyết điểm của cán bộ, công tác cán bộ, …để đưa ra những nhận định, đánh giá chủ quan với dụng xấu, nhằm xuyên tạc, phủ nhận Nghị quyết Trung ương 7 về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Qua đó, hạ uy tín của Đảng, gây sự hoài nghi, thiếu niềm tin của người dân vào đường lối, chủ trương công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ của Đảng, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước và xã hội. Đây chính là âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta của Phạm Trần. Chúng ta phải hết sức cảnh giác, đấu tranh và bác bỏ luận điệu sai trái của Phạm Trần và đồng bọn./.
Hội nghị trung ương 7 khóa XII đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về công tác cán bộ cũng như những vấn đề liên quan đến an sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Mọi người cần hiểu rõ những nội dung căn bản của nghị quyết để không rơi vào bẫy của những kẻ chống đối chế độ!
Cán bộ cấp chiến lược tạo thành bộ phận thuộc cơ cấu nhân sự thượng đỉnh của tổ chức, có chức năng hoạch định các quyết sách chiến lược cho toàn Đảng, toàn dân tộc; lập trình kế hoạch chiến lược để tối ưu hóa khả năng thực thi các quyết sách chiến lược; thu nhận, phân tích, xử lý, tổng hợp hóa các thông tin phản hồi từ đối tượng lãnh đạo – quản lý để hiệu chỉnh, thay đổi các quyết sách chính trị. Cán bộ chiến lược là bộ phận làm thành trụ cột, thống lĩnh toàn bộ đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị và đất nước, có tính đại diện cho thể chế cầm quyền…Vì vậy, chăm lo xây dựng cán bộ cấp chiến lược phải được xem là trọng tâm trong công tác cán bộ./.