Đôi điều trao đổi với ông Nguyễn Đình Cống
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua 3 nghị quyết quan trọng về kinh tế: Nghị quyết số 10 – NQ/TW về kinh tế tư nhân, Nghị quyết số 11 – NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và Nghị quyết số 12-NQ/TW về đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Sau khi các nghị quyết này được ban hành đã nhận được sự đồng tình, nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; các nghị quyết đã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng và phù hợp với thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh sự đồng tình nhất trí cao với các nghị quyết, xuất hiện một số bài viết trên các trang mạng phê phán, phủ nhận nghị quyết, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong số các bài viết này, đáng chú ý là bài viết của GS. Nguyễn Đình Cống, trên bongbtv.blogspot.com với tiêu đề: “Phản biện 3 bài viết về kinh tế”. Tôi không có tham vọng phản biện bài viết của ông Cống, nhưng với tư cách là một người dân Việt Nam tôi có đôi điều trao đổi với ông như sau:
1. Phản biện về chủ trương, đường lối của Đảng là việc làm rất nghiêm túc đòi hỏi tâm tịnh, thần sáng, trí minh. Dân gian đã đúc kết: Tâm tịnh thì thần sáng, thần sáng thì trí minh; tâm bất tịnh thì thần suy, thần bất tịnh thì trí bất minh. Ông Cống từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc nguyện phấn đấu hy sinh theo mục tiêu, lý lưởng chiến đấu cao đẹp của Đảng: “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Nhưng trước những tác động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, ông đã suy thoái về tư tưởng chính trị. Những năm gần đây, ông có nhiều bài viết trên trang cá nhân phê phán, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; cổ súy đa nguyên, đa đảng,… Đáng lưu ý là, ngay cả ý định xin ra khỏi Đảng ông cũng bị các thế lực thù địch lợi dụng. Chúng điều khiển ông chọn đúng thời điểm ngày 3/2/2016, ngày kỷ niệm 86 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để thông báo trên trang cá nhân sự từ bỏ Đảng của mình.
Với những hành vi trên, chứng tỏ ông Cống tâm không tịnh, thần không sáng, trí không minh, bị các thế lực thù địch lợi dụng, điều khiển, “trở cờ, quay giáo” chống đối Đảng, Nhà nước, chế độ thì làm sao ông có thể đưa ra những ý kiến phản biện đúng đắn 3 nghị quyết về kinh tế của Đảng mới ban hành.
2. Kinh tế thị trường định hướng xã chủ nghĩa là chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điểm mấu chốt trong ý kiến ông Cống phản biện 3 nghị quyết về kinh tế là vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông cho rằng, cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự chắp vá gượng ép, chỉ nhằm làm thỏa mãn sự nhận thức hời hợt, sự bảo thủ ý thức hệ của một số ít người trong nước đã mắc bệnh nghiện xã hội chủ nghĩa. Nói như thế, là ông đã lộ ra cái kiến thức nông cạn và sự hồ đồ của mình, thể hiện cái trí của ông không minh.
Không phải ngẫu nhiên mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Chủ trương này là kết quả của quá trình phát triển lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng trong nhiều năm lãnh đạo nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội, có cả những thành công và thất bại, có cả những bài học kinh nghiệm quý báu của các nước trên thế giới mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn tiếp thu; nó thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất.
Kinh tế thị trường còn tồn tại và phát triển khi những điều kiện khách quan của nó là sự phân công lao động xã hội và sự độc lập về mặt kinh tế giữa những chủ thể sản xuất, kinh doanh vẫn còn. Dưới chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường còn tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan. Bởi vì, dưới chủ nghĩa xã hội, phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi hàng hóa không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; sự chuyên môn hóa và hợp tác lao động không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng ra phạm vi quốc tế. Và, trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân – sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu hỗn hợp khác); trong hình thức sở hữu nhà nước có sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu (thuộc Nhà nước) và quyền sử dụng tư liệu sản xuất (thuộc tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng). Do vậy, không chỉ có kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà còn có cả kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên nền kinh tế thị trường chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mà là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quản các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội.
Thành tựu to lớn xây dựng đất nước trong 30 năm đổi mới đã chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng được nhận thức rõ hơn. Tuy nhiên, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề mới chưa có trong tiền lệ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nên trong quá trình phát triển nó cần tiếp tục bổ sung nhận thức và tạo môi trường, điều kiện để nó phát triển, trong đó đặc biệt là vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế. Việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII ra Nghị quyết số 11-NQ/TW “Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Nghị quyết đã kiểm điểm đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan ưu điểm và hạn chế trong hơn 30 năm đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khoá X về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, yếu kém. Nghị quyết đã nêu ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể đến năm 2020; xác định các nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện.
Có lẽ vì tâm không tịnh, thần không sáng, trí không minh nên ông Cống không nhận ra Nghị quyết này không chỉ kế thừa các nghị quyết trước đó mà còn có sự phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới trên các vấn đề: Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW “Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế. Nghị quyết đã và đang được cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành, địa phương quán triệt, học tập và triển khai hiện thực hóa trong thực tiễn. Nếu ông Cống là người có tâm huyết, vì dân, vì nước thì đáng lẽ ra ông phải góp sức lực, trí tuệ vào việc hiện thực hóa Nghị quyết, đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Nhưng không, ông làm cái điều ngược lại; cam tâm theo đuôi những phần tử cơ hội chính trị, phá hoại những thành quả cách mạng to lớn mà bao thế hệ người Việt Nam đã hy sinh, cống hiến xương máu, mồ hôi, công sức mới dành được./.
Đức Trung nói hay lắm. Hiện nay một số trí thức ở nước ta, những người từng được Đảng, Nhà nước, nhân dân rèn luyện, nuôi dưỡng, đào tạo để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, đã có biểu hiện vong ân, bội nghĩa, trong đó ông Nguyễn Đình Cống là một ví dụ. Khuyên ông Cống và một số phần tử cơ hội chính trị như ông Cống, hãy tịnh tâm, sáng suốt quay về với con đường chính đạo, giúp dân, giúp nước.
Có ý kiến cho rằng, tầng lớp trí thức thường không có lập trường, gió chiều nào thì ngả theo chiều ấy. Trước đây tôi không tin điều này. Tuy nhiên, sau khi một số trí thức ở nước ta, từng là cán bô, đảng viên cộng sản, từng thề nguyện hy sinh, phấn đáu cống hiến cho Đảng, Tổ quốc, nay trở cờ, quay giáo chống đối lại chính người đã đào tạo, rèn luyện mình,… thì thật là buồn thay.
Ông Cống chê 3 nghị quyết về kinh tế mới ban hành là một đống ngôn từ văn hoa, trộn lẫn một rừng khẩu hiệu đao búa, những ý tưởng chung chung, trống rỗng và cũ rích, nhưng độc bài “Phản biện 3 nghị quyết vè kinh tế” của ông thì tôi trả thấy ông phản biện ở chỗ nào, mà chỉ thấy toàn những ngôn từ hằn học, đao búa.
Tôi rất tâm đắc bài biết của Đức Trung. Rõ ràng Nguyễn Đình Cống đã suy thoái về chính trị tư tưởng, từng là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nhưng bây giờ y lại quay giáo, trở cờ chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Hành động của y không thể chấp nhận được.
Một vị Gs về vật liệu xây dựng bê tông cốt thép sau khi về hưu lại lấn sân sang làm chính trị với những luận điệu chống đố, xuyên tạc lý tưởng của Đảng, phủ nhận thành quả của cách mạng, công khai tuyên bố từ bỏ Đảng, đó là một sự suy thóa về chính trị tư tưởng một cách trầm trọng, khó có thể tìm được thuốc chữa trị. 80 tuổi rồi, liệu còn sống trong dạy vò của lương tâm, sự lên án của xã hội được mấy năm nữa để mà đấu tranh, để mà chống Đảng. tôi tin là lục chết ông Cống sẽ không nhắm mắt nổi và cũng chẳng có ai thèm đến phúng viếng đưa ma !!!????
ô cống già rồi nhưng vẫn không an phận chống đối gàn giở ông không đưa ra được vấn đề gì để đóng góp, phát triển kinh tế đất nước mà lại kích động phá hoại dduongf lối chủ truong của Đảng là bất trung mắc mưu kẻ địch