LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
Trong thời gian qua, Nguyễn Đình Cống đã tán phát nhiều bài viết nhằm tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam trên các trang mạng xã hội. Các bài viết có tiêu đề rất khác nhau song đều có chung nội dung đó là xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với xã hội và đất nước. Bài viết “Về Đảng và Mác – Lênin” trên “Baotiengdan” của y là một trong số đó. Y xuyên tạc rằng: Theo như thực trạng hiện nay thì Đảng Cộng sản Việt Nam vượt quá xa lãnh đạo và cầm quyền mà thực chất là thống trị……”
Cần phải nhận thức rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thực tiễn gần 93 năm lãnh đạo của Đảng đã chứng minh. Ở điều 1, chương 1 Điều lệ Đảng nêu rõ. “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng”. Đây là một trong những nguyên lý cơ bản trong công tác xây dựng Đảng. Điều này chắc Nguyễn Đình Cống hiểu rõ vì bản thân y đã từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ có điều y đã không giữ vững được “tư cách người đảng viên”.
Về vai trò “Lãnh đạo” và “cầm quyền” của đảng; Đây là hai hoạt động không thể tách rời trong cùng một chủ thể, một quá trình tác động của Đảng đối với Nhà nước, giữa phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng không đồng nhất. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện, mục đích của cầm quyền; còn cầm quyền là cơ sở để thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng. Tuy nhiên, “Lãnh đạo” và “cầm quyền” có sự khác nhau, Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, bằng quyết tâm chính trị và sự tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên; cầm quyền bằng pháp luật, chấp hành pháp luật của đảng viên, cấp ủy đảng trong bộ máy nhà nước. Lãnh đạo bằng sự vận động, thuyết phục nhân dân, thể chế hóa chủ trương, đường lối thành pháp luật của Nhà nước; cầm quyền bằng việc chấp hành pháp luật, tuân thủ quy trình pháp lý trong xây dựng pháp luật, trong thực thi quyền lực nhà nước. Lãnh đạo bằng giới thiệu những đại biểu ưu tú vào bộ máy nhà nước; cầm quyền là quá trình bầu, bổ nhiệm một cách dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Lãnh đạo thông qua vai trò của tổ chức đảng trong cơ quan nhà nước… Những vấn đề trên là cơ sở để chúng ta nhận thức rằng vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng để không bị hướng lái theo cái gọi là “thống trị” của Nguyễn Đình Cống.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy luận điệu sai trái của Nguyễn Đình Cống không ngoài mục đích chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Vì vậy chúng ta hãy nêu cao tinh thần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của Nguyễn Đình Cống./.