Phạm Chí Dũng lo bò trắng răng

Ngay sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trên Blog Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã xuất hiện nhiều bài viết hòng phủ nhận tầm quan trọng của Nghị quyết cũng như nghi ngờ quyết tâm của Đảng ta trong việc nhất thể hóa một số chức danh trong hệ thống chính trị. Cùng với đó, họ cho rằng nhất thể hóa chức danh sẽ không kiểm soát được quyền lực, và rồi Việt Nam sẽ rơi vào cảnh cát cứ quyền lực ở địa phương. Bài viết gần đây của Phạm Chí Dũng tiếp tục nhai lại điệp khúc đó.

Phạm Chí Dũng xuyên tạc rằng: Thời gian gần đây, Đảng CSVN mới đề ra vấn đề kiểm soát quyền lực. Trước tiên, cần phải khẳng định ngay rằng không phải đến bây giờ Đảng CSVN mới đề ra vấn đề kiểm soát quyền lực. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định rất rõ ràng: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, Nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và cho cơ quan tư pháp. Điều 2, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng quy định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách kiểm soát quyền lực nhà nước nhưng chủ yếu thông qua các cơ quan giám sát, kiểm tra của Đảng, Nhà nước và của nhân dân. Đối tượng bị kiểm soát là các tổ chức và cá nhân nắm giữ và thực hiện quyền lực. Việc kiểm soát quyền lực trong hệ thống chính trị ở Việt Nam trước tiên là để bảo đảm cho quyền lực luôn thuộc về nhân dân, được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền. Như vậy, vấn đề kiểm soát quyền lực ở Việt Nam không phải là vấn đề mới nảy sinh khi “tình trạng sứ quân ở các địa phương đã manh nha nổi lên, với biểu hiện chủ yếu là các nhóm lợi ích và kéo theo một số quyền lực chính trị theo kiểu “lãnh chúa”” như cách bịa đặt xuyên tạc của Phạm Chí Dũng. Cũng cần phải nói rõ rằng ở Việt Nam không có chuyện cát cứ quyền lực ở địa phương, không có chuyện các địa phương tự trang bị cho địa phương mình một “lực lượng vũ trang riêng”, bao gồm vừa công an vừa quân đội. Ở Việt Nam, các chức danh, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức thành viên hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đều được lập ra thông qua bầu cử. Những người được nhân dân, được Đảng tín nhiệm giao giữ trọng trách lãnh đạo ở các địa phương đều phải có đủ đức, đủ tài để phục vụ đất nước, phụng sự nhân dân và thực thi công vụ theo Hiến pháp và pháp luật cũng như quy định của điều lệ Đảng. Do đó, không có chuyện cát cứ quyền lực ở địa phương hay các địa phương tự trang bị một lực lượng vũ trang riêng như Phạm Chí Dũng cố tình bịa đặt.

Phạm Chí Dũng cũng cho rằng việc hợp nhất các chức danh lãnh đạo ở địa phương sẽ dẫn đến “chính ủy chuyên quyền 3 thành 1”, sẽ làm biến mất vai trò của tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp, kể cả cấp Quốc hội. Thực tế, như mọi người đều biết, Nghị quyết số 18-NQ/TW về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã chỉ rõ: Cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ở những nơi có đủ điều kiện. Như vậy, chủ trương “nhất thể hóa một số chức danh” không phải lần đầu tiên Nghị quyết số 18-NQ/TW khóa XII đề cập, mà đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập tới từ các kỳ đại hội trước đó. Nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo ở một số địa phương sẽ giúp việc chỉ đạo, điều hành công việc của các địa phương cũng như các cơ quan, đơn vị nhanh hơn, hiệu quả hơn, không bị chồng chéo. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn hạn chế. Từ thực tế ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc… chủ trương nhất thể hóa các chức danh đã giúp cán bộ rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, nâng cao trình độ, năng lực, khả năng tư duy toàn diện, tính quyết đoán, tự chịu trách nhiệm trước tập thể; bộ máy gọn nhẹ, tinh giản biên chế, tiết kiệm được ngân sách, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Từ thực tiễn đó, Đảng đã đúc rút thành lý luận và quyết tâm thực hiện bằng việc ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Để kiểm soát quyền lực, khắc phục tệ lạm quyền của những người đứng đầu tại các địa phương, Nghị quyết 18 NQTW khóa XII của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn quyền hạn với trách nhiệm; đồng thời, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện”. Như vậy, chủ trương nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo ở địa phương sẽ không hạ thấp vai trò của tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp cũng như không tạo ra những người đứng đầu đặc quyền, đặc lợi, những “chính ủy chuyên quyền 3 thành 1” như cách suy diễn của Phạm Chí Dũng.

Vấn đề kiểm soát quyền lực và nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo là chủ trương đúng đắn của Đảng để xây dựng, đổi mới hệ thống chính trị có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Do vậy, mọi người cần hiểu rõ quan điểm, đường lối của Đảng để tránh bị các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng tuyên truyền các quan điểm sai trái. Xin có lời khuyên cho Phạm Chí Dũng, ông không cần phải “lo lắng” về vấn đề kiểm soát quyền lực và nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo ở địa phương, theo tinh thần NQ số 18 –NQ/TW khóa XII; đó là kiểu “lo bò trắng răng” như cha ông ta thường nói./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

2 thoughts on “Phạm Chí Dũng lo bò trắng răng

  • 28 Tháng Tám, 2018 at 11:15 sáng
    Permalink

    Mọi người cần hiểu rõ quan điểm, đường lối của Đảng để tránh bị các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng tuyên truyền các quan điểm sai trái.

    Reply
  • 12 Tháng Hai, 2019 at 6:54 sáng
    Permalink

    Nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo ở một số địa phương sẽ giúp việc chỉ đạo, điều hành công việc của các địa phương cũng như các cơ quan, đơn vị nhanh hơn, hiệu quả hơn, không bị chồng chéo. Thực tế đã chứng minh rất rõ điều này.

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.