Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm là việc làm đúng đắn của Đảng ta
Trong thời gian gần đây, lợi dụng sự kiện Đảng ta tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, trên trang Danlambao ngày 06/12/2018, Phạm Trần có bài viết nhằm công kích, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng ta khi cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm là “vờ vĩnh, mị dân”. Đồng thời, Phạm Trần còn cố tình đặt vấn đề việc Đảng ta lấy phiếu tín nhiệm ở 3 mức: “Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp để giữ người cùng phe là chính” mà “không dám làm theo hai bước tín nhiệm cao và tín nhiệm thấp”.
Như vậy, Phạm Trần đã cố tình xuyên tạc mục đích lấy phiếu tín nhiệm ở ba mức là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” của Đảng ta. Y đã sử dụng những lập luận mang tính chất xảo ngôn, lừa lọc; lấy những câu nói của lãnh đạo Đảng, Nhà nước “cắt, dán”, nhằm ngụy biện cho những nhận định lừa bịp, phản động của mình, để mọi người lầm tưởng việc Đảng ta tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là việc làm mang tính “hình thức”, “mị dân”. Trên cơ sở đó, Y thực hiện ý đồ bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng; làm lung lay và mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; tiến tới thực hiện âm mưu là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội, thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Nghị quyết số: 85/2014/QH13 “Về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn” đã xác định: “Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.”. Còn “Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm.”. Đồng thời, theo Nghị quyết này, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện theo 3 mức độ là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Thực chất hoạt động lấy phiếu tín nhiệm là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp những người được lấy phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình để có phương hướng khắc phục hạn chế, khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phát huy tối đa năng lực và nhiệt huyết để cống hiến, nâng cao hiệu quả công việc. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được là cơ sở, căn cứ để cơ quan có thẩm quyền đánh giá cán bộ, thực hiện quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hiệu quả, đúng người, đúng việc… chứ không phải là việc làm mang tính chất “vờ vĩnh, mị dân… để giữ người cùng phe là chính” như Phạm Trần rêu rao, xuyên tạc
Thực tiễn việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thời gian qua đã khẳng định rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm đã phát huy tác dụng tốt, thu hút sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ của dư luận, sự tin tưởng của cử tri và nhân dân cả nước. Đây thực sự là một kênh thông tin quan trọng để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét mức độ tín nhiệm và đánh giá cán bộ chính xác hơn. Nhiều cán bộ tại lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên có số phiếu “tín nhiệm thấp” chiếm tỷ lệ % cao. Thông qua việc làm này đã giúp họ sửa chữa kịp thời những hạn chế, yếu kém và biết cầu thị, cầu tiến trong rèn luyện đạo đức, tác phong công tác… hiệu quả trong công việc ngày càng nâng lên. Theo đó, trong lần lấy phiếu tín nhiệm tiếp theo, số phiếu tỷ lệ % số “tín nhiệm thấp” đã giảm rõ rệt và tỷ lệ % số phiếu “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” ngày càng nâng lên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước là giá trị, phẩm chất cốt lõi nhất của mỗi người dân Việt Nam. Đồng thời Người cho rằng: “Tinh thần yêu nước của tất cả mọi người cần phải được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Thiết nghĩ, Phạm Trần là người dân đất Việt thì phải có những đóng góp tích cực cho đất nước chứ đừng đưa ra những luận điệu mang tính chất công kích, lừa bịp, xảo trá và phản động như vậy./.
Lấy phiếu tín nhiệm không chỉ là đánh giá năng lực của con người, mà để nhắc nhở mỗi người cảnh tỉnh nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mình hơn nữa.
Phạm Trần càng xuyên tạc càng chứng tỏ Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm là việc làm đúng đắn của Đảng ta
Thời gian qua đã khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm đã phát huy tác dụng tốt, thu hút sự quan tâm, đồng tình, ủng hộ của dư luận, sự tin tưởng của cử tri và nhân dân cả nước.
Lấy phiếu tín nhiệm là việc làm đúng đắn của Đảng ta, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Một mặt đánh giá năng lực, trình độ, uy tín của cán bộ, đảng viên. Mặt khác, Thông qua lấy phiếu tín nhiệm giúp cán bộ kịp thời khắc phục những khuyết điểm, hạn chế để góp đức, góp tài phục vụ đất nước
Tôi đồng tình với bài viết, những lời lẽ của Phạm Trần nặng mùi xuyên tạc, phản động cần phải đấu tranh, ngăn chặn kịp thời.
Phạm Trần là người dân đất Việt thì phải có những đóng góp tích cực cho đất nước chứ đừng đưa ra những luận điệu mang tính chất công kích, lừa bịp, xảo trá và phản động như vậy
Thông qua lấy phiếu tín nhiệm giúp cán bộ kịp thời khắc phục những khuyết điểm, hạn chế để góp đức, góp tài phục vụ đất nước
Chiêu trò phá hoại bầu cử trong các kỳ họp Quốc Hội chẳng có gì mới lạ của bọn phản động như Phạm Trần!. Người dân Việt Nam không bao giờ tin theo những luận điệu, chiêu trò chính trị đó của bọn chúng!.
Thông qua lấy phiếu tín nhiệm mới đánh giá đúng năng lực của cán bộ, để cán bộ biết mình đang hoàn thành nhiệm vụ ở mức nào mà có sự điều chỉnh cho phù hợp.