Chống tham nhũng bằng cách nào
Có trăm phương ngàn kế để chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu để giữ lại tiền của cho nhân dân, dùng tiền sạch để xây trường học, bệnh viện, phát triển kinh tế – xã hội. Dưới đây gọi là hai “kế sách” nhỏ mà người viết tâm đắc, muốn nêu ra để bàn cho kỹ, làm cho tốt.
Một là, phải thường xuyên thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đây là vấn đề trên hết và trước hết, quyết định đến hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Cần tăng cường quán triệt, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật. Không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ tham nhũng ở nước ta đều dính dáng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đảng viên – những người có chức, có quyền. Đây là những hành động vô đạo, phi nhân tính, bất nghĩa mà người đảng viên không được phép làm. Do vậy, mấu chốt là ở chỗ, chúng ta cần thường xuyên làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiên quyết đưa ra khỏi hàng ngũ của Đảng những đảng viên tham nhũng, dù đó là đảng viên thường, hay đảng viên có chức, có quyền ở bất cứ cương vị nào. Đồng thời, mỗi tổ chức đảng, chính quyền phải xây dựng được môi trường dân chủ thực sự, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, thẳng thắn tự phê bình và phê bình, tự tìm ra những người tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình trước khi nhờ đến cơ quan chức năng.
Hai là, tăng cường giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chỉ đạt kết quả khi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong bộ máy nhà nước phải là những người thực sự tiêu biểu, mẫu mực về phẩm chất đạo đức cách mạng, nhân cách trong sáng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Có cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đạo đức tốt thì “việc gì cũng xong”. Người cán bộ tốt phải hội tụ đủ cả hai yếu tố đức và tài, trong đó đạo đức là cái gốc của người cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Do vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng cần thường xuyên quan tâm giáo dục, rèn luyện toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Phải làm sao để đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn nhận thức sâu sắc và tự hào rằng: họ được nhân dân tín nhiệm trao cho nắm giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý trong bộ máy chính quyền nhà nước là để phục vụ nhân dân, là công bộc của dân; tuyệt đối không được biến mình thành kẻ say mê quyền lực, giàu sang phú quý một cách bất chính./.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng chỉ đạt kết quả khi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong bộ máy nhà nước phải là những người thực sự tiêu biểu, mẫu mực về phẩm chất đạo đức cách mạng, nhân cách trong sáng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần thường xuyên quan tâm giáo dục, rèn luyện toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân
Bác Hồ đã từng căn dặn: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”. Nói chuyện với cán bộ và nhân dân Hà Bắc ngày 17/10/1963, Người kêu gọi: “… Phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Phải chấm dứt những tệ nạn xấu xa do xã hội cũ để lại, như lười biếng, cờ bạc, buôn gian bán lậu, tiêu sài xa xỉ, gả bán, cưỡng ép… Để sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đồng bào các dân tộc phải nâng cao ý thức làm chủ và tinh thần cần kiệm xây dựng nước nhà.
Khi có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong bộ máy nhà nước là những người thực sự tiêu biểu, mẫu mực về phẩm chất đạo đức cách mạng, nhân cách trong sáng thì cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng sẽ thành công