Xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh là mang tội bất nhân bất nghĩa

Nhằm chống phá Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp diễn ra, trên các trang mạng xã hội lại có một số bài viết xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, đáng kể là sự xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh của hạng người vô liêm sỉ.

Quá xảo quyệt, thay vì chống phá chủ nghĩa xã hội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam một cách trực diện, các thế lực thù địch và bọn cơ hội lại thông qua việc phủ nhận công lao và đóng góp to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ bằng luận điệu không chỉ là vu khống, xuyên tạc, mà là sự xúc phạm trắng trợn đối với thân thế và sự nghiệp của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chúng cho rằng, “Hồ Chí Minh lựa chọn cho mình con đường cộng sản và mang nó về áp đặt cho nền chính trị Việt nam trong thế kỷ XX để tiến hành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đã giành được độc lập cho Việt Nam”. Và rằng “nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến cho đất nước tụt hậu như hiện nay là do hệ tư tưởng cộng sản với Chủ nghĩa Marx-Lenine làm nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều mà đến nay chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa và duy nhất ở Việt nam”; theo đó, công lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh “nếu có, thì chỉ là công lao đối với cộng sản chứ không phải công lao đối với dân tộc Việt Nam”.

Như chúng ta đã biết, không chỉ nhân dân Việt Nam, mà cả nhân loại tiến bộ, yêu hoà chuộng bình trên hành tinh này đều hiểu rất rõ về cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của lãnh tụ Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam, cho hòa bình, độc lập, tự do và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy quá trình phát triển của nhân loại. Không chỉ tìm ra con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc Việt Nam ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn gắn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Là Người khởi xướng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tích cực đấu tranh để mọi người cùng bình đẳng hưởng quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Là lãnh tụ của dân tộc, nhưng lãnh tụ Hồ Chí Minh vẫn là người bình dị, hoà đồng, ghét bỏ hư danh, không ham quyền lực. Người là tấm gương về đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tận tâm với nước, tận hiếu với dân. Người đã quy tụ và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, từng bước giải quyết thành công vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc; không ngừng vun đắp cho khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Nghị quyết 24C/18.56 của Đại hội đồng UNESCO khóa 24-1987 đã vinh danh lãnh tụ Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất. Đó là đánh giá khách quan, sự ghi nhận và vinh danh xứng đáng của thế giới đối với Người.

Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam là chính Đảng cách mạng do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Vì thế, các thể lực thì địch tìm cách phủ nhận công lao và đóng góp của Người đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng, của dân tộc. Sâu xa của sự nham hiểm và xảo quyệt mà các các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị muốn hướng tới là phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Là chính Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền ở Việt Nam, 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện rất tốt sứ mệnh lịch sử của mình đối với dân tộc Việt Nam. Với “thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” gần thế kỷ qua, nhất là thành tựu của 30 năm đổi mới, có thể khẳng định, chưa bao giờ thế và lực của cách mạng nước ta lớn mạnh như hiện nay; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được chăm lo chu đáo; uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế rất cao; Việt Nam đã và đang là bạn, đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Đó là sự thật không chỉ người Việt Nam yêu nước thừa nhận, mà thế giới ngợi ca và đánh giá cao. Vì thế kẻ nào dám xúc phạm đến lãnh tụ Hồ Chí Minh là kẻ đó có tội với tổ tiên, và mắc tội bất nhân, bất nghĩa./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

11 thoughts on “Xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh là mang tội bất nhân bất nghĩa

  • 16 Tháng Mười Một, 2015 at 1:18 sáng
    Permalink

    Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy quá trình phát triển của nhân loại. Người không chỉ tìm ra con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc Việt Nam ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn gắn cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Là Người khởi xướng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác…và chính Người đã làm “rạng rỡ” dân tộc ta sau những đêm trường nô lệ. Việc bôi nhọ, xúc phạm đến Chủ tich Hồ Chí Minh là sự bôi nhọ một thời đại lịch sử của dân tộc Việt Nam. Là người Việt Nam yêu nước, mỗi chúng ta cần cực lực lên án và đấu tranh kiên quyết với những hành động này./.

    Reply
  • 25 Tháng Mười Một, 2015 at 2:39 sáng
    Permalink

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc và nhân dân Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của người là bản hùng ca về đức hi sinh cho dân, cho nước, là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng và đạo đức cá nhân. Không chỉ nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều nhắc tới Người với niềm cảm phục và sự tôn kính nhất. Thế nhưng, vẫn còn đó, những kẻ cơ hội, phản động, hại dân hại nước luôn tìm cách hạ bệ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vì mục đích chính trị thấp hèn. Đúng như tác giả bài viết nói, đó là những kẻ mang tội bất nhân, bất nghĩa.

    Reply
  • 26 Tháng Mười Một, 2015 at 2:17 sáng
    Permalink

    Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh đó là: “Con đường cứu nước của một dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Độc lập dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng con người”. Đó là bước phát triển mới của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin được vận dụng sáng tạo vào thực tiễn sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới của Việt Nam, có thể góp phần vào con đường phát triển của các nước phương Đông và trên phạm vi rộng hơn nữa. Thế giới sẽ còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn sống mãi./.

    Reply
  • 30 Tháng Mười Một, 2015 at 1:25 chiều
    Permalink

    Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị cha già đáng kính của dân tộc Việt Nam, người đã mang đến cho nhân dân Việt Nam cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Người là biểu tượng của trí tuệ, nhân cách và văn hóa Việt Nam. Nhân dân Việt Nam khắc ghi công ơn trời biển của Người, thế giới tôn vinh, ca ngợi Người. Những kẻ cả gan xúc phạm Người thật táng tận lương tâm, ngàn lần đàn tội chết!

    Reply
  • 30 Tháng Mười Một, 2015 at 2:24 chiều
    Permalink

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cả thế giới này kính phục. Đến cả những người thù địch với lý tưởng cộng sản của Người cũng đều phải thừa nhận về tài năng và đức độ của Người… lịch sử đã trả lời, lịch sử đã kiểm nghiệm…. Rồi một này kia, có những người bị tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ Người chợt có một suy nghĩ bản thân mình có một “phát kiến” “phát hiện” mới… mà mọi người chưa phát hiện ra… người đó thấy tự đắc… và ngộ nhận, rồi bị kẻ xấu, kẻ phản động “dắt mũi” nói theo và làm theo kẻ phản động ấy. Như thế, con người ngộ nhận ấy đã quên lời cô giáo dạy văn dạy cho rằng “phải yêu ghét rõ ràng, phải phân biệt rạch ròi đúng sai”. Thấy buồn vì những người như thế.

    Reply
  • 14 Tháng Mười Hai, 2015 at 7:00 sáng
    Permalink

    Đúng như tác giả bài viết đánh giá: “Là lãnh tụ của dân tộc, nhưng lãnh tụ Hồ Chí Minh vẫn là người bình dị, hoà đồng, ghét bỏ hư danh, không ham quyền lực. Người là tấm gương về đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tận tâm với nước, tận hiếu với dân.” Thử hỏi trên khắp thế gian này, có vị lãnh tụ nào như vậy không? Ấy vậy mà, những kẻ bất nhân, bất nghĩa không những chẳng ghi nhớ công lao của Người thì thôi, chúng lại còn xúc phạm, hạ bệ hình tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mục đích của chúng thật nham hiểm, chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những luận điệu như thế.

    Reply
  • 30 Tháng Mười Hai, 2015 at 8:20 sáng
    Permalink

    Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta… Thân thế và sư nghiệp của Người không những được người dân Việt Nam kính trọng và ngưỡng mộ mà nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới cũng rất kính trọng và ngưỡng mộ. Cả cuộc đời Người luôn luôn phấn đấu, hy sinh cho dân cho nước, vì độc lập của đất nước vì tự do của nhân dân. Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh như trời biển thế mà có những kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu lại dám xuyên tạc về thân thế, sự nghiệp của Người, đúng là trơ trẽn, vô liêm sĩ.

    Reply
  • 15 Tháng Hai, 2016 at 10:30 sáng
    Permalink

    Cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương “Tận trung với nước, tận hiếu với dân”, không một phút ngơi nghỉ, suốt đời suy nghĩ, lo lắng, chăm lo cho nước, cho dân mà không ai, không một thế lực nào có thể xuyên tạc. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục và tuyên truyền tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay sẽ khuyến khích mỗi cán bộ, đảng viên tuyệt đối trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân, đặt độc lập dân tộc, chủ quyền và lợi ích quốc gia lên trên hết và trước hết.

    Reply
  • 5 Tháng Năm, 2016 at 9:05 chiều
    Permalink

    Mời bà con bỏ chút thời gian ra đọc bài bình luận này (bởi Thành Lê)

    Đã 40 năm kể từ khi chính thể VNCH, miền nam VN sụp đổ. Toàn cõi VN nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của bên thắng cuộc, ĐCSVN. Kể từ đó Sài Gòn không còn là Hòn ngọc viễn đông, vì vùng viễn đông giờ đây đã có vô số các thành phố vượt xa Sài Gòn. Kể từ đó không còn ông thủ tướng Singapore nào hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn, không còn đội bóng Nhật nào năn nỉ được đá giao hữu với VN để học hỏi kinh nghiệm. Những nước trước đây vốn kính nể, nghiêng mình muốn học tập bên thua cuộc của chúng ta giờ đây đã bỏ xa chúng ta rất nhiều. Singapore có GDP đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới, NB nền kinh tế thứ 3 TG, nền thể thao hàng đầu Châu Á. Còn VN thống nhất dưới sự lãnh đạo tài tình 40 năm của Đảng & NN, chúng ta có gì?
    Chúng ta đứng thứ 2 TG về chỉ số hạnh phúc, điều này cứ khiến t nghĩ đến những đứa trẻ, chúng luôn vui vẻ vì chúng ngây thơ.
    Xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, nhưng lại thuộc hàng rẻ nhất.
    Tỉ lệ tử vong vì ung thư cao nhất TG
    Tiêu thụ nhiều rượu bia, thuốc lá, mì ăn liền hàng đầu TG
    Giá rượu bia, thuốc lá thuộc hàng rẻ nhất thế giới
    Giá bất động sản, giá làm đường, giá xe hơi, sữa, thuốc tây lại thuộc hàng cao nhất TG
    v..v..còn rất nhiều những cái trái khoáy mà chúng ta có được sau 40 năm thống nhất.
    1 trong những cái trái khoáy ấy là về vấn đề HGHHDT, bất chấp mọi nỗ lực HGHH (bằng miệng) của bên thắng cuộc, 40 năm đất nước đã quy về 1 mối, nhưng lòng người vẫn tan tác bi thương. Tại sao vậy?
    Hãy xem cách chúng ta nói về bên thua cuộc. Về giáo dục, môn lịch sử của bên thắng cuộc luôn dạy thế hệ trẻ rằng VNCH là phường mọi rợ, ác ôn, sát hại đồng bào..bla..bla.. Về truyền thông, báo chí liên tục sử dụng ngụy quân, ngụy quyền, tay sai để chỉ chính quyền & quân đội VNCH, những từ ngữ rất miệt thị & xúc phạm. 1 chính thể tồn tại 20 năm, được nhiều tổ chức quốc tế và 10 mấy triệu nhân dân miền nam công nhận sao có thể là NQNQ? Nguyên tắc cơ bản của HGHH là phải tôn trọng lẫn nhau, mình cũng không làm được. Báo chí thì chỉ đưa tin tức 1 chiều. Những hình ảnh lính Mỹ, lính VNCH kiểm soát, bắt bớ, đàn áp nhân dân (ở đây t còn chưa muốn nói tới nguyên nhân dẫn đến những hành động đó) còn những hình ảnh miền nam yên bình, giàu đẹp, kinh tế năng động, lính Mỹ chơi đùa với trẻ nhỏ, giúp đỡ người già, tiêm chủng, khám bệnh cho nhân dân…thì không bao giờ được xuất hiện. Các kênh nước ngoài như RFA, BBC, VOA Việt ngữ đều bị chặn hết. Truyền thông thì phải khách quan chứ? Thời chiến thì cho rằng đưa những thông tin đó ra có thể làm lung lạc ý chí quân & dân, nhưng thời bình thì tại sao phải dấu? Phải chăng bên thắng cuộc đang sợ điều gì? Chính nghĩa thuộc về mình mà sao cứ phải sợ sệt mãi như vậy? Còn bên thua cuộc họ không biết đau đớn hay sao, khi bao điều tốt đẹp họ đã làm bây giờ bị phủ nhận hết cả? Cứ cho rằng họ có lỗi lầm thì họ có đáng bị sỉ nhục, bị phân biệt suốt gần nửa thế kỷ như vậy hay không? Thử hỏi miệng nói HGHH nhưng hành động như vậy, thì HGHH cái nỗi gì?
    Rồi lại bảng sơ yếu lí lịch, đi xin việc ở đâu cũng phải khai theo tôn giáo gì, Có phải Đoàn viên, Đảng viên hay không? bố mẹ trước năm 1975 làm gì ở đâu, sau 1975 làm gì ở đâu? Cái đó thì liên quan gì đến năng lực làm việc của 1 người? Ngành nào đặc thù thì ngành đó yêu cầu thôi chứ? Như vậy chẳng phải để phân biệt đối xử hay sao? HGHH giả cầy thì có.
    Bây giờ t mới xin nói về ngày 30/4. Nên xem 30/4 là ngày Quốc hỉ hay Quốc hận? Bản thân t coi 30/4 là ngày quốc tang, bởi 2 lý do:
    1. Với mọi tranh chấp, phải sử dụng đến chiến tranh luôn là phương án cuối cùng bất đắc dĩ vì xác định chiến tranh nghĩa là sẽ phải hi sinh, mất mát. 30/4/1975 là ngày kết của cuộc chiến giữa 2 miền nam bắc VN, cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử dân tộc & là 1 trong những cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, hàng triệu người đã ngã xuống cả 2 bên chiến tuyến. Ngày tàn của 1 cuộc chiến tang thương nhường vậy có nên cờ hoa rực rỡ, pháo nổ đì đùng hay không? T luôn nghĩ rằng nên nhìn nhận về 1 cuộc chiến đã qua ở góc độ bi tráng, tang thương, chứ không phải hào hứng, hừng hực. Chúng ta không thể dạy lớp trẻ cảm thấy háo hức với những thứ phải trả giá đắt bằng máu & nước mắt, như vậy chỉ tạo ra 1 thế hệ hiếu chiến, khát máu mà thôi. Phải dạy lớp trẻ cảm thấu với nỗi đau của cha ông mà e ngại chiến tranh, e ngại không phải để hèn nhát, mà để cố gắng hết sức không lặp lại những đau thương ấy 1 lần nào nữa. Đó là lý do thứ nhất t nghĩ nên coi 30/4 là quốc tang.
    2. Lý do thứ 2 liên quan đến vấn đề HGHHDT. Vào thời Xuân Thu, cách đây hơn 2000 năm, nhà binh pháp kiệt xuất Tôn Tử đã nhận định: “Chiếm được thành quách mà không chiếm được lòng người thì cũng kể là thất trận”. 1 nhận định ngắn ngủi cũng đủ để ta thấy được tầm quan trọng của việc đắc nhân tâm đối với bên thắng cuộc. Vậy chúng ta đã làm gì với ngày kỉ niệm kết thúc cuộc chiến để thu phục lòng người trong suốt 40 năm qua? Ăn mừng, ăn mừng mỗi năm 1 to hơn, đem chiến tích thắng ra để tung hô, tự mãn, khi cái giá phải trả là hàng triệu sinh mạng & 1 đất nước hoang tàn, đem bên thua cuộc là người anh em máu thịt ra để hạ nhục, xỉ vả, nhiếc móc, trong khi lúc nào cũng bô bô HGHH, nói không biết ngượng, có ai mà hòa giải cho được với 1 kẻ miệng nam mô bụng 1 bồ dao găm không cơ chứ?
    Tóm lại, trách nhiệm HGHHDT nằm ở bên thắng cuộc, với t bên thua cuộc có thể ôm hận, nhưng bên thắng cuộc, nếu thực tâm HGHH, không thể ngủ mãi trong men say chiến thắng. Đừng có suốt ngày than trách vì sao người Việt bên kia chiến tuyến cứ ôm mãi hận thù, mà hãy xem lại mình đã hành xử ntn trong suốt 40 năm qua. Hãy để 30/4 là ngày tưởng nhớ vong linh của những người đã khuất, ở cả 2 bên chiến tuyến, là ngày để chiêm nghiệm về những thăng trầm của đất nước.
    Lãnh đạo VN hiện nay có thể học tập rất nhiều từ nước Đức, bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 thống nhất Đông Đức & Tây Đức, hơn 25 năm qua đi, gần như không còn sự khác biệt giữa 2 miền, kết quả của 1 quá trình HGHHDT tuyệt vời. Nước Đức giờ đây vươn lên là nền kinh tế thứ 4 trên TG, thứ 1 Âu châu. Còn VN, 40 năm đã qua, chúng ta đang ở đâu? Những lãnh đạo VN, hãy tự vấn lương tâm của mình.
    Lãnh đạo VN có thể học tập người Mỹ, khi cuộc nội chiến Mỹ (1861 – 1865) kết thúc, chiến thắng thuộc về miền bắc, nhưng sau chiến tranh, không có chiến binh nào của bên thua cuộc miền nam phải đi học tập cải tạo, họ được tôn trọng, tự do về nhà, lao động, cùng nhau xây dựng quê hương. Để chỉ sau đó ít năm, Mỹ vươn lên thành siêu cường số 1 thế giới, liên tục hơn 100 năm đến tận ngày nay. Họ có nhiều hành động để HGHHDT nhưng tất cả đứng trên 1 suy nghĩ nhân bản “khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục”. Nếu lãnh đạo VN hiểu được điều đơn giản: khi một người Việt bị nhục, thì dù là miền Nam hay miền Bắc cũng vẫn là một người Việt bị sỉ nhục thì họ đã HGHHDT tốt hơn rất nhiều.
    Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”. Đúng vậy, nên chỉ cần hàng triệu người bớt vui đi 1 chút thì sẽ có hàng triệu người bớt buồn đi rất nhiều.
    40 năm là quá đủ để thực hiện HGHHDT thực sự
    40 năm là quá đủ để lãnh đạo VN dám nói dám làm, chứ không phải để nhân dân mãi rỉ tai nhau câu: Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm.
    40 năm là quá đủ.

    Reply
  • 28 Tháng Ba, 2017 at 8:17 chiều
    Permalink

    Hồ Chí Minh, người con ưu tú của đất mẹ Việt Nam, người tìm ra chân lý, soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Tên tuổi và sự nghiệp của Người làm rạng danh non sông, đất nước. Người sẽ sống mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt. Những hành động, lời lẽ xúc phạm Người đều là tội ác, phải trừng trị nghiêm minh.

    Reply
  • 22 Tháng Mười Hai, 2017 at 9:14 chiều
    Permalink

    Bất cứ quốc gia nào cũng có những điều xấu, đẹp. Việt nam mình cũng không ngoại lệ , Đất nước nào, nền kinh tế nào cũng còn những yếu kém, những hạn chế.Quan trọng là phải cùng nhau khắc phục và phát triển nó lên. Hi vọng 1 ngày Việt nam chúng ta rạng danh năm châu. tôi tin đó là sự thật, có như thế mới bù đắp lại những mất mát và xương máu cha ông ta đã đổ xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc ngày hôm nay.
    Nếu người Việt ta đánh giá về sự phát triển của ta thì nghe có vẻ không khach quan, nhưng Tạp chí kinh tế The Economist vừa có bài bình luận với tựa đề “Vietnam’s economy: The other Asian tiger” viết về những thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua cũng như tiềm năng phát triển rất lớn của kinh tế Việt Nam thì quá khách quan phải không các bạn?
    Bài báo mở đầu với một loạt câu hỏi. Quốc gia châu Á nào đã mạnh mẽ tiến lên phía trước trong suốt 25 năm qua với hàng triệu người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo? Nền kinh tế châu Á nào – dù vẫn có phần lớn dân số sống ở vùng nông thôn – sẽ là động lực phát triển tiếp theo của châu lục?Hầu hết mọi người sẽ đưa ra câu trả lời Trung Quốc cho câu hỏi thứ nhất và Ấn Độ cho câu hỏi thứ hai. Tuy nhiên, câu trả lời của Economist chính là Việt Nam.
    Với dân số hơn 90 triệu người, kể từ năm 1990 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người nhanh thứ hai thế giới – chỉ đứng sau Trung Quốc. Nếu có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 7% trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ có được con đường phát triển giống với các “con hổ châu Á” như Hàn Quốc và Đài Loan. Economist gọi đây là một thành tựu đối với Việt Nam – đất nước mới chỉ nổi lên từ những năm 1980, sau nhiều thập kỷ chìm trong chiến tranh và khi đó chỉ nghèo như Ethiopia. Hơn nữa, không giống với Trung Quốc hay Ấn Độ, nền kinh tế Việt Nam không có được lợi thế về quy mô, bởi vậy những bài học thành công mà Việt Nam có được có thể dễ dàng áp dụng ở các quốc gia đang phát triển khác, đặc biệt là những nước lân cận. Việc các nhà máy ngày càng tự động hóa nhiều hơn khiến người ta lo lắng rằng các nước nghèo sẽ không còn có thể nhận được sự thúc đẩy mạnh mẽ của các ngành sản xuất thâm dụng lao động. Tuy nhiên, trường hợp của Việt Nam cho thấy rằng mô hình phát triển kinh tế này vẫn hoạt động hiệu quả.
    Việt Nam còn là minh chứng hùng hồn cho thấy mở cửa nền kinh tế, tăng cường hợp tác trong thời đại toàn cầu hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Việt Nam khá may mắn khi nằm ngay cạnh Trung Quốc và hưởng lợi khi các công ty tìm kiếm một nguồn cung cấp lao động giá rẻ thay thế cho Trung Quốc. Cùng có vị trí thuận lợi như Việt Nam, một số quốc gia Đông Nam Á khác đã không thể làm tốt như vậy. Kể từ những năm 1990, Việt Nam có bước tiến lớn trong việc đơn giản hóa các quy tắc điều hoạt động thương mại quốc tế. Hiện xuất nhập khẩu chiếm gần 150% GDP, cao hơn bất cứ quốc gia nào có mức thu nhập tương tự Việt Nam.Tương phản với các yêu cầu khắt khe về nội địa hóa như ở Indonesia, Chính phủ cấm các quan chức buộc nhà đầu tư nước ngoài phải mua nguyên liệu đầu vào ở trong nước. Các doanh nghiệp nước ngoài đua nhau tới Việt Nam và đóng góp khoảng 2/3 kim ngạch xuất khẩu.
    Đi kèm với độ mở của nền kinh tế là mức độ linh hoạt. Chính phủ khuyến khích sự cạnh tranh giữa 63 tỉnh thành. Thành phố Hồ Chí Minh tiến lên phía trước bằng các khu công nghiệp, Đà Nẵng thì tập trung phát triển công nghệ cao trong khi các tỉnh miền Bắc thu hút các nhà sản xuất đang tháo chạy khỏi Trung Quốc. Điều này tạo ra một nền kinh tế đa dạng có thể chịu được các cú sốc.
    Economist cho rằng Việt Nam là một mô hình đáng học hỏi cho các quốc gia muốn có một chân trên bậc thang phát triển của kinh tế thế giới. Nếu may mắn, Việt Nam còn trở thành hình mẫu cho cả những nước cố gắng leo lên vị trí cao hơn trên bậc thang ấy

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.