LẠI CHIÊU TRÒ “LẬT SỬ”
Mới đây, trên trang mạng xã hội, Baotiengdan giật tít “Việt Nam giành độc lập dân tộc vào ngày 11/3/1945 hay 2/9/1945?” vẫn cái tên cũ – Đỗ Kim Thêm.
Trong đó, Đỗ Kim Thêm muốn “truyền tải” một thông tin “nóng hổi” đến mọi người về ngày giành độc lập dân tộc của Việt Nam – thông tin không đúng với thực tế – đây vẫn là thủ đoạn xuyên tạc lịch sử ở Việt Nam hiện nay của các thế lực thù địch với chiêu trò “lật sử” mà Đỗ Kim Thêm là đại diện điển hình.
Đỗ Kim Thêm đã gượng gạo đưa ra những “bằng chứng” trong lịch sử để xuyên tạc, “vẽ lại lịch sử” nhằm chạy tội cho một chính quyền bù nhìn do Bảo Đại đứng đầu mà cả thế giới đều thừa nhận không còn bàn cãi. Y đã ngấm ngầm hướng mọi người, nhất là giới trẻ nhằm xóa nhòa thật, giả, không thể phân biệt đúng, sai, mơ hồ về lịch sử, ngộ nhận về những thông tin được tiếp nhận đã chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội gây nên hiểu lầm cho nhiều người về lịch sử của dân tộc. Từ đó tạo sự hoài nghi cho chính sử, làm suy yếu niềm tin, lòng tự hào của dân tộc về ngày lễ 2/9.
Cần nói rõ việc xây dựng và thực hiện nền dân chủ của Nhà nước ta – bản chất của Nhà nước công – nông được khai sinh để Đỗ Kim Thêm và đồng bọn của y rõ:
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước công – nông đầu tiên của Việt Nam. Sau ngày thành lập nước, toàn dân đã được đi bầu cử tự do, ngày 06/01/1946, Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trên cả nước với hình thức phổ thông đầu phiếu, nhân dân ta từ thân phận nô lệ, tôi tớ đã được hưởng quyền làm chủ thực sự và ngày càng phát huy trong quá trình xây dựng xã hội mới; Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng lên làm chủ, tự mình tổ chức, quản lý và xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Đó là thành tựu vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà nhân dân ta đổ biết bao công sức, máu xương mới giành được chế độ dân chủ đó.
Ngày16/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời một nhà báo nước ngoài như sau: “Quốc hội Việt Nam là do toàn dân đầu phiếu cử ra. Tất cả đàn ông và đàn bà 18 tuổi trở lên đều có quyền tuyển cử. Cuộc tuyển cử lần đầu ngày 6/01/1946, trung bình là 82 phần trǎm cử tri đã tham gia. Lúc đó có đại biểu của báo ngoại quốc đến xem. Trưởng ban Thường trực Quốc hội là một vị nho học lão thành, trước đã làm quan đến bậc đại thần; Phó Trưởng ban là một vị linh mục và một vị Đảng viên của Đảng Dân chủ. Chính phủ Việt Nam gồm có đại biểu các Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ Việt Minh, Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội, Quốc dân Đảng và nhiều vị không có Đảng phái nào”[1].
Như vậy, sự thật này đã phủ nhận những điều mà Đỗ Kim Thêm của Baotiengdan giật tít. Những gì mà Đỗ Kim Thêm đã “vẽ lại” để xuyên tạc lịch sử ở nước ta là hành động mạt hạng cần phải vạch mặt và lên án rộng rãi.
Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải cảnh giác hơn đối với những hành động xuyên tạc lịch sử và hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, nhất là Ngày Quốc khánh (02/9) để tiếp tục phát huy trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay./.
[1] Tâm Trang, Những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí của Bác Hồ, Trang tin điện tử Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 6 năm 2013.
Pingback:LẠI CHIÊU TRÒ “LẬT SỬ” |