Trần Gia Phụng – Kẻ đánh tráo lịch sử

Những ngày qua, Đảng, Nhà nước tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (1968 – 2018). Lợi dụng sự kiện này, một số phần tử cơ hội chính trị đã đẩy mạnh tuyên truyền các bài viết nhằm xuyên tạc, vu cáo, bịa đặt về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 với mục đích, phủ nhận cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Điển hình trong những phần tử này là Trần Gia Phụng với bài viết “Toàn cảnh trước biến cố Mậu Thân” đăng trên danlambaovn.

Thứ nhất, thực tiễn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 hoàn toàn phủ nhận những luận điệu xuyên tạc của Trần Gia Phụng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam, là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vậy mà, nhiều kẻ trong đó có Trần Gia Phụng lại cố tình tuyên truyền, xuyên tạc rằng: “Mậu Thân 1968 là cuộc chiến vô nghĩa và tàn bạo”. Thật trơ trẽn và nực cười! Vô nghĩa ư? tàn bạo ư?. Điều đó hoàn toàn đúng với những kẻ bán nước và bọn xâm lược, còn đối với nhân dân ta, tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm lược thì hoàn toàn chính nghĩa. Để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, quân và dân ta sẵn sàng hy sinh xương máu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, hàng ngàn người đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào.

Lật lại trang sử thấm đẫm sự tàn khốc của cuộc chiến tranh ở Việt Nam do đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai gây ra mới thấy hết tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, nhất là trong bối cảnh so sánh lực lượng, vũ khí trang bị trên chiến trường nghiêng hẳn về địch. Ở miền Nam lúc đó, lực lượng Mỹ – Ngụy và chư hầu có trên 1.200.000 quân với nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại; bố trí các tuyến phòng thủ rất vững chắc. Song, bằng các hoạt động nghi binh chiến lược của ta, đặc biệt là chiến dịch Khe Sanh mở màn trước Tết Mậu Thân 10 ngày, Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ và Chính quyền Sài Gòn đã bị lạc hướng. Trong khi chúng nhận định Khe Sanh là một “Điện Biên Phủ” trong ý đồ chiến lược của Bộ Thống soái Việt Nam, thì đêm 30, rạng sáng ngày 31-01-1968, quân và dân ta đã bất ngờ nổ súng tiến công quân địch trên toàn miền Nam, làm cho chúng bị động, hoảng loạn và chịu nhiều thất bại.

Tại Sài Gòn – Gia Định và vùng lân cận, quân ta tập trung đánh vào các trung tâm đầu não, như: Tòa Đại sứ Mỹ, Dinh Gia Long, Bộ Tổng Tham mưu, Đài Phát thanh Sài Gòn; các đơn vị chủ lực; các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa; Tổng kho Long Bình. Cùng với bộ đội chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương hoạt động rộng khắp, phối hợp đánh chiếm các bốt cảnh sát, truy diệt ác ôn. Khí thế cách mạng của quần chúng dấy lên mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn. Nhân dân dẫn đường cho bộ đội, tiếp tế lương thực, tải thương, cứu chữa và nuôi giấu thương binh, dựng chướng ngại vật trên đường phố, tham gia truy bắt ác ôn, v.v. Ở Huế, với sự hiệp đồng chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, quân và dân ta đã đánh chiếm 39 khu vực trong và ngoài thành phố.

Thứ hai, đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch đã gây ra nhiều tội ác đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Những cuộc vây ráp, bắn phá, đốt nhà, giết người; những đợt máy bay ném bom tàn phá xóm làng, rải chất độc da cam…, gây ra biết bao cảnh tang thương. Báo chí thế giới thời gian đó đã phản ánh nhiều vụ bắn pháo, ném bom tàn sát dân thường của quân Mỹ, nhất là các vụ máy bay B.52 ném bom vùng dân cư ven các đô thị lớn. Không chỉ thế, lính Mỹ còn tiến hành những vụ thảm sát dân thường rất dã man, tiêu biểu như vụ thảm sát ở Sơn Mỹ, ngày 16 tháng 3 năm 1968. Tập sách ảnh Nhật Bản “Việt Nam: cách mạng và thắng lợi” ghi lại: “Ngày 16 tháng 3 năm 1968, xã Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi bị quân Mỹ triệt hạ, tàn sát một lúc 500 thường dân”. Cùng với đó, các phóng viên báo ảnh phương Tây còn ghi được cảnh lính Mỹ châm lửa đốt nhà dân ở Sơn Mỹ (16-3-1968); cảnh máy bay C-123 rải chất độc Da cam xuống khu cực ngoại thành phố Huế (14-8-1968)…

Đó là thực tế không thể chối cãi. Tội ác của quân xâm lược và bè lũ tay sai đối với nhân dân miền Nam là “trời không dung, đất không tha”! Thế nhưng, họ lại chối bỏ tất cả điều đó và còn “gắp lửa bỏ tay người”, rằng: Việt cộng gây ra “những vụ thảm sát”, “những hố chôn tập thể ở Huế”!… Đáng chú ý, những luận điệu lừa bịp đó, giờ đây đang được một số người sử dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Tuy nhiên, “không thể lấy tay che mặt trời được”, mọi sự giả dối đều bị bóc trần. Không ai ngây thơ tin rằng: các chiến sĩ Quân giải phóng – những người đã xả thân mình để giành lại hòa bình cho đất nước và cuộc sống bình yên của nhân dân, lại bắn giết đồng bào và tàn phá quê hương!.

Tóm lại, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tuy chưa mang lại thắng lợi trọn vẹn, phía ta cũng gặp những khó khăn, tổn thất nhất định, song đây là một thắng lợi quan trọng mang tầm vóc lịch sử; tạo bước ngoặt trong tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam, chứ không phải như Trần Gia Phụng “thêu dệt”, xuyên tạc. Sự thật luôn là sự thật, không thế lực nào có thể “đổi trắng thay đen” được. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 mãi mãi là bản anh hùng ca vĩ đại của quân và dân ta trong thế kỷ XX.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

2 thoughts on “Trần Gia Phụng – Kẻ đánh tráo lịch sử

  • 27 Tháng Hai, 2018 at 3:39 chiều
    Permalink

    Kẻ đánh tráo lịch sử Trần Gia Phụng cần phải được xử lý nghiêm khắc theo pháp luật./.

    Reply
  • 27 Tháng Hai, 2018 at 4:04 chiều
    Permalink

    Thời gian dù lùi xa nhưng âm hưởng của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn vang mãi. Nêu cao tinh thần ‘Không có gì quý hơn độc lập, tự do’, ‘Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ’. Sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Chỉ có những kẻ ăn tráo đá bát như Trần Gia Phụng mới như vậy

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.