Luận điệu xảo trá của Trân Văn
Xuyên tạc, chống phá Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là âm mưu xuyên suốt trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Mưu đồ này được chúng thực hiện một cách ráo riết và trực diện, với nhiều thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt. Điển hình như bài viết Công an và quân đội có quá nhiều tướng của Trân Văn được phát tán trên nhiều trang mạng phản động trong những ngày gần đây. Với lối viết tự biện, thiếu căn cứ, Trân Văn đã “mượn chuyện” sửa đổi, điều chỉnh việc phong quân hàm cấp tướng để phủ nhận bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; từ đó “hỗ trợ” đồng bọn, thực hiện mưu đồ chính trị nham hiểm.
1. Câu chuyện nhiều tướng Quân đội và Công an
Thời gian gần đây, việc sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận xã hội; đặc biệt là nội dung liên quan đến việc phong hàm cấp tướng trong hai lực lượng này. Lợi dụng điều này, Trân Văn đã cố tình xuyên tạc, tung “hỏa mù”, hòng gây nhiễu loạn lòng dân, bằng việc đưa ra nhiều thông tin thiếu căn cứ, để rồi kết luận: cả Quân đội nhân dân lẫn Công an nhân dân có… nhiều tướng quá, tạo nên gánh nặng cho ngân sách nhà nước và quỹ lương hưu. Trước hết, cần nhận thức một cách thấu đáo rằng số lượng sĩ quan cấp tướng của Quân đội và Công an có sự gia tăng (so với thời chiến) là khách quan; là do sự phát triển về tổ chức, biên chế của lực lượng trong bối cảnh mới. Thực tiễn lịch sử cho thấy biên chế tổ chức lực lượng vũ trang thời chiến đơn giản hơn nhiều so với hiện nay. Do hoàn cảnh thời chiến, việc phong, thăng quân hàm cho sĩ quan quân đội, công an nhiều khi không thể thực hiện được. Trong thời bình, quân đội, công an được tổ chức chính quy, hình thành nhiều tổ chức lực lượng mới, những vị trí trọng trách có trần quân hàm cấp tướng của hai lực lượng này cũng gia tăng hơn trước. Bên cạnh đó, do chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa thực sự hoàn thiện, tạo nên những bất cập trong việc xét phong, thăng quân hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Nhận thức rõ những hạn chế này, Bộ Chính trị đã yêu cầu cần thể chế hóa các chức vụ có trần quân hàm cấp tướng, đảm bảo việc phong quân hàm chặt chẽ, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của các tướng lĩnh. Đây là việc làm hết sức cần thiết, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng trong tình hình mới. Từ định hướng đó, Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân cho phù hợp với chủ trương của Đảng và thực tiễn chức năng, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang. Sự điều chỉnh của Quốc hội theo hướng cắt giảm một số chức danh trước đây có trần quân hàm cấp tướng.
Trước khi đưa ra quyết nghị, hai dự thảo sửa đổi luật này đã được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Mang danh “nhà báo” có nhiều năm làm việc, nếu thực sự “có tâm”, “có trách nhiệm”, lẽ ra Trân Văn nên gửi những ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi này đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền, một cách công khai, thay vì “đục nước béo cò”, ngồi “tung tin vỉa hè” để phục vụ cho những mục đích chính trị xấu xa, đen tối.
2. Không thể phủ nhận bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Không chỉ dừng lại ở việc gây nhiễu loạn thông tin dư luận từ việc phong, thăng quân hàm cấp tướng của Quân đội và Công an; Trân Văn trơ trẽn tuyên bố: từ lâu quân đội đã thôi thề “trung với nước” để “trung với Đảng”, công an cũng đã thôi hứa “vì nhân dân phục vụ”. Rõ ràng, đây là hành vi bôi nhọ danh dự, uy tín Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, là hành vi vi phạm pháp luật của Trân Văn. Thực tiễn đã chứng minh, sinh ra và lớn lên trong phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thực sự là lực lượng cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Dù trong điều kiện chiến tranh hay hòa bình, Quân đội và Công an luôn là lực lượng trung thành với nhân dân, với Tổ quốc, bảo vệ nhân dân trước mọi địch họa, thiên tai, được nhân dân giúp đỡ, thương yêu, đùm bọc, che chở. “Trung với Đảng, hiếu với dân”, “vì nhân dân phục vụ” không chỉ đơn thuần là lời thề danh dự, mà hơn hết đã trở thành lý tưởng, lẽ sống thôi thúc cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an không quản ngại gian khổ, hy sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi tầng lớp nhân dân. Đây cũng chính là cội nguồn sức mạnh để Quân đội, Công an luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.
Không quá khó để nhận ra mưu đồ xấu xa, đen tối ẩn sau bài viết của Trân Văn. Cần khẳng định ngay rằng đó là những lời lẽ xảo trá, trơ trẽn nhằm xuyên tạc bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, chia rẽ tình đoàn kết máu thịt giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, hòng “cổ súy” cho những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch./.
Bao nhiêu người đang chê bai chế độ, mượn danh nghĩa yêu nước mà chống phá hoà bình dám bước ra đây để nhìn thẳng vào đôi mắt những người lính nhà giàn đang sống chung với sóng to gió dữ ngoài biển khơi xa tít mù tắp!!! họ là những Đảng viên kiên trung nhất? Mình cũng là bộ đội . mặc dù không thiếu thốn như mấy đồng chí ngoài đảo nhưng cũng là phục vụ đất nước. Thấy Trần Văn nói xấu quân đội mình muốn nhổ vào mặt hắn cho bõ tức. Thử hỏi lại bản thân hắn xem đã làm được gì chưa. Chưa làm mà đòi hỏi liệu có xứng đáng làm người hay không? Ngày xưa làm cách mạng BÁC Hô có đòi hỏi gì không? Vẫn còn rất nhiều cán bộ đảng viên và quân nhân tốt tại sao lại không được nhìn nhận. Thấy vài cán bộ xấu thì lại lên án cả chế độ liệu có công bằng không? đừng vơ đũa cả nắm.
Công bằng mà nói thì những quân nhân phấn đấu để được thăng hàm cao thì họ đều đã có cả quá trình gian khổ, vào sống ra chết. Cả một đời trai trẻ của họ cống hiến cho quân đội. Ăn có khi no khi đói, ngủ có khi không tròn giấc, xa nhà xa vợ xa con triền miên, có người khi chưa già nhưng trên người đã mang đầy thương tích của chiến tranh Họ đã phải trả giá bằng cả mồ hôi, nước mắt và cả máu nữa, họ hy sinh là vi ai. Phải khẳng định là vì sự bình yên của dân tộc (trong đó có cả gia đình dòng tộc nhà Trăn Văn đấy). Việc Nhà nước thăng hàm cho họ đâu có bõ bèn gì so với những công sức bao năm họ phải bỏ ra. Mà đó là sự ghi nhận xứng đáng và nhiều khi lại là vì nhiệm vụ, họ phải gánh nặng nề phức tạp hơn.
Người dân luôn biết ơn họ, biết ơn những người lính và càng ngưỡng mộ họ thì càng cảm thấy một sự bất công quá lớn đối với họ. Khi mà có những kẻ không biết chiến trường là gì, ăn trên, ngồi chốc, con cái được gửi ra nước ngoài họ hành thành đạt. Vậy mà họ lại quay ra xuyên tạc về người lính đã chịu bao khổ cực, gian nan để bảo vệ đất nước. Những kẻ xấu xa đó cần phải bị trừng phạt không chỉ của lương tâm mà bằng cả pháp luật.
Nhưng Đảng và Nhà nước đang lấy lại công bằng cho những người có đóng góp cho đất nước và bắt những kẻ vô ơn, những con sâu đục khoét đất nước đều phải trả giá đó là công bằng xã hội.