Các nhà “dân chủ” hãy lấy ông Phan Văn Phong làm tấm gương
Trong thời gian gần đây các nhà “dân chủ dổm” đã phát động “phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội” do trưởng lão Nguyễn Quang A khởi xướng. Hưởng ứng “lời kêu gọi” đó đã có một số nhân vật cốt cán “dân chủ” trong nước như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Lê Văn Luân, Đặng Phương Bích, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Cảnh Bình, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Thành, Nguyễn Công Vượng (Vượng râu), Nguyễn Trung Lĩnh, Võ An Đôn, Phan Văn Phong… nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.
Qua các lần hiệp thương “Phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội” do “trưởng lão” dân chủ Nguyễn Quang A khởi xướng và phát động đã thất bại một cách thảm hại. Không có một cái tên nào có thể đủ điều kiện để lọt tiếp vào vòng tiếp theo, họ đã bị chính nhân dân nơi cư trú và đồng nghiệp nơi họ công tác từ chối không chấp nhận. Theo kết quả mới nhất, các ứng cử viên độc lập của “Phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội” như ông Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Võ An Đôn, Nguyễn Xuân Diện, Phan Văn Phong, Nguyễn Đình Hà, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Thành, Lê Văn Luân… đều đã không đạt được số phiếu tín nhiệm của cử tri theo quy định. Cụ thể, ông Nguyễn Quang A: 6/75 phiếu ủng hộ; ông Lê Văn Luân: 10/71 phiếu ủng hộ; ông Võ An Đôn: 29/86 phiếu ủng hộ; ông Nguyễn Xuân Diện: 6/66 phiếu ủng hộ; ông Phan Văn Phong: 01/68 phiếu ủng hộ; Phạm Thành: 0/72 ủng hộ; còn các ông bà Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh… thì tự tuyên bố tẩy chay hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm đối với người tự ứng cử nên hội nghị không tổ chức bỏ phiếu.
Ngay sau khi thất bại, những ứng cử viên độc lập này đã ngay lập tức lu loa và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng, họ bị “đấu tố”, họ đi tham dự buổi lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri mà như đi ra “pháp trường”, vu khống, xuyên tạc chính quyền của chúng ta không minh bạch về tổ chức bầu cử. Qua đó, họ đưa ra những luận điệu xuyên tạc như: “Cuộc bầu cử này là không chính danh, chỉ là hội nghị của Đảng cộng sản mở rộng”; “Cuộc bầu cử chỉ do Đảng độc diễn, Đảng cử, người dân không có vai trò gì”, “Cuộc bầu cử không có gì mới so với trước đây”, Đảng “phân biệt đối xử và o ép với người tự ứng cử”;…
Khác với các nhà “dân chủ” trên Ông Phan Văn Phong – một trong những ứng viên ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 đã thừa nhận thất bại và tuyên bố rũ bỏ “chốn thị thành đầy rẫy dối trá, lừa lọc”, xa lánh phường “dân chủ” để chuyên tâm với sự nghiệp trồng rau, nuôi gà. Trước khi từ bỏ phường “dân chủ”, Ông đã viết một bức “tâm thư” để giãi bày về vấn đề này. Trong bức thư của mình, ông Phan Văn Phong thừa nhận thất bại của mình trong việc ứng cử đại biểu Quốc hội lần này là hoàn toàn tâm phục khẩu phục. Ông cho biết, quá trình lấy phiếu tín nhiệm cử tri đối với ông là hoàn toàn khách quan, minh bạch, không có gì khuất tất. Chính quyền nơi ông cư trú đã dân chủ hết mức với ông, hầu hết các yêu cầu của ông đều được đáp ứng. Ông viết: “đòi 3 giấy mời được cả 3 (nhưng ghi 2 tên thôi), yêu cầu được phát biểu ban tổ chức chấp nhận, cử tri tham dự là thuần tuý trong tổ dân phố (không cài diễn viên nơi khác đến) không khí trong phòng họp nói chung không có gì căng thẳng, ghi âm chụp ảnh cũng không cấm”. Ý kiến cử tri không ủng hộ ông tập trung vào 3 vấn đề: “là vi phạm luật hôn nhân; không gần gũi với dân cư trong tổ dân phố; và không bao giờ tham gia đóng góp tiền trong các cuộc vận động”. Chủ tọa cho Ông được phép chủ động thanh minh, tranh luận với các cử tri về 3 vấn đề trên. Đồng thời chủ tọa cũng cho ông có thời gian trình bày về các ý tưởng của mình nếu làm đại biểu Quốc hội, Ông đã thuyết trình rất hùng hồn bài phát biểu của mình. Thế nhưng, khi bỏ phiếu tín nhiệm, giơ tay ủng hộ thì chỉ có mình ông giơ tay ủng hộ cho ông. Và Phan Văn Phong đã nhận thức được rằng: mình đang đứng ở đâu, không phải trên trời mà là dưới mặt đất. Mình thực sự đã không được nhân dân tín nhiệm và ông cũng thừa nhận rằng, không hề có chuyện bị đấu tố như lời của các nhà “dân chủ” khác vẫn hay tuyên truyền, xuyên tạc. Trước sự thực đó, Ông tuyên bố “Tương lai phía trước của Tôi chính là rời xa thành phố để về quê vui thú với AO-VƯỜN”; tức là rời xa “phong trào dân chủ” từ bỏ hoài bão lật đổ chính thể hiện nay mà ông đã lăn lộn, ảo tưởng nhiều năm qua.
Với hành động đó, chúng ta hãy dành cho ông Phan Văn Phong một lời khen ngợi vì ông đã dám chấp nhận thất bại, dũng cảm nhìn thấy mình đang đứng ở đâu và dám nói lên sự thật. Điều này cũng là một minh chứng phủ nhận những luận điệu xuyên tạc về việc lấy phiếu tín nhiệm cử tri của các nhà “dân chủ” là các ứng viên độc lập khác. Các nhà “dân chủ” khác hãy noi gương theo ông Phan Văn Phong, đừng mãi ảo tưởng về một xã hội không có thực, kêu gào chống đối bầu cử Quốc hội mà hại dân, hại nước./.
Không chỉ ông Phong mà những người bất đồng chính kiến khác phải thấu hiểu câu: “quay lưng lại là bờ”. Hãy tỉnh ngộ và quay về trong vòng tay của Tổ quốc!
Có lẽ ông Phan Văn Phong là một trong số ít những người nằm trong “phường dân chủ” đã biết thức tỉnh lương tri, biết nhận ra cái sai trái của mình. Thật đáng khen cho ông vì đã biết hồi tâm chuyển ý. Hãy là người dân lương thiện ông Phong ạ. Và tôi cũng mong rằng ông làm được điều đó.