Tên ông là Thiện Ý, nhưng chẳng hề thiện tâm

Trong khi nhân dân ta phấn khởi, tin tưởng, chào đón thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng ta, và cũng có rất nhiều đảng cầm quyền của các nước, các tổ chức chính trị – xã hội, nguyên thủ quốc gia chúc mừng thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam thì vẫn có những tiếng nói lạc lõng, xuyên tạc bản chất dân chủ ở nước ta, cổ súy cho chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng. Một trong những bài viết với luận điệu cũ rích, cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật, xen lẫn sự hằn học của kẻ thất bại trước thành công của Đại hội lần thứ XII của Đảng đó là bài: “Việt Nam không có dân cử, dân bầu – Chỉ có Đảng cử, Đảng bầu” của tác giả Thiện Ý trên VOA.

Với ý đồ phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây hoang mang, chia rẽ, làm mất lòng tin của Nhân dân với Đảng, với chính quyền, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Thiện Ý cho rằng sự độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền là bạn đồng hành gắn liền với nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông ta đòi thực hiện đa nguyên chính trị, mở rộng dân chủ vô giới hạn, hy vọng tạo ra trong Đảng nhiều phe phái đối lập nhằm phá hoại sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng.

Thiện Ý viết “Việt Nam không có dân cử, dân bầu, vì không có chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng”, đó là một sự vu cáo, xuyên tạc trắng trợn, xuất phát từ tư tưởng thù địch, kém suy xét cả về lý luận và thực tiễn. Cần thấy rằng, trên thế giới có nhiều nước theo chế độ đa đảng chính trị, nhưng về bản chất vẫn chỉ là đảng đại diện cho một lực lượng xã hội duy nhất là giai cấp tư sản và lực lượng ấy thay nhau lãnh đạo đất nước, cùng bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Như nước Mỹ hiện nay là sự thay nhau giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa; thực tế cho thấy, giữa các đảng phái này luôn có sự tranh chấp quyền lợi với nhau, mà thực chất là sự tranh chấp giữa các nhóm lợi ích, giữa quyền lợi của các nhóm tư bản trong từng ngành, từng lĩnh vực, nên rất hạn chế đến quyền lực của nhân dân tham gia vào các vấn đề chung của đất nước. Những người có kiến thức về dân chủ đích thực đều nhận thức rõ ràng rằng, dân chủ là quyền tự quyết của nhân dân trước những vấn đề trọng đại của đất nước của dân tộc. Điều đó cho thấy, dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế một đảng hay đa đảng, mà phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào cũng như cách thức vận hành cụ thể của bộ máy nhà nước trong mỗi chế độ xã hội.

Trong thực tiễn, thực hành dân chủ không đồng nghĩa với việc sẽ có một “bản mẫu” có thể sao chép, so sánh, áp dụng với mọi quốc gia. Bởi lẽ, mỗi nước có một hoàn cảnh lịch sử, chế độ xã hội, trình độ kinh tế, tập quán, truyền thống văn hóa… khác nhau. Sự áp dụng, so sánh về dân chủ, nhân quyền một cách máy móc là khiên cưỡng. Ngay như ở Mỹ- nước tư bản phát triển hàng đầu, luôn tự xưng là thực hiện tốt dân chủ, nhân quyền nhưng vấn đề dân chủ, nhân quyền cũng có rất nhiều bất ổn như bạo lực, phân biệt giầu nghèo, màu da, chủng tộc.

 Theo Thiện Ý thì nước ta không có dân chủ: “Vì sự hình thành chế độ chính trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không xuất phát từ ý nguyện của nhân dân, mà chỉ áp đặt đơn phương của Đảng Cộng sản Việt Nam”, có lẽ ai cũng nhận ra sự xuyên tạc chủ quan, hết sức liều lĩnh, cố nói lấy được của ông ta. Cái cớ mà Thiện Ý muốn chứng minh “sự mất dân chủ ở Việt Nam” là ở Hiến pháp hiện hành, ông ta viết: “Vì hiến pháp làm căn bản pháp lý thiết lập chế độ này không do một “quốc hội của dân, do dân và vì dân” do dân cử, dân bầu; mà do một “quốc hội của Đảng, do Đảng và vì Đảng Cộng sản Việt Nam” do đảng cử, đảng bầu, với quyền thống trị độc tôn (Điều 4 Hiến pháp hiện hành) trong một chế độ độc tài toàn trị”. Những quy kết trên đây mang đậm sự võ đoán, quy chụp, Thiện Ý nhắc đến điều 4 Hiến pháp hiện hành mà không dám đả động đến nội dung Hiến pháp, vì nói ra sẽ lộ ra cái đuôi nói dối, sự thiểu năng hay muốn giấu đi khả năng xuyên tạc quá dở của mình. Nhân đây xin trích dẫn Điều 4  Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 để mọi người cùng rõ: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, vậy chỗ nào là “của đảng, do đảng và vì đảng” như ông ta nói. Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, chịu sự giám sát của nhân dân, Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền lực của mình đối với vận mệnh của đất nước và của mọi người, đó là cơ sở pháp lý của Đảng, bởi vậy không có lý lẽ gì để bác bỏ sự lãnh đạo của Đảng.

Thiện Ý hãy suy xét cho kỹ lưỡng khi phê phán, bác bỏ nền dân chủ ở Việt Nam, đừng vì mục đích bôi nhọ, muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng mà cố tình bóp méo, xuyên tạc với những luận điệu cũ kỹ, nhàm chán thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy thì không ai có thể đồng tình nghe theo ông cả./.

Bình luận bằng tài khoản Facebook

4 thoughts on “Tên ông là Thiện Ý, nhưng chẳng hề thiện tâm

  • 15 Tháng Ba, 2016 at 7:20 sáng
    Permalink

    Bất cứ một nền dân chủ nào, cũng đều nhằm đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị, cầm quyền. Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào. Không ai khẳng định là nhiều đảng sẽ tốt hơn là một đảng. Thiện Ý không biết một thực tế rằng dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời tự do, hạnh phúc. Việt Nam hoàn toàn không cần đa đảng!

    Reply
  • 15 Tháng Ba, 2016 at 7:37 sáng
    Permalink

    Nền dân chủ của Việt Nam đang được thực hiện thông qua Hiến pháp và pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhà nước Việt Nam luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và dân là người quyết định thành quả lao động của mình. Người dân Việt Nam đã và đang tích cực triển khai thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển mọi tiềm lực của nhân dân để phát triển đất nước nhanh và bền vững./.

    Reply
  • 15 Tháng Ba, 2016 at 1:23 chiều
    Permalink

    Sau khi chống phá Đại hội XII không thành, bọn người bán nước hại dân lại hằm hè xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra. Tuy nhiên, âm mưu thâm độc của chúng đã thất bại từ trứng nước khi Đảng ra Chỉ thị số 51-CT/TW, ngày 4-1-2016 để bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật; giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, đặc biệt “Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ”. Đấy chính là sự thật về dân chủ nói chung và dân chủ trong bầu cử nói riêng mà bất cứ người biết đọc nào cũng hiểu!

    Reply
  • 22 Tháng Ba, 2016 at 11:29 chiều
    Permalink

    Thiện Ý và đồng bọn của hắn. Có lẽ không có mắt, có tai và không có cả hệ thần kinh nữa. Hắn nói thế mà không biết ngượng mồm à. Sao hắn không nhìn vào lịch sử của dân tộc ta từ khi có Đảng, từ khi nhân dân ta giành được chính quyền. Chúng ta đã trải qua 12 kỳ Đại hội Đảng và 13 kỳ Quốc hội. Tất cả những lần đó là ai đi bầu cử nếu như không phải là những công dân Việt Nam với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước, với dân tộc và với chính bản thân họ

    Reply

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.