Luận điệu xuyên tạc của Hồ Chí Phèo về tham nhũng

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt và nhận được sự đồng tình, ủng hộ, tin tưởng của đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Song, vẫn có những kẻ cố tình xuyên tạc, làm sai lệch vấn đề này. Mới đây, Hồ Chí Phèo đã đăng tải bài viết “Không được ví von “lò và củi”” thể hiện luận điệu xuyên tạc về nguồn gốc của tham nhũng, nhằm chống phá công cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta.

Thứ nhất, Hồ Chí Phèo đã cho rằng: “Tham nhũng là một đại nạn mà người dân phải gánh chịu bao nhiêu năm dưới chế độ cộng sản”. Luận điệu này của Hồ Chí Phèo hoàn toàn sai trái, cần phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ. Với những người chân chính đều có thể nhận thức được rằng, tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước.…

Read more

BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA TRÌNH VÂN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Những ngày gần đây, trên trang baotiengdan.com, Trình Vân rêu rao rằng: “Ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân của tệ tham nhũng là vì một đảng lãnh đạo và mục đích của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là “chuyện đấu đá trong nội bộ đảng”. Thực tiễn cho thấy:

Thứ nhất, nguyên nhân của tệ tham nhũng ở Việt Nam hiện nay không phải là vì một đảng lãnh đạo, bởi lẽ:

Tham nhũng là vấn nạn mang tính toàn cầu, xuất hiện và tồn tại ở các nước trên thế giới, không phụ thuộc vào thể chế chính trị (Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Iraq. Syria, Somalia…), vì thế, mới có sự tồn tại của tổ chức Minh bạch thế giới (TI) và hoạt động xếp hạng hàng năm về chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của tổ chức này.

Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng không phải do chế độ một hay nhiều đảng lãnh đạo đất nước, mà do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Hệ thống chính trị và hành chính thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực, tạo điều kiện cho người có chức vụ, quyền hạn có thể thu lợi bất chính mà không bị ngăn chặn từ bên trong; Thể chế thiếu minh bạch, dân chủ, tạo ra nhiều “vùng tối” khiến người dân khó giám sát và tố cáo hành vi tham nhũng; Chính sách đãi ngộ không đủ bảo đảm mức sống xứng đáng, nhất là trong môi trường kinh tế thị trường, khiến cho người có chức vụ quyền hạn phải tham nhũng như hành vi bất đắc dĩ; Hệ thống pháp luật thiếu nghiêm minh, khiến cho người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi tham nhũng mà không sợ bị trừng phạt; Văn hóa chính trị và công vụ thiếu chú trọng danh dự, liêm sỉ, thiếu đề cao sự trung thực khiến cho kẻ có chức, có quyền không sợ mất danh dự khi tham nhũng; Hệ thống báo chí, truyền thông thiếu dũng khí, không trở thành công cụ hữu hiệu để giám sát, tố cáo hành vi tham nhũng và gây áp lực với đấu tranh chống tham nhũng.…

Read more

CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO THỰC HIỆN “TAM QUYỀN PHÂN LẬP”, “XÃ HỘI DÂN SỰ”, HAY “ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG”

Lợi dụng tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chống đối đã cố tình xuyên tạc bản chất và mục tiêu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta. Trên các trang mạng xã hội, có kẻ đã cố tình quy chụp nguyên nhân tình trạng tham nhũng là do Đảng vi phạm Hiến pháp và pháp luật!?… và còn cho rằng, để chống tham nhũng, Việt Nam phải học tập các nước giàu mạnh văn minh trên thế giới thực hiện “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên đa đảng”. Những luận điệu đó không có gì mới, vẫn là xuyên tạc bản chất chế độ một Đảng lãnh đạo, đòi đa nguyên, đa đảng nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.…

Read more

BẢN CŨ SOẠN LẠI CỦA TRÂN VĂN

Ngày 10/9/2019, Trân Văn – baotiengdan hý hửng đăng đàn trên mạng với cái gọi là “Nuôi tham nhũng để…chống!”. Nội dung trong bài viết này của Y, ẩn dấu mùi của kẻ “bồi bút” rắp tâm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam. Trân Văn dùng lời lẽ phân tích việc một số cán bộ tham nhũng bị xử lý kỷ luật trong thời gian vừa qua nghe có vẻ khách quan, nhưng ẩn chứa luận điệu hết sức phản động, Y cho rằng: “bảo vệ “an ninh quốc gia” không phải là bảo vệ độc lập, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh trật tự mà là bảo vệ đảng với tư cách tổ chức chính trị duy nhất có thể hiện diện ở Việt Nam”.

Chúng ta biết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; Đảng không có lợi ích nào khác ngoài mục tiêu, lý tưởng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.…

Read more

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Phạm Trần về luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam

Ngày 01 tháng 7 năm 2019, Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi (36/2018/QH14) của Việt Nam có hiệu lực thi hành. Lợi dụng sự kiện này, trên trang danlambaovn.blogspot.com, Phạm Trần đã đăng tải bài viết, với tiêu đề: “Tài sản trôi sông lạc chợ” có nội dung cho rằng: Luật ra đời chỉ nhằm “bao che tội phạm và bảo vệ tài sản cho kẻ tham nhũng… thể hiện rõ ở hai lĩnh vực: Kê khai tài sản; và không giám tịch thu tài sản có nguồn gốc bất minh”. Thực tiễn cho thấy:

Thứ nhất, việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức ở Việt nam hiện nay là hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ:

Luật Phòng, Chống tham nhũng (36/2018/QH14) được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2018 với 10 chương, 98 Điều, trong đó có Tiểu mục 2 gồm các Điều từ 33 đến 40 đã chỉ rõ, đối tượng kê khai là cán bộ, công nhân viên chức; chủ thể tiếp nhận và quản lý nội dung kê khai là các cơ quan Đảng, Nhà nước Việt Nam – Người đại diện quyền và lợi ích của nhân dân Việt Nam, nơi mà cán bộ, công nhân viên chức trực tiếp làm việc và được trả lương, thu nhập.…

Read more

Những luận điệu xuyên tạc, phản động của Nguyễn Tiến Dân về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Trong những năm vừa qua, uy tín và niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tăng cao, không chỉ bởi quan điểm, đường lối đúng đắn, sáng tạo, hợp lòng dân, mà còn bằng hành động thiết thực, cụ thể nói đi đôi với làm, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với những ai đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, làm phương hại đến thanh danh của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ lâu đã nhìn thấy mối nguy cơ của tham nhũng sẽ làm suy yếu Đảng, giảm sút niềm tin của Nhân dân vào Đảng. Với dũng khí và quyết tâm chính trị cao, bằng mưu lược và sự giúp sức của các cộng sự, cơ quan chuyên trách, Ông đã phất cao ngọn cờ chống tham nhũng, chống lộng quyền, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ liêm chính, vì dân, vì nước.…

Read more

Không thể xuyên tạc, phủ nhận cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Gần đây, trong khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thì các đối tượng xấu đã lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để ra sức chống phá chúng ta. Chúng xuyên tạc rằng: Ở Việt Nam, chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng; Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công.

Thứ nhất, phải khẳng định dứt khoát rằng, đây là những luận điệu sai trái, xuyên tạc sự thật cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Vì, tham nhũng là hiện tượng mang tính lịch sử – xã hội gắn liền với sự tồn tại của nhà nước, tham nhũng là vấn nạn toàn cầu mang tính phổ biến, không chỉ riêng có ở một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, không phụ thuộc vào chế độ chính trị và trình độ phát triển.…

Read more

Nguyễn Đình Cống – Kẻ phá hoại chống tham nhũng ở Việt Nam (Kỳ ba)

3. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhất định thành công

Đảng, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện đấu tranh chống tham nhũng với những cố gắng và quyết tâm chính trị cao nhất. Có thể nói, chưa khi nào, công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam được thực hiện ráo riết, quyết liệt như hiện nay. Chống tham nhũng không có “vùng cấm”, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, bất luận là ai, kể cả những người bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng hay can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng. Chúng ta tiến hành chống tham nhũng toàn diện, gắn liền với tăng cường chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán và đã xử lý nhiều cán bộ cao cấp, tổ chức đảng vi phạm, trong đó có cả các đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng; kỷ luật cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng vũ trang; làm nghiêm từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài… Lần đầu trong lịch sử tố tụng Việt Nam, một người từng là Ủy viên Bộ Chính trị đã bị cơ quan tiến hành tố tụng truy tố và đưa ra xét xử về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.…

Read more

Nguyễn Đình Cống – Kẻ phá hoại chống tham nhũng ở Việt Nam(Kỳ hai)

2. Không phải chỉ có thực hiện “tam quyền phân lập” mới chống được tham nhũng

Tiếp tục luận điệu xuyên tạc và phản động đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nguyễn Đình Cống đã cho rằng, muốn loại bỏ tham nhũng phải thực hiện “tam quyền phân lập”. Luận điệu này của Cống có tính tuyệt đối hóa và cực đoan, thiếu cơ sở khoa học thực tiễn và nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Thể chế “tam quyền phân lập” không ngăn ngừa được sự nảy sinh nạn tham nhũng. Trên thế giới hiện nay, các nước tư bản hầu hết vận dụng thuyết “tam quyền phân lập” trong xây dựng, tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước với nhiều biến thể khác nhau như cộng hòa tổng thống, cộng hòa nghị viện, quân chủ lập hiến… Trong nhà nước tư sản hiện đại, thể chế “tam quyền phân lập” đi liền với chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.…

Read more

Nguyễn Đình Cống – Kẻ phá hoại chống tham nhũng ở Việt Nam(Kỳ một)

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có những người cố tình xuyên tạc làm sai lệch vấn đề này, điển hình là Nguyễn Đình Cống với bài viết “Bàn về tham nhũng chính sách” đăng trên baotiengdan.

Với luận điệu hằn học và thâm thù, Cống đã cố tình xuyên tạc, chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng; để loại bỏ tham nhũng phải thực hiện “tam quyền phân lập”; chống tham nhũng ở Việt Nam của Đảng chỉ là sự “dàn cảnh chống một vài vụ không quan trọng để tuyên truyền và lừa dối những người nhẹ dạ cả tin”… Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, cần phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ:

1.

Read more