Thực hiện hiệu quả “nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên” trong thời kỳ mới

QĐND - Đại hội XII của Đảng và Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) đều xác định: Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là “nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên” của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và nhân dân ta, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt.

Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta và Quân ủy Trung ương, thể hiện rõ qua 30 năm đổi mới, trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quân sự, quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm này tạo cơ sở quan trọng cho các ban, bộ, ngành, địa phương và toàn dân, toàn quân ta xác định và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Read more

Vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của cán bộ, đảng viên là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng, liên quan đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Đây là cuộc đấu tranh vô cùng, khó khăn phức tạp, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, góp phần xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân, của dân tộc. Read more

Hỡi ai còn nghi ngờ đường lối đổi mới ở Việt Nam, hãy xem lại bài học lịch sử

Từ sự phân tích nguyên nhân quá trình sụp đổ của chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô viết ở Liên Xô và Đông Âu; từ lôgic của cuộc đấu tranh giai cấp và khả năng giải quyết mâu thuẫn vốn có với những căn bệnh trầm kha trong lòng xã hội tư bản; từ khát vọng vươn tới của phần lớn nhân loại cần lao và thực tiễn 30 năm đổi mới ở Việt Nam có thể thấy rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã, đang và chắc chắn sẽ được giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam lựa chọn làm vũ khí tinh thần, tư tưởng trong cuộc đấu tranh xoá bỏ mọi áp bức, bất công, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn: xã hội xã hội chủ nghĩa. Read more

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ lý luận khoa học, cách mạng, nhất định sự nghiệp đổi mới thành công

Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, nhất định sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước sẽ thu được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, các quan điểm thù địch, sai trái trong chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực lý luận sẽ càng sớm bị vạch trần bởi tính chất phản khoa học của chúng. Điều đó khẳng định rằng, chẳng có thế lực nào có thể ngăn đường, cản lối quân và dân ta thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Read more

Làm gì để quản lý tốt hơn tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Quan điểm Đại hội XII của Đảng về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống, thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ có giá trị, ý nghĩa lý luận, thực tiễn to lớn mà còn chỉ ra sự cần thiết và hệ giải pháp thiết thực để tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống, thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời kỳ mới vì lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam, vì tương lai của các thế hệ con cháu chúng ta.. Read more

Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng, đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đã được thể hiện rõ như sau: Đến năm 2020, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm đảm bảo chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường; về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, tránh thiên tai, giảm mức phát thải khí nhà kính. Read more

Xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam theo quan điểm Đại hội XII của Đảng

9 nội dung mà Đại hội XII nêu lên về chuẩn mực con người Việt Nam vừa phản ánh sự kế thừa cốt cách con người Việt Nam truyền thống, bước đầu bổ sung, định hình, phát triển một số giá trị theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, và vừa là mục tiêu vươn tới, phải không ngừng hoàn thiện, khẳng định sự phát triển bền vững của văn hoá, con người Việt Nam. Chỉ có như thế thì văn hoá, con người Việt Nam mới thực sự trở thành động lực nội sinh quan trọng, mới thực sự trở thành “nền tảng tinh thần” để phát triển toàn diện đất nước, sớm hiện thực hoá mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Read more

Quan điểm Đại hội XII của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta

Đại hội XII của Đảng xác định tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Trong đó, mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật, doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Read more

Về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo quan điểm Đại hội XII của Đảng

Về cơ cấu lại nền kinh tế, Đại hội XII của Đảng chủ trương: tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng... Sự phát triển lý luận về cơ cấu lại nền kinh tế ở Đại hội XII của Đảng là ở chỗ, việc cơ cấu lại nền kinh tế được tiến hành đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực.., tập trung vào các lĩnh vực quan trọng. Như vậy, cơ cấu lại nền kinh tế trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng vừa mang tính đồng bộ, tổng thể, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm. Read more

Về tính tất yếu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã đưa ra định nghĩa tổng quát về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Read more